nặng trong giao dịch dân sự
2.2.1.Yêu cầu băo vệquyền conngười, quyềncôngdân
Ớ nước ta hiện nay, việc bảo vệ quyền con người, quyền công dân là mục tiêu nhất quán, xuyên suốt của Đảng Cộng sản Việt Nam và Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam. Hiến pháp năm 2013 quy định: “Cức quyền con
người, quyền công dân về chỉnh trị, dân sự, kinh tế, vãn hóa, xã hội được công nhận, tôn trọng và bảo vệ, đảm bảo theo Hiến pháp và pháp luật” (Điều 14).
Đê thê chê hóa Hiên pháp, BLHS năm 2015 và BLTTHS năm 2015 khi xác định nhiệm vụ của các Bộ luật đều quy định việc bảo vệ quyền con người, quyền công dân là một trong những nhiệm vụ cơ bản, hàng đầu mà các cơ quan tiến hành tố tụng hình sự phải thực hiện khi điều tra, truy tố, xét xử người bị buộc tội.
Trong những năm qua, hoạt động áp dụng pháp luật hình sự của các cơ quan tiến hành tố tụng hình sự, nhất là của TAND trong phạm vi cả nước cũng như ở từng địa phương đã đem lại những kết quả thiết thực trong việc bảo vệ quyền con người, quyền cơng dân. Tuy nhiên, vẫn cịn những tồn tại, hạn chế nhất định ảnh hưởng đến quyền con người, quyền công dân, đặc biệt
là trong việc bắt, giam giữ, khám xét, dùng nhục hình, bức cung người bị buộc tội. Tình trạng xét xử oan, sai chưa thực sự đúng người, đúng tội, đúng pháp luật ở nơi này, nơi khác vẫn còn xảy ra. Những hạn chế, sai sót này mặc dù không đáng kể nhưng đã ảnh hưởng rất nghiêm trọng đến quyền con người, gây bức xúc trong xã hội. Một số phần tử chống đối ở trong và ngoài nước đã lợi dụng những hạn chế tiêu cực đó để thổi phồng, bóp méo, xun tạc thậm chí vu cáo Việt Nam vi phạm nhân quyền. Vì vậy, việc bảo vệ và đảm bảo quyền con người nói chung, quyền của người bị buộc tội nói riêng trong hoạt động áp dụng pháp luật hình sự, nhất là áp dụng hình phạt cũng như các biện pháp cưỡng chế tố tụng hình sự cần phải được quan tâm đặc biệt
ở góc độ bảo vệ quyền con người.
Đe bảo vệ quyền con người của người bị buộc tội, trong quá trình áp dụng pháp luật hình sự để giải quyết vụ án về Tội CVLN trong giao dịch dân sự địi hỏi các chủ thể có thấm quyền, trong đó TAND phải đàm bào khách quan, tồn diện, kết hợp hài hòa giữa trùng trị với khoan hồng với giáo dục, cải tạo, cảm hóa người phạm tội; đáp ứng yêu cầu hướng thiện trong việc xử
lý người phạm tội, đề cao hiệu quả phòng ngừa tội phạm. Hình phạt mà
TAND tuyên phạt bị cáo phải phù hợp với tính chât, mức độ nguy hiêm cho xã hội của hành vi phạm tội, nhân thân người phạm tội, các tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng trách nhiệm hình sự có trong vụ án, đồng thời phải phù hợp với khả năng thi hành của người bị kết án, đăm bảo mục đích phịng ngừa riêng và phịng ngừa chung cùa hình phạt.
Bảo vệ và bảo đảm quyền con người, quyền công dân trong áp dụng pháp luật hình sự xử lý người bị buộc Tội CVLN trong giao dịch dân sự không chỉ là yêu cầu mà còn là mục tiêu, động lực thúc đẩy hoạt động áp dụng pháp luật hình sự của cơ quan, người tiền hành tố tụng hình sự, nhất là của TAND trong định tội danh và quyết định hình phạt đúng người, đủng tội, đúng pháp luật, bảo đảm công lý, công bằng xã hội.
2.2.2.Yêu cầucải cách tư pháp
Cải cách tư pháp là một trong những nội dung quan trọng trong đường lối đổi mới toàn diện đất nước của Đảng và Nhà nước ta.
