2.1.2.1. Cơ quan quản lý, cơ chế kiểm soát
Thứ nhẩt, cơ quan quản lý
Ban Quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế
và Sở kê hoạch và Đâu tư câp Giây chứng nhận đăng ký đâu tư trong từng trường hợp thuộc thẩm quyền. Ngoài ra, các cơ quan của ủy ban nhân dân tỉnh, Thù tướng Chính phủ và Quốc hội là ba cơ quan theo cấp thực hiện xem xét chấp thuận chủ trương đầu tư theo thẩm quyền. Như vậy, có sự phân cấp và tách biệt rồ ràng về thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư và chấp thuận chủ trương đầu tư theo đơn vị hành chính. Một mặt, do các địa phương nắm bắt tình hình đầu tư cũng như các điều kiện đầu tư, vì vậy việc thẩm định chấp thuận nhanh chóng và phù hợp.
Thử hai, cơ chế kiểm sốt
Cơ chế phối hợp giữa các cơ quan quản lý nhà nước
Các cơ quan quản lý nhà nước thực hiện báo cáo theo chiều dọc về tình hình các dư án đầu tư tai Viêt Nam theo Điều 72 Luât Đầu tư 2020:
Bảng 2.1. Phản câp bảo cáo tình hình hoạt động đâu tư tại Việt Nam
Trong đó, Điêu 69 Luật Đâu tư 2020 quy định rõ:
(1) Chính phủ thống nhất quản lỷ nhà nước về đầu tư tại Việt Nam và đầu tư từ Việt Nam ra nước ngoài.
(2) Bộ Kế hoạch và Đầu tư giúp Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về đầu tư tại Việt Nam và đầu tư từ Việt Nam ra nước ngoài.
(3) Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của minh, có trách nhiệm phối hợp với Bộ Ke hoạch và Đầu tư thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về đầu tư tại Việt Nam và đầu tư từ Việt Nam ra nước ngoài.
(4) ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cơ quan đăng ký đầu tư, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, có trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về hoạt động đầu tư tại Việt Nam và đầu tư từ Việt Nam ra nước ngoài.
Cơ chế khiếu nại, tố cáo
Theo quy định tại Điều 86 Luật đầu tư 2005 quy định: cá nhân có quyền khiếu nại, tố cáo và khởi kiện; tố chức có quyền khiếu nại, khởi kiện theo quy định của pháp luật. Việc khiếu nại, tố cáo, khởi kiện và giải quyết khiếu nại, tố cáo, khởi kiện trong hoạt động đầu tư được thực hiện theo quy định của pháp luật. Và khoản 9, Điều 67 Luật Đầu tư 2014 quy định cơ quan có thẩm quyền có trách nhiệm hướng dẫn, hỗ trợ, giải quyết vướng mắc, yêu cầu của nhà đầu tư trong thực hiện hoạt động đầu tư, giải quyết khiếu nại, tố cáo, khen thưởng và xử lý vi phạm trong hoạt động đầu tư. Luật đầu tư 2020 ra đời và có hiệu lực, quy định về khiếu nại, tố cáo trong lĩnh vực đầu tư không được đề cập tới. Và cũng khơng cịn bất kỳ điều khoản nào quy định. Theo đó, khiếu nại, tố cáo trong lĩnh vực đầu tư sẽ thực hiện theo Luật khiếu nại 2011, theo Luật tố cáo 2018 và theo các văn bản pháp luật liên quan.
2.1.2.2. Thù tục đầu tư
Điều 21 Luật đầu tư 2020 quy định có các loại hình đầu tư gồm: (i) đầu tư thành lập tổ chức kinh tế; (ii) đầu tư góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp; (iii) thực hiện dự án đầu tư; (iv) đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC; và (v) các hỉnh thức đầu tư, loại hình tố chức kinh tế mới theo quy định của Chính Phủ. Theo đó, mọi nhà đầu tư trong nước, ngồi nước đều có các hình thức đầu tư như nhau, khơng có
sự phân biệt. Tuy nhiên, cũng như nhiêu qc gia trên thê giới, nhà đâu tư nước ngồi (có yếu tố nước ngồi) phải đáp ứng những rào cản pháp lý riêng khi tiếp cận thị trường Việt Nam như giới hạn tỷ lệ sở hữu và thủ tục xin giấy phép để hoạt động đầu tư tại Việt Nam.
