2.3. Một số giải pháp băo đảm áp dụng đúng pháp luật hình sự
2.3.2. Các giải pháp về chuyên môn nghiệp vụ
Cho đến khi có hướng dẫn mới hoặc quy định mới về áp dụng pháp luật hình sự cũng như các ngành luật có liên quan, dựa trên những khó khăn, vướng mắc, hạn chế mà công tác xét xử đặt ra từ thực tiễn, tác giả xin được đề xuất một số giải pháp về mặt chuyên môn nghiệp vụ như sau:
- Một là, đối với những vụ án có nhiều người vay, nhiều hợp đồng, cần có yêu cầu trưng cầu giám định tại Ngân hàng Nhà nước về lãi suất tại thời điểm vay/trả nợ, về các chi tiết khác có liên quan đến hợp đồng vay.
Tại Điều 4 của Thông tu- liên tịch số 01/2017/TTLT-VKSNDTC- TANDTC- BCA-BTP ngày 13-12-2017 quy định những trường hợp cần thiết phải trưng cầu giám định tư pháp trong giải quyết vụ án, vụ việc về tham nhũng, kinh tế thì việc xác định tiền lãi, tiền lãi nặng trong vụ án CVLN trong giao dịch dân
sự không thuộc trường hợp bắt buộc phải trưng cầu giám định tư pháp.
Tuy nhiên, mức lãi suất cao nhất được quy định trong BLDS nêu trên (20%/năm) cịn bị ràng buộc và có thể thay đổi khi Nhà nước có các quy định
khác liên quan đên lãi suât cho vay hoặc do Qc hội điêu chỉnh theo đê nghị của Chính phủ. Do vậy, theo tác giả, các cơ quan tiến hành tố tụng trên địa bàn trước khi khởi tố cần thiết phải trưng cầu giám định tại hệ thống Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về các nội dung:
+ Lãi suất cao nhất theo quy định của Nhà nước tại thời điểm xác lập giao dịch cho vay và thời điếm trả lãi là bao nhiêu phần trăm/tháng, năm? Nếu quy định của Nhà nước từ 20%/năm trở xuống, thì áp dụng theo quy định tại Điều 468 của BLDS; nếu trên 20%/năm, thì phải áp dụng theo các quy định, mức điều chỉnh mới này của Nhà nước để xác định lãi suất trong hợp đồng vay có đủ từ 05 lần trờ lên không.
+ Lãi suất tại các giao dịch dân sự do các bên thực hiện là bao nhiêu phần trăm/năm; bao nhiêu phần trăm/tháng? So với lãi suất cao nhất Nhà nước quy định tại cùng thời điểm đã vượt quá bao nhiêu phần trăm? (vì thực tế các đối tượng CVLN trong giao dịch dân sự có nhiều cách tính lãi, theo nhiều mức, nhiều thời điểm khác nhau, nên cần thiết phải để cơ quan chun mơn xác định chính xác).
- Hai là, xem xét số tiền các bị cáo gọi là “phí hồ sơ” (chiếm khoảng 05%
- 10% tiền gốc) được trừ thẳng vào tiền gốc ngay thời điểm người cho vay xuất tiền cho người vay. Vì khi đó số tiền người vay thực nhận không đầy đủ 100% tiền gốc như trong họp đồng nhung lại phải chịu lãi suất của 100% tiền gốc. Ví dụ: A cho B vay 100.000.000 đồng trong 01 năm, lãi suất 10%/tháng, phí hồ sơ
ban đầu là 10.000.000 đồng, B thực nhận 90.000.000 đồng. Tuy nhiên ở những lần trả nợ gốc và lãi sau đó, lãi suất đều tính dựa trên 100.000.000 đồng. Điều này làm tăng lãi suất thực tế mà người vay phải chịu so với trong họp đồng. Thậm chí ở những trường hợp các đối tượng tinh vi có thể lợi dụng