con người, các hạn chế, kênh phân phối, đối tượng tham gia nhằm hỗ trợ tốt hơn cho các quyết định Marketing.
Khi mới thành lập, do bộ máy lãnh đạo của Công ty chưa thực sự chú tâm, chưa hết lòng vì công việc, hiệu quả lãnh đạo chưa cao. Công ty chưa có bộ phận làm Marketing, cũng như không có cán bộ chuyên trách trong lĩnh vực này, việc thực hiện Marketing trong doanh nghiệp mờ nhạt, gần như là không có nên dẫn đến kết quả tiêu thụ sản phẩm của nhà máy qua các năm thấp và chưa ổn định, một phần do ảnh hưởng của sự biến động của nhu cầu thị trường, sản phẩm cùng loại của đối thủ cạnh tranh, một phần do chiến lược tiêu thụ sản phẩm của nhà máy dây chuyền thiết bị hỏng hóc nhiều. Trong giai đoạn từ năm 2003 đến hết tháng 10 năm 2006 hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp còn nhiều hạn chế, kết quả sản xuất kinh doanh từ ngày thành lập đến ngày 16/10/2006 lỗ trên 12 tỷ đồng, đặc biệt 10 tháng đầu năm 2006 lỗ 5,2 tỷ đồng.
Công ty chỉ từng bước hồi sinh và phát triển khi Đảng Ủy khối Doanh nghiệp Tỉnh Thái Nguyên và Tổng công ty Lâm nghiệp Việt Nam quyết định thay đổi và bổ nhiệm lãnh đạo mới (ngày 17/08/2006 Số:765/TCT/TCLĐ-QĐ).
Nhận thức được tầm quan trọng của công tác Marketing trong hoạt động sản xuất kinh doanh là vấn đề sống còn của tất cả các doanh nghiệp. Ban lãnh đạo mới đã chỉ đạo và phân công công việc cụ thể cho phòng kế hoạch thị trường, nơi đảm nhiệm công việc về Marketing của công ty.
Để xây dựng các chiến lược Marketing, phòng kế hoạch – thị trường của công ty Ván dăm Thái Nguyên đã áp dụng phương pháp nghiên cứu thị trường theo sơ đồ sau:
(Nguồn: Phòng kế hoạch - thị trường) Sơ đồ 3.1: Phương pháp nghiên cứu thị trường của Công ty
Hàng quý, hàng năm công ty cử các cán bộ có năng lực (chủ yếu là cán bộ ở phòng kế hoạch - thị trường) đi kiểm tra, khảo sát, thu thập thông tin về thị trường, xem phản ứng của thị trường đối với các sản phẩm mà doanh nghiệp sản xuất, tìm hiểu nhu cầu về các loại sản phẩm mới, tìm hiểu về giá cả và các dịch vụ hậu mãi của đối thủ cạnh tranh. Từ đó công ty đưa ra các quyết định về chiến lược cho sản phẩm đã sản xuất về chiến lược cho sản phẩm mới có thể sẽ sản xuất. Như vậy, với cách khảo sát thị trường trực tiếp, công ty đã biết được nhu cầu, mong muốn của với điều kiện khách hàng và từ dó đưa ra các chiến lược kinh doanh hợp lý, phù hợp của công ty.
Trong năm 2007 nhà máy dự định tăng sản lượng tiêu thụ bằng cách xây dựng chiến lược mở rộng thị trường, thị phần đặc biệt là thị phần tại Thái Nguyên và các tỉnh lân cận, đây là thị trường có nhu cầu lớn mà nhà máy đã có mối quan hệ và đã là khách hàng truyền thống cũng như đã có hệ thống kênh phân phối ổn định tại chỗ. Máy móc thiết bị của công ty đang dần đi vào hoạt động ổn định, công ty đã điều tiết khai thác rừng, cung cấp đủ nguyên vật liệu cho nhà máy ván dăm sản xuất và tiêu thụ được một số sản phẩm gỗ tròn trên thị trường.
Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2007: Kết quả sản xuất Công nghiệp
Công ty đã tìm mọi cách để phát huy nội lực, trước mắt dã khôi phục được 2 xưởng xẻ và 1 xưởng chế biến đồ mộc nội thất bắt đầu đi vào hoạt động vào tháng 03/2007, đầu tháng 08/2007 Công ty lại xây dựng thêm một xưởng sẻ đặt tại công ty Ván dăm Thái Nguyên, trong tháng 09/2007 Công ty mở thêm một xưởng gỗ bóc đặt tại trạm kinh doanh lâm sản (văn phòng Lâm trường Đồng Hỷ cũ) và năm 2007 công ty mở 2 của hàng giới thiệu sản phẩm ở huyện Đồng Hỷ và TP Thái Nguyên. Việc khôi phục mở
Khảo sát, thu thập thông tin
Xử lý thông tin
Phân tích và đánh giá kết quả
rộng các xưởng xẻ, chế biến đã mang lại cho công ty các lợi ích như: tận dụng gỗ nguyên liệu xẻ ra các sản phẩm bao bì, gỗ thanh tăng giá trị các loại lên khoảng 120.000 đồng- 150.000 đồng/m3. Trong thời gian tới công ty kiên doanh, liên kết xây dựng thêm 1 nhà máy gỗ nhựa cao cấp nhằm tận dụng triệt để mọi phế thải của nhà máy Ván dăm và cành nhánh từ khai thác rừng trồng.
Bảng: Tổng sản lượng sản xuất qua các năm
Nội dung Năm 2006 Năm 2007 Chênh lệch
Tổng sản lựơng
(m3) 7.500 3.386,876 221
Kết quả sản xuất Lâm nghiệp
- Giá trị tổng sản lượng: 42.992.344.823 đồng - Tổng doanh thu: 32.775.814.823 đồng
Trong đó:
Tại khu vực Thái Nguyên:
- Tổng doanh thu: 17.000.000.000 đồng, tăng 157% só với năm 2006 là 10.790.000.000
- Lợi nhuận từ âm 12 tỷ dồng trước đây lên hòa vốn. - Nộp ngân sách nhà nước: 706.070.000 đồng
- Thu nhập bình quân: 1,5 tr.đ/người/tháng tăng 384% so với tháng 10 đầu năm 2006 là 390.000 đồng/người/tháng
Tại XN Ván Nhân tạo và CBLS Việt Trì
Sản phẩm sản xuất:
- Ván dăm: 1.679,781 m3 - Ván sợi: 2.083,083 m3 - Ván ghép thanh: 22,381 m3 Doanh thu: 15.775.814.823 đồng
Đặc biệt trong năm 2007 Công ty đã tổ chức đón tết xuân Mậu tý cho CBCNV một cách vui vẻ, bình quân mỗi người được Công ty hỗ trợ tiền ăn tết là 700.000 đồng. 3.1.2 Dự báo nhu cầu thị trường:
Dự báo phục vụ cho việc lập kế hoạch sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp về kế hoạch ngắn hạn, dài hạn, mức tiêu thụ trên thị trường và lựa chọn thị trường mục tiêu cho công ty. Vì vậy dự báo trở thành yếu tố then chốt, đảm bảo cho sự thành công của Công ty. Ngược lại, nếu dự báo tồi dẫn đến tình trạng dự trữ quá mức hoặc sản xuất không đủ để đáp ứng nhu cầu thị trường, làm mất cơ hội gia tăng doanh số, lợi nhuận kinh doanh giảm sút.
Thông qua việc nghiên cứu, điều tra cầu thị trường, ước tính khả năng tiêu thụ của khách hàng qua số liệu thống kê của năm trước mà công ty đưa ra dự báo cầu ở hiện tại và tương lai.
Kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2008 của Công ty
(Chỉ tính tại Thái Nguyên, không tính XN nhân tạo và CBLS Việt Trì vì đang thực hiện cổ phần hóa tách ra khỏi công ty).
