Tăng cường công tác phối hợp trong hoạt động giải quyết tranh chấp

Một phần của tài liệu Tranh chấp và giải quyết tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất qua thực tiễn thi hành tại tòa án nhân dân tỉnh sơn la (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 93 - 94)

3.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về giải quyết

3.2.4. Tăng cường công tác phối hợp trong hoạt động giải quyết tranh chấp

chấp hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất

Trong việc giải quyết tranh chấp Dân sự nói chung và giải quyết tranh chấp về ỌSDĐ nói riêng, các cơ quan tư pháp và cơ quan hành chính ln phải có sự phối hợp, hồ trợ cho nhau. Công tác phối họp này cụ thể là việc cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến giải quyết tranh chấp cho nhau, đảm bảo tính kịp thời và khách quan khi giải quyết tranh chấp.

- Các cơ quan hành chính và cơ quan tư pháp trên địa bàn tỉnh cần có sự phối họp ăn ý với nhau trong quá trình giải quyết tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng QSDĐ một cách có hiệu quả, tránh tinh trạng khiếu kiện kéo dài và khiếu kiện vượt cấp. Việc phối họp này vẫn cần có sự thống nhất và ban hành quy chế phối họp cụ thể giữa các cơ quan để việc giải quyết tranh chấp đạt hiệu quả cao.

- Sự phối hợp trong việc giải thích bản án, thi hành bản án giữa cơ quan Thi hành án, Tịa án, Cơng an, Tư pháp địa phương cũng có ý nghĩa quan trọng. Việc phối họp này sẽ giúp ngăn chặn tình trạng kéo dài thời hạn thi hành án, việc thi

hành án khó khăn hoặc việc cưỡng chê thi hành án không thực hiện được mà làm ảnh hưởng đến quyền lợi của đương sự.

- Việc tuyên truyền pháp luật cần được thực hiện phối hợp từ các cơ quan Nhà nước, tổ chức đoàn thể một cách đồng bộ, thường xuyên và dưới nhiều hình thức khác nhau đế người dân khơng bị lúng túng hoặc bị động khi tham gia vào quan hệ pháp luật chuyển nhượng QSDĐ.

Một phần của tài liệu Tranh chấp và giải quyết tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất qua thực tiễn thi hành tại tòa án nhân dân tỉnh sơn la (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 93 - 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)