17. Lợi nhuận sau thế thu nhập
doanh nghiệp (60 = 50 - 51 -52) 60 (11.472.045.038) (16.813.325.643) 18. Lãi cơ bản trên cổ phiếu (*) 70
Mặc dù đã ý thức được sự thoả mãn nhu cầu khách hàng quyết định sự tồn tại và phát triển của Công ty nhưng trên thực tế, để đạt được điều này Công ty phải có các thông tin Marketing đầy đủ, kịp thời và chính xác, tức là Công ty phải xây dựng được một hệ thống thông tin Marketing có hiệu quả cao. Từ trước đến nay, do hạn chế về nhận thức, trình độ cán bộ, về điều kiện cơ sở vật chất kỹ thuật nên Công ty vẫn chưa xây dựng được hệ thống thông tin Marketing hữu hiệu, chưa lượng hoá được toàn diện và chính xác các dữ liệu thông tin. Các quyết định của Ban lãnh đạo chủ yếu dựa trên thông tin hạch toán nội bộ và ý kiến chủ quan của nhà quản lý.
Qua bảng trên ta thấy:
Tổng doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ: năm 2009 doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ giảm so với năm 2008 là 11.193.357.178đ, tương đương với 65,34%. Mức giảm này rất cao so với các năm trước đó. Qua 2 năm số doanh thu thuần về bán
hàng và cung cấp dịch vụ của doanh nghiệp biến động rất lớn, năm 2008 là 17.026.028.232đ và năm 2009 là 4.416.388.069đ.
Các khoản giảm trừ là một trong những nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận của Công ty. Các khoản giảm trừ tăng (hay giảm)dần qua các năm cùng với mức tăng (hay giảm) về doanh thu. Chiếm tỷ trọng lớn trong các khoản giảm trừ là chiết khấu hàng bán. Đặc biệt trong năm 2008 là 104.261.066đ và năm 2009 là 1.520.544.051đ. Nhưng tốc độ giảm của khoản mục này lại lớn hơn rất nhiều so với mức giảm của tổng doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ. Công ty cần phải xem lại thời điểm áp dụng các sách và tỷ lệ chiết khấu ( của các khoản giảm trừ) như thế nào cho hợp lý để vừa khuyến khích được khách hàng vừa đảm bảo hiệu quả trong kinh doanh của Công ty.
Giá vốn hàng bán là một nhân tố chiếm tỷ trọng rất lớn trong tổng doanh thu do đó nó có ảnh hưởng lớn đến tổng lợi nhuận. Vì vậy các doanh nghiệp luôn có mong muốn giảm dần giá vốn hàng bán trên từng đơn vị sản phẩm để tiết kiệm chi phí và tăng lợi nhuận. Nhưng do đặc điểm hoạt động kinh doanh của Công ty hiện nay, hoạt động sản xuất hầu như không diễn ra nên giá vốn hàng bán phụ thuộc rất nhiều nhà cung ứng và giá cả thị trường. Việc giảm giá vốn hàng bán chỉ có thể thực hiện ở khâu vận chuyển, bốc dỡ và bảo quản…dẫn đến tỷ lệ giảm giá vốn hàng bán có thể thực hiện là rất thấp. Qua các năm, tỷ lệ tăng (giảm) giá vốn hàng bán so với tỷ lệ tăng (giảm) của tổng doanh thu hầu như không có gì biến động.
Doanh thu hoạt động tài chính của Công ty từ chính sách bán hàng trả chậm của Công ty. Chính sách bán hàng trả chậm ra đời xuất phát từ đắc điểm sản xuất của ngành nông nghiệp: chu kỳ sản xuất diễn ra trong khoảng thời gian dài, người làm nông nghiệp là những người có thu nhập thấp, đồng vốn ít. Đồng thời chính sách này cũng góp phần thực hiện mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận của Công ty.
Tuy nhiên khi giá cả các loại vật tư hàng hóa tăng mạnh như những năm gần đây thì chính sách này tỏ ra kém hiệu quả, lãi trả chậm không bù đắp mức trượt giá của hàng hóa, lượng vốn dành cho chính sách bán hàng trả chậm trở thành lượng vốn tồn đọng gây khó khăn cho hoạt động kinh doanh của Công ty.
Doanh thu hoạt động tài chính qua 2 năm nhìn chung là tăng lên, đây là một dấu hiệu cho thấy hoạt động kinh doanh của Công ty đang diễn ra theo chiều hướng có lợi.