Tại Nghị quyết số 49-NQ/TW này 02/06/2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 đã đề ra mục tiêu của cải cách tư pháp là: “Xây dụng nền tư pháp trong sạch, vững mạnh, dân chủ, nghiêm
minh, bảo vệ công lý, từng bước hiện đại, phục vụ nhân dân, phụng sự Tô quốc Việt Nam XHCN; hoạt động tư pháp mà trọng tâm là hoạt động xét xử được tiến hành có hiệu quá và hiệu lực cao ” [6]. Đe đạt được mục tiêu này,
Nghị quyết đã đề ra phương hướng, nhiệm vụ cải cách tư pháp, trong đó có những phương hướng, nhiệm vụ trở thành yêu cầu cần quán triệt trong hoạt động áp dụng pháp luật để giải quyết vụ án hình sự nói chung, vụ án về Tội CVLN trong giao dịch dân sự nói riêng. Những phương hướng, nhiệm vụ này
liên quan đến chủ thể, trình tự, thủ tục và nội dung áp dụng pháp luật hình sự. TAND là một thiết chế trong Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân, là cơ quan xét xử của Nhà nước
Cộng hòa XHCN Việt Nam, có thâm qun áp dụng pháp luật hình sự đê giải quyết các vụ án hình sự, trong đó có vụ án về Tội CVLN trong giao dịch dân sự. Do vậy, TAND luôn luôn phải quán triệt nhũng phương hướng, nhiệm vụ cải cách tư pháp nhằm bão vệ công lý, bảo vệ tốt hơn quyền con người, quyền công dân, đấu tranh phịng, chống tội phạm có hiệu quả.
2.2.3. u cầuđẩutranh phịng, chống tội phạm, tạomơi trường xã hội ổn định, antoàn, thuận lợi cho sụ'pháttriển kỉnh tế- xã hội của đất nước
Hiện nay do nhiều nguyên nhân khác nhau, đặc biệt là sự tác động của mặt trái nền kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế, tình hình tội phạm trong phạm vi cả nước cũng như ở từng địa phương có mức độ xảy ra ngày càng cao, diễn biến phức tạp và có xu hướng gia tăng. Phân tích số liệu thống kê tội phạm của VKSNDTC thấy ràng, các vụ án CVLN trong giao dịch dân sự và các vụ án có liên quan (phát sinh từ hoạt động CVLN) đang có chiều hướng gia tăng cả về quy mơ, tính chất, mức độ và hậu quả.Thực trạng này đặt ra yêu cầu phải tăng cường đấu tranh phòng chống tội phạm đối với các cơ quan bảo vệ pháp luật, trong đó có TAND.
Đẻ góp phần đấu tranh phịng, chống có hiệu quả Tội CVLN trong giao dịch dân sự thì việc xử lý tội phạm, nhất là việc định tội danh phải đảm bảo đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, không để lọt tội phạm, đảm bảo mọi hành vi phạm tội đều được phát hiện kịp thời, xử lý nghiêm minh theo đúng quy định của pháp luật. Hình phạt mà TAND quyết định áp dụng đối với người bị kết án phải góp phần đạt được mục đích phịng ngừa riêng và phịng ngừa chung của hình phạt.
Việc áp dụng pháp luật hình sự để đấu tranh phịng, chống tội phạm có hiệu quả khơng ngồi mục đích tạo mơi trường xã hội ồn định, thuận lợi cho sự phát triến kinh tế - xã hội, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ lợi ích của Nhà nước và xã hội. Do vậy, khi áp dụng pháp luật hình sự xử
lý tội phạm, TAND phải tính tốn, xem xét đê làm sao hoạt động đó khơng tác động tiêu cực đến sự phát triến kinh tế - xã hội, đến việc bảo vệ quyền con người, quyền cơng dân, cũng như lợi ích quốc gia, dân tộc, nhưng vẫn đáp ứng được yêu cầu đấu tranh phòng, chống tội phạm.
Dự báo trước thách thức cách mạng công nghiệp 4.0, khi không gian, thời gian, phương thức, thủ đoạn thực hiện tội phạm có nhiều thay đổi, yêu cầu điều chỉnh mức độ trấn áp về hình sự với tội phạm cũng phải có sự thay đổi [54, tr. 233]. Tội CVLN cũng có khả năng sẽ áp dụng những cơng nghệ mới, phương thức tinh vi của công nghệ đế thực hiện thành công và trốn tránh sự theo dõi, trừng phạt của phát luật. Điều này đặt ra nhu cầu tiếp tục hoàn thiện pháp luật cũng như khả năng thực thi hiệu quả các quy định của pháp luật.