Sản xuất công nghiệp
Nhà máy Ván dăm
- Sản xuất ván dăm: 10.000m3 - Doanh thu: 24.300.000.000 đồng - Lợi nhuận: 200.000.000 đồng
Các xưởng ( 03 xưởng xẻ, 01 xưởng gỗ bóc và xưởng mộc liên doanh)
- Sản xuất 1.000 sản phẩm mộc nội thất, xẻ khoảng 2.000m3 gỗ, bóc khoảng 1000m3 gỗ.
- Doanh thu ước tính: 3.000.000.000 đồng - Lợi nhuận: 500.000.000 đồng Khai thác và chế biến nhựa thông
- Doanh thu ước đạt: 900.000.000 đồng - Lợi nhuận ước đạt: 50.000.000 đồng
Sản xuất lâm nghiệp
Khối lượng
- Trồng rừng mới: 400 ha - Chăm sóc rừng năm thứ 2: 238,90 ha - Chăm sóc rừng năm thứ 3: 283,63 ha
- Bảo về rừng nguyên liệu từ năm thứ 4 đến năm thứ 7: 1.120,33 ha Giá trị
- Trồng rừng mới: 2.442.150.000 đồng - Chăm sóc rừng năm thứ 2: 1.489.600.000 đồng - Chăm sóc rừng năm thứ 3: 475.700.000 đồng
- Bảo về rừng nguyên liệu từ năm thứ 4 đến năm thứ 7: 145.640.000 đồng Khai thác rừng trồng: từ 400 đến 600 ha tương đương 42.000 m3
Quản lý bảo vệ rừng tự nhiên: 5.759,1 ha
Nộp ngân sách nhà nước: 1.370.000.000 đồng
Thu nhập
- Lương bình quân 1 lao động từ 1,5 tr.đ đến 1,8 tr.đ/người/tháng Hiệu quả
- Các vấn đề xã hội: giải quyết và tạo công ăn việc làm ổn định cho hàng nghìn hộ dân trong vùng dự án nguyên liệu, tạo hiệu quả môi trường, phủ xanh đất chống đồi núi trọc, bảo vệ rừng phòng hộ đầu nguồn.
Bảng 3.1 :Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2008 - 2009
Chỉ tiêu
Mã số
Thuyết
minh Năm 2009 Năm 2008 1. Doanh thu bán hàng và cung cấp
dịch 01 VI.25 5.936.932.120 17.130.289.298 2. Các khoản giảm trừ doanh thu 02 1.520.544.051 104.261.066 3. Doanh thu thuần về bán hàng và
cung cấp dịch vụ (10 = 01 - 02) 10 4.416.388.069 17.026.028.232 4.Giá vốn hàng bán 11 VI.27 7.685.749.721 20.005.326.718 5. Lợi nhuận gộp về bán hàng và
cung cấp dịch vụ (20 = 10 - 11) 20 (3.269.361.652) (2.979.298.486) 6. Doanh thu hoạt động tài chính 21 VI.26 22.127.363 50.634.598 7. Chi phí tài chính 22 VI.28 5.162.770.474 9.067.913.980 Trong đó: Chi phí lãi vay 23 5.160.914.240 9.051.701.506 8. Chi phí bán hàng 24 250.993.640 309.612.250 9. Chi phí quản lý doanh nghiệp 25 2.984.840.406 4.344.936.075 10. Lợi nhuận thuần từ hoạt động
kinh doanh ( 30 = 20 + (21-22) -
(24+25)) 30 (11.645.838.809) (16.651.153.193)11. Thu nhập khác 31 250.681.576 501.831.100 11. Thu nhập khác 31 250.681.576 501.831.100 12. Chi phí khác 32 76.887.805 664.003.550 13. Lợi nhuận khác (40 = 31 - 32) 40 173.793.771 (162.172.450) 14. Tổng lợi nhuận kế toán trước
thuế (50 = 30 + 40) 50 (11.472.045.038) (16.813.325.643) 15. Chi phí thuế TNDN hiện hành 51 VI.30