Chi phí hoạt động tài chính: năm 2008 chi phí hoạt động tài chính là 9.067.913.980đ trong đó chi phí lãi vay là 9.051.701.506đ, năm 2009 chi phí hoạt động tài chính là 5.162.770.474đ trong đó chi phí lãi vay là 5.160.914.240đ. Chi phí lãi vay phải trả giảm thể hiện sự phụ thuộc của Công ty với các bên ngoài giảm xuống, tuy nhiên nó cũng cho thấy hiệu quả huy động vốn của Công ty ngày một tăng, tăng mức lợi nhuận trên một đồng vốn chủ sở hữu.
Chi phí bán hàng là khoản chi phí liên quan đến việc tiêu thụ sản phẩm. hàng hóa dịch vụ: năm 2009 chi phí bán hàng trong năm giảm so với năm 2008, nhưng sự giảm của nó không đáng kể so với mức giảm của doanh thu. Như vậy đã có sự lơi lỏng trong công tác quản lý chi phí của Công ty. Do đó những năm tiếp theo Công ty nên chú trọng hơn tới việc tổ chức bán hàng và quản lý chi phí.
Chi phí quản lý doanh nghiệp là những chi phí chi ra có liên quan đến việc tổ chức, quản lý, điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh. Chi phí quản lý doanh nghiệp giảm qua 2 năm đã phản ánh đúng yêu cầu của công tác quản lý và quy mô hoạt động sản xuất kinh doanh ngày càng được mở rộng của Công ty. Tuy nhiên năm 2009 mức giảm của khoản mục chi phí này nhỏ hơn tỷ lệ giảm của khoản mục chi phí này, nhỏ hơn tỷ lệ giảm của doanh thu, làm giảm lợi nhuận của doanh nghiệp, đòi hỏi Công ty cần có biện pháp quản lý chi phí hiệu quả hơn.
Tổng hợp tác động của tất cả các yếu tố trên làm cho tổng lợi nhuận của hoạt động sản xuất kinh doanh tăng dần qua 2 năm, cả về mặt giá trị tuyệt đối và tương đối (mặc dù công ty vẫn còn thua lỗ nhưng tỉ lệ lỗ đã giảm bớt). Năm 2009 lỗ 11.645.838.809đ, năm 2008 lỗ 16.651.153.193đ, tương đương 41.62%.
Lợi nhuận khác là những khoản lợi nhuận mà doanh nghiệp không dự tính trước được, không mang tính chất thường xuyên, thường chiếm tỷ lệ nhỏ trong tổng lợi nhuận của doanh nghiệp. Do đó nó không phản ánh chính xác và đầy đủ về hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty.
Kết quả sau 2 năm hoạt động, phần lợi nhuận sau thuế của Công ty từ lỗ 16.813.325.643đ năm 2008, đến năm 2009 khoản lỗ này giảm xuống còn 11.472.045.038đ. Điều này cho thấy hướng hoạt động của Công ty đang dịch chuyển theo chiều hướng hợp lý như: bước đầu đã kiện toàn lại ban lãnh đạo Công ty, sắp xếp lại đội ngũ lao động phù hợp trong các khâu sản xuất trước đây là 17-18 người/ca sản xuất nay chỉ còn 13-14 người/ca sản xuất, hiện tại toàn bộ hệ thống máy móc thiết bị của Công ty đã hoạt động tốt, sản xuất được các loại ván theo nhu cầu thị trường.
Do những biến động mạnh của thị trường, giá nguyên, nhiên vật liệu tăng cao, thêm vào đó là sự xuất hiện ngày càng nhiều các doanh nghiệp tham gia vào lĩnh vực hoạt động của Công ty trên địa bàn trong và ngoài tỉnh Thái Nguyên khiến cho hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty gặp nhiều khó khăn.
Nhưng để đạt được hiệu quả kinh doanh cao hơn, nâng được phần lợi nhuận sau thuế lên con số dương thì trong kỳ kinh doanh Công ty phải không ngừng phát huy nội lực, chủ động mở rộng thị trường, ngành nghề kinh doanh, phát triển Công ty theo hướng đa dạng hóa sản phẩm. Tăng cường công tác quản lý sử dụng vốn trong Công ty, huy động các nguồn vốn khác tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh theo quy định của pháp luật. Sử dụng hiệu quả các nguồn lực, giảm chi phí bán hàng và chi phí
quản lý doanh nghiệp. Đồng thời cũng phải có những điều chỉnh trong chính sách bán hàng cho phù hợp với sự biến động giá cả trên thị trường hiện nay.
3.1.3 Thị trường tiêu thụ sản phẩm của Công ty