Bắt đầu từ Luật đầu tư 2014 đến Luật đầu tư 2020 đã khơng cịn khái niệm “đầu tư trực tiếp” và “đầu tư gián tiếp”, tuy nhiên Ngân hàng nhà nước Việt Nam - cơ quan quản lý tiền tệ quốc gia đã ban hành các văn bản hướng dẫn riêng cho từng loại hình đầu tư này. Các quy định hiện hành buộc các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào Việt Nam trực tiếp hoặc gián tiếp sẽ mờ riêng tài khoản vốn đầu tư khác nhau. Cụ thể:
(ì) Dỏng tiền đầu tư gián tiếp:
Mọi hoạt động đầu tư gián tiếp của nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam phải được thực hiện bằng đồng Việt Nam. Các giao dịch liên quan đến hoạt động đầu tư gián tiếp nước ngoài tại Việt Nam của nhà đầu tư nước ngồi phải được thực hiện thơng qua một tài khoản vốn đầu tư gián tiếp mở tại một ngân hàng được phép. Thông tư 05/2014/TT - NHNN ngày 12/03/2014 cùa Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hướng dẫn việc mở và sử dụng tài khoản vốn đầu tư gián tiếp để thực hiện hoạt động đầu tư gián tiếp nước ngoài tại Việt Nam cũng quy định về báo cáo giám sát đối với hoạt động của tài khoản vốn đầu tư gián tiếp.
(ii) Dòng tiền đầu tư trực tiếp:
Thông tư 06/2019/TT - NHNN ngày 26/06/2019 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hướng dẫn về quản lý ngoại hối đối với hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam. Theo nội dung thơng tư này, doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, nhà đầu tư nước ngoài tham gia hợp đồng BCC, nhà đầu tư nước ngoài
trực tiêp thực hiện dự án ppp (gôm: nhà đâu tư nước ngoài trực tiêp thực hiện dự án ppp trong trường hợp không thành lập doanh nghiệp dự án) phải mở tài khoản vốn đầu tư trực tiếp bằng ngoại tệ tại một ngân hàng được phép để thực hiện các giao dịch thu, chi hợp pháp bằng ngoại tệ liên quan đến hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam; tương ứng với loại ngoại tệ thực hiện góp vốn đầu tư, chỉ được mở một tài khoản vốn đầu tư trực tiếp bằng loại ngoại tệ đó tại một ngân hàng được phép; trường họp nhà đầu tư nước ngoài tham gia nhiều họp đồng BCC hoặc trực tiếp thực hiện nhiều dự án ppp, nhà đầu tư nước ngoài phải mở tài khoản vốn đầu tư trực tiếp riêng biệt tương ứng với mỗi hợp đồng BCC, dự án ppp.
(iii) Dòng tiền vay nợ nước ngồi
Ngân hàng nhà nước ban hành Thơng tư 03/2016/TT-NHNN về quản lý ngoại hối vay trả nợ nước ngoài của doanh nghiệp, trong đó quy định cụ thể:
Bắt buộc đăng ký
Các khoản vay sau đây bắt buộc phải thực hiện đăng ký với Ngân hàng Nhà nước: (1) khoản vay trung, dài hạn nước ngoài; (2) khoản vay ngắn hạn được gia hạn mà tống thời hạn của khoản vay là trên 01 năm; và (3) khoản vay ngắn hạn khơng có hợp đồng gia hạn nhưng cịn dư nợ gốc tại thời điểm tròn 01 nàm kể từ ngày rút vốn đầu tiên, trừ trường hợp Bên đi vay hoàn thành việc trả nợ khoản vay trong thời gian
10 ngày kể từ thời điểm tròn 01 năm kể từ ngày rút vốn đầu tiên. Điều kiện đáng ký
Điều kiện để đăng ký khoản vay thành công cũng được đặt ra để kiểm sốt mục đích khoản vay. Trong bộ hồ sơ đăng ký khoản vay mà bên đi vay gửi Ngân hàng nhà nước bắt buộc phải có bản sao (có xác nhận của Bên đi vay) hoặc bản chính văn bản chứng minh mục đích vay bao gồm: (i) Phương án sản xuất, kinh doanh, dự án đầu tư sử dụng vốn vay nước ngoài được cấp có thẩm quyền phê duyệt; (ii) Phương án cơ cấu lại các khoản nợ nước ngoài của bên đi vay được cấp có thẩm quyền phê duyệt; hoặc báo cáo việc sử dụng khoản vay nước ngoài ngắn hạn ban đầu đáp ứng quy định về điều kiện vay nước ngoài ngắn hạn (kèm theo các tài liệu chứng minh) và phương án trả nợ đối với khoản vay nước ngoài.
Hạn mửc vay:
Hiện nay, ngân hàng nhà nước chỉ áp dụng hạn mức vay nước ngoài đối với trường hợp bên đi vay để tham gia góp vốn đầư tư trực tiếp (chỉ áp dụng vay trung và
dài hạn), theo đó hạn mức vay là tối đa khơng vượt quá tỷ lệ góp vốn của bên đi vay trong doanh nghiệp mà bên đi vay tham gia góp vốn thực hiện phương án sản xuất kinh doanh, dự án đầu tư đó.
Kiếm sốt dịng tiền
Đối với bên đi vay là doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài:
(i) Đối với khoản vay trung, dài hạn nước ngoài: tài khoản vay, trả nợ nước ngoài là tài khoản vốn đầu tư trực tiếp.
(ii) Đối với khoản vay ngắn hạn nước ngồi: bên đi vay có thể sử dụng tài khoản vốn đầu tư trực tiếp hoặc tài khoản vay, trả nợ nước ngồi (khơng phải là tài khoản vốn đầu tư trực tiếp) để thực hiện các giao dịch thu, chi liên quan đến khoản vay nước ngồi. Tài khoản vay được mở hợp lệ có thể dùng cho một hoặc nhiều khoản vay nước ngoài ngắn hạn.
Đối với bên đi vay không phải là doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngồi phải mở tài khoản vay, trả nợ nước ngoài tại ngân hàng cung ứng dịch vụ tài khoản để thực hiện các giao dịch chuyền tiền liên quan đến khoản vay nước ngoài (rút vốn, trả nợ gốc, nợ lãi). Mồi khoản vay nước ngoài chỉ được thực hiện qua một ngân hàng cung ứng dịch vụ tài khoản. Bên đi vay có thề dùng một tài khoản cho một hoặc nhiều khoản vay nước ngoài.
Báo cáo giám sát: Bên đi vay phải thực hiện báo cáo tình hình thực hiện các khoản vay ngắn, trung và dài hạn định kỳ hàng quý cho Chi nhánh ngân hàng, và báo cáo đột xuất theo yêu cầu cùa Ngân hàng Nhà nước.
Như vậy, kiểm sốt hoạt động vay nợ nước ngồi của các doanh nghiệp tại Việt Nam khá đầy đủ và chặt chẽ với các quy định bắt buộc đăng ký, thẩm định hồ sơ, đặc biệt có giới hạn khoản vay, quan tâm đến mục đích vay và khơng có sự phân biệt khoản vay giữa các ngành nghề. Dòng tiền đầu tư vào Việt Nam được kiềm sốt thơng qua nhiều loại tài khoản (i) tài khoản vốn đầu tư trực tiếp; (ii) tài khoản vốn
đầu tư gián tiếp; và (iii) tài khoản vay, trả nợ nước ngoài.