2.2.4.Yêu cầu hộinhậpquốctế
Hiện nay, trong bổi cảnh tồn cầu hóa, thì hội nhập quốc tế là một vấn đề tất yếu khách quan đối với nước ta. Trong lĩnh vực tư pháp, Đảng và Nhà nước ta chủ trương:
Tăng cường củng cố và tiếp tục mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế về pháp luật và tư pháp với các nước. Tổ chức thực hiện tốt các điều ước quốc tế mà Nhà nước ta đã ký kết hoặc tham gia. Tiếp tục ký hiệp định tương trợ tư pháp với các nước khác, trước hết là các nước láng giềng, các nước trong khu vực, các nước có quan hệ truyền thống, các nước có đơng người Việt Nam sinh sống. Tăng tường phối hợp chung trong phòng ngừa và đấu tranh chống tội phạm có yếu tố quốc tế và khủng bổ quốc tế với các tổ chức INTERPOL, ASEANPOL, ..., với cảnh sát các nước láng giềng, và khu vực, với cành sát một số quốc gia có nhiều công dân Việt Nam sinh
sống, lao động, học tập [6, tr. 33-34],
Quán triệt chủ trương đó, đến nay Nhà nước ta đã ký kết hoặc tham gia nhiều cơng ước quốc tế về đấu tranh phịng, chống tội phạm, điển hình là: 03
cơng ước của Liên hợp quôc vê chông ma túy; 9/13 công ước của liên họp quốc về chống khủng bố; công ước quốc tế về chống tham nhũng, chống rửa tiền, buôn bán người, cơng ước quốc tế về chống tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia. v.v. Đặc biệt là năm 2013, Việt Nam đã tham gia Công ước quốc tế về chống tra tấn và các hình thức trừng phạt hay đối xử tàn ác và nhân đạo hoặc hạ nhục con người của Liên hợp quốc. Ngồi ra, Việt Nam cịn ký kết nhiều hiệp định tương trợ tư pháp hình sự với các nước trên thế giới, hiệp định dẫn độ tội phạm, hiệp định chuyển giao phạm nhân bị kết án phạt tù ... với các nước láng giềng, các nước trong khu vực và các nước có nhiều người Việt Nam sinh sống, học tập, lao động. Với tư cách là quốc gia thành viên tham gia các công ước quổc tế nêu trên, Việt Nam đã tích cực nội luật hóa các u cầu về đấu tranh phòng chống tội phạm quốc tế, tội phạm khủng bố, tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia, tội phạm ma túy, rửa tiền, buôn bán người, tội phạm tham nhũng ... trong BLHS cũng như các luật chuyên ngành về đấu tranh phòng chống tội phạm. Những yêu cầu này khơng chỉ địi hỏi đối với hoạt động lập pháp mà còn đối với hoạt động áp dụng pháp luật đấu tranh phòng, chống tội phạm. Do vậy, trong quá trình áp dụng pháp luật hình sự, cũng như trong quyết định hình phạt xử lý người phạm tội, TAND cần phải quán triệt các yêu cầu về hợp tác quốc tế đấu tranh phòng chống tội phạm, đặc biệt là yêu cầu của Công ước quốc tế về chống tra tấn và các hình thức trừng phạt vô nhân đạo hoặc hạ nhục con người của Liên hợp quốc để vừa đảm bảo đúng pháp luật Việt Nam, vừa đáp ứng được các yêu cầu của pháp luật quốc tế.
2.3. Một sổ giải pháp bảo đăm áp dụng đúng pháp luật hình sự về tội cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự
Cùng với việc quán triệt các yêu cầu trên, để đảm bảo áp dụng đúng quy định của pháp luật hình sự về Tội CVLN trong giao dịch dân sự, cần áp dụng đồng bộ các nhóm giải pháp cơ bản sau đây:
2.3.1.Tiêp tục hoàn thiện pháp luật vê Tội chovay lãi nặng trong
giao dịch dânsự
Từ những phân tích nêu trên, học viên xin được đề xuất một số giải pháp sửa đồi, bồ sung quy định của BLHS hiện hành về tội CVLN trong giao
dịch dân sự cũng như các văn bản pháp luật có liên quan, cụ thế như sau:
- Một là, cần sửa đổi quy định tại Điều 201 BLHS năm 2015 theo
hướng áp dụng nghiêm khắc hình phạt tiền là hình phạt chính đối với người thực hiện hành vi phạm tội và tãng nặng hình phạt tù đối với người thực hiện hành vi phạm tội này trong trường hợp hoạt động dưới hình thức băng nhóm hoặc hoạt động trá hình qua hoạt động cho vay cầm đồ... Thực tế cho thấy tội phạm CVLN trong giao dịch dân sự và các tội phạm khác mang tính chất phái sinh, hồ trợ loại tội phạm này đang diễn biến ngày càng phức tạp về quy mô và mức độ nguy hiểm của hành vi. Do đó cần đặt ra yêu cầu phải tăng nặng mức hình phạt đối với trường hợp hoạt động theo hình thức băng nhóm nhằm đám bảo tương xứng với hành vi phạm tội, thể hiện thái độ quyết tâm đấu tranh phòng ngừa tội phạm CVLN trong giao dịch dân sự. Hơn nữa việc xác định lại tội phạm này khơng cịn thuộc loại ít nghiêm trọng sẽ đồng thời tăng thời hạn tố tụng và khả năng áp dụng các biện pháp ngăn chặn, từ đó tăng hiệu quả giải
quyết vụ án, đảm bảo đúng người, đúng tội, không oan sai hay bỏ lọt tội phạm.