Đối với các nhà đầu tư trong nước chỉ cần thực hiện các thủ tục thành lập doanh nghiệp và khi thực hiện dự án thuộc danh mục dự án cần xin chấp thuận chú trương đầu tư thì phải xin chấp thuận. Trình tự thủ tục xin chấp thuận chủ trương đầu tư này giống với áp dụng cho nhà đầu tư nước ngoài.
Các thủ tục đối với nhà đầu tư nước ngoài khi đầu tư vào Việt Nam gồm:
(i) Đối với nhà đầu tư nước ngồi vào Việt Nam theo hình thức đầu tư thành lập doanh nghiệp thực hiện theo các bước: bước 1: Xin chấp thuận chủ trương đầu tư (đối với dự án cần xin chấp thuận theo quy định của Luật Đầu tư - không phải mọi trường hợp); bước 2: Xin cấp giấy chứng nhận đàng ký đầu tư; bước
3: Đăng ký thành lập doanh nghiệp.
(ii) Đối với đầu tư theo hình thức BCC gồm bước 1 và bước 2 giống với đầu tư theo hình thức thành lập doanh nghiệp.
(iii) Đối với hình thức đầu tư góp vốn, mua cồ phần, mua phần vốn góp của tổ chức kinh tế khác tùy theo trường hợp cụ thế về ngành nghề, tỷ lệ sở hừu mà nhà đầu tư nước ngoài cần thực hiện đăng ký tại Sở kế hoạch và Đầu tư trước khi hoàn tất và thay đổi trong đăng ký doanh nghiệp.
Điều 23 Luật Đầu tư 2020 cũng quy định một số trường hợp mà tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài cũng phải thực hiện các thủ tục đầu tư giống như đối với nhà đầu tư nước ngồi gồm: (a) có nhà đầu tư nước ngồi nắm giữ trên 50% vốn điều lệ hoặc có đa số thành viên hợp danh là cá nhân nước ngoài đối với tổ chức kinh tế là cơng ty hợp danh; (b) có tồ chức kinh tế quy định tại mục a này nắm giữ trên 50% vốn điều lệ; (c) có nhà đầu tư nước ngoài và tồ chức kinh tế quy định tại điềm a khoản này nắm giữ trên 50% vốn điều lệ. Với mức kiểm soát 50% vốn điều lệ của nhà đầu tư nước ngoài (trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua các tố chức) theo pháp luật doanh nghiệp thì nhà đầu tư nước ngồi đã nắm quyền kiểm sốt cơng ty. Vì vậy, mọi quyết
định của tơ chức kinh tê đó sẽ chịu sự chi phơi của các nhà đâu tư nước ngồi. Việc phân loại áp dụng thủ tục này đối với các tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngồi theo Điều 23 Luật Đầu tư 2020 nhằm nắm bắt và theo dõi dịng vốn nước ngồi có khả năng ảnh hưởng chi phối hoạt động của các doanh nghiệp tại Việt Nam, bởi: các tổ chức kinh tế có quốc tịch Việt Nam nhưng có vốn đầu tư nước ngồi thực chất vẫn nằm trong sự chi phối của các nhà đầu tư nước ngoài thực hiện các hoạt động đầu tư tại Việt Nam, nguy cơ ảnh hưởng từ nước ngoài là hiện hữu và cạnh tranh với các doanh nghiệp trong nước.
Thứ nhất, về thủ tục xin chấp thuận chủ chương đầu tư được quy định tại Mục 2. Chương 3 Luật Đầu tư 2020.
Thủ tục này áp dụng cho cả nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài đối với thực hiện các dự án quan trọng với các tiêu chí về (i) dự án đầu tư ảnh hưởng
lớn đến môi trường hoặc tiềm ẩn khả năng ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường; (ii) dự án liên quan đến quy hoạch đất đai; (iii) liên quan đến di dân; (iv) một số lĩnh vực quan trọng: hàng không, chế biến dầu, casino,... Các cơ quan có thẩm quyền được phân cấp theo quy mô, lĩnh vực để phê duyệt chủ trương đầu tư.
Ngoài ra, đối với nhà đầu tư nước ngồi cịn thêm 2 trường hợp cần xin chấp thuận chủ trương đầu tư là (v) đầu tư trong lĩnh vực kinh doanh dịch vụ viễn thơng có hạ tầng mạng, trồng rừng, xuất bản, báo chí; và (vi) dự án thực hiện tại đảo và xã, phường, thị trấn biên giới; xã, phường, thị trấn ven biền; khu vực khác có ảnh hưởng đến quốc phòng, an ninh. Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngồi cũng cần xin chấp thuận đối với mục (v).
w « « . _ x r r
Thủ tục này cho phép cơ quan nhà nước xem xét nhiêu yêu tô trong hoạt động đâu tư của cả các nhà đâu tư trong nước và nước ngồi vê: tính khả thi của dự án, tính họp pháp của dự án, và sàng lọc các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào các ngành nghề hạn chế tiếp cận thị trường, các ngành nghề chưa được tiếp cận thị trường của Việt Nam. Thơng qua đó cũng theo dõi được các nguồn vốn đầu tư trong và nước ngoài.
77ur hai, về thủ tục xin cấp giấy chứng nhận đăng kỷ đầu tư
Thủ tục này được quy định tại Mục 3 Chương 3 Luật Đầu tư 2020, theo đó chỉ
áp dụng đối với nhà đầu tư nước ngồi, một số tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài quy định tại Điều 23 cùa Luật này. Thủ tục này không áp dụng đối với các nhà đầu tư trong nước.
Bản chất của giấy chứng nhận đăng ký đầu tư là ghi nhận tư cách chủ thể của nhà đầu tư nước ngoài khi tham gia hoạt động đầu tư tại Việt Nam, giúp cho cơ quan quản lý nhà nước nắm bắt được tình hình hoạt động thực tế các chủ thề nước ngồi hoạt động đầu tư tại Việt Nam. Đặc biệt hơn nữa, đối với thực hiện dự án BCC thì thơng qua thủ tục này cơ quan quản lý nhà nước cũng có thể xem xét hợp đồng, trên cơ sở xem xét các quyền, nghĩa vụ liên quan của các bên cũng như đánh giá tính ảnh hưởng của nhà đầu tư nước ngoài lên doanh nghiệp và là một nguồn xem xét về giao dịch dân sự giả tạo.
Thứ ha, về thủ tục đăng ký góp vốn, mua cơ phần, mua phần vốn góp của tơ chức kinh tế
Thủ tục này chỉ áp dụng đôi với một sô trường họp cụ thê đơi với nhà đâu tư nước ngồi, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngồi phải thực hiện khi đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của tổ chức kinh tế khác. Thủ tục đăng ký này không áp dụng đối với nhà đầu tư trong nước.
Thủ tục đăng ký được quy định tại Điều 26 Luật đầu tư 2020 với ba mục đích chính (1) kiểm tra điều kiện về tiếp cận thị trường cùa nhà đầu tư nước ngoài; (2) nắm được các tổ chức có sự kiểm sốt trực tiếp/ gián tiếp của các nhà đầu tư nước ngồi; và (3) xem xét về an ninh quốc phịng.
Đặc biệt xem xét khoản đầu tư của nhà đầu tư nước ngồi góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của tổ chức kinh tế có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại đảo và xã, phường, thị trấn biên giới; xã, phường, thị trấn ven biển; khu vực khác có ảnh hưởng đến quốc phịng, an ninh (Điểm c Khoản 1 Điều 26 Luật Đầu tư 2020) là một quy định bồ sung so với Luật đầu tư 2014. Do những nguy hại của việc nhà đầu tư nước ngoài đầu tư trong những lĩnh vực ảnh hưởng đến an ninh quốc phòng. Tuy nhiên, các tiêu chí ảnh hưởng đến an ninh quốc phịng trong điều luật này chưa có và cũng chưa có hướng dẫn cụ thể, điều này khiến cho các hoạt động thẩm định
khó đảm bảo tính cơng băng giữa các nhà đâu tư nước ngoài cũng như việc tiên hành mất nhiều thời gian.
Một nội dung quan trọng là, căn cứ theo Khoản 4 Điều 66 Nghị định 31/2021/NĐ-CP, nhà đầu tư nước ngồi đầu tư theo hình thức thành lập doanh nghiệp, góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp tại khu vực liên quan đến An ninh quốc phịng thì phải lấy ỷ kiến của Bộ Quốc Phịng và Bộ Công An về việc đáp ứng điều kiện bảo đàm quốc phịng, an ninh. Như vậy, tiêu chí về quốc phịng an ninh chưa được cụ thể hóa và phụ thuộc vào tham mưu của Bộ Quốc Phịng và Bộ Cơng an.