- Hai là, bố sung quy định về xử phạt vi phạm hành chính đối với hành
vi CVLN trong giao dịch dân sự nhằm lấp khoảng trống giữa quy định của BLDS và BLHS. Từ đó mới có cơ sở xử lý những đối tượng cố tình thực hiện hành vi CVLN trong giao dịch dân sự nhiều lần nhung chưa đến mức bị xử lý TNHS. Ví dụ: Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi: “c/rơ vạy tiền nhưng lãi suất cho vay gấp từ 05 lần mức lãi suất cao
nhất quy định trong BLDS và thu lợi từ người vay sổ tiền từ 10.000.000 đồng đến dưới 30.000.000 đồng"
- Ba là, cần hướng dẫn lại về việc xử lý khoản lãi trên 20%/năm theo
hướng tuyên buộc tịch thu sung vào ngân sách Nhà nước. Khoản tiền lãi tương ứng với mức lãi suất trên 20%/năm là khoản tiền mà người phạm tội thu lợi bất chính từ người vay. Xét về mặt quy định tại điểm b khoản 1 Điều 47 BLHS thì “vật hoặc tiền do phạm tội hoặc do mua bán, đôi chác những thứ ẩy mà cỏ;
khoản thu lợi bất chỉnh từ việc phạm tội” phải bị tịch thu sung vào ngân sách
Nhà nước. Hơn nữa, theo quan điếm của tác giả, trong vụ án CVLN trong giao dịch dân sự người vay có một phần lồi khi tự nguyện xác lập giao dịch dân sự trái pháp luật, do đó số tiền lãi người vay phải trả không thể được xem là tài
sản bị tội phạm chiếm đoạt. Việc hướng dẫn như trên sẽ đáp ứng được yêu cầu răn đe cả người cho vay và nhũng người vay cố tình xác lập giao dịch dân sự trái pháp luật, cố tình tạo điều kiện cho tội phạm phát triển.
- Bon là, cần hướng dẫn cụ thể hơn đối với việc tịch thu nộp Ngân sách
nhà nước đối với khoản tiền lãi tương ứng với mức lãi suất 20%/năm bởi lẽ lập luận tại Công văn 212 chưa thực sự thuyết phục. Theo người viết, việc xử lý đối với khoản tiền lãi tương ứng với mức lãi suất 20% sẽ được căn cứ vào từng trường hợp trong thực tế giải quyết vụ án: nếu trong quá trình giao dịch, nếu người vay đã trả đủ tiền gốc, tiền lãi hoặc đang trong quá trình trả lãi, gốc mà chưa phải chịu lãi phạt thì khơng xác định số tiền lãi tương ứng với mức lãi suất 20% là khoản thu lợi bất chính để tịch thu sung ngân sách nhà nước, nhưng có thể áp dụng khoản 3 Điều 201 để phạt tiền đối với người phạm tội.
Còn nếu trong trường hợp người vay lãi nặng chưa trả đủ gốc, lãi hoặc đã trả đủ nhưng trước đó phải chịu lãi phạt thì có thể xác định số tiền lãi tương ứng với mức lãi suất 20% là phương tiện phạm tội, bởi lẽ số tiền lãi phạt chậm trả cũng sẽ được tính dựa trên số tiền tương ứng với mức lãi suất 20% này. Do đó, trong trường họp này, Tịa án cần phải tuyên tịch thu sung ngân sách nhà nước đối với khoản tiền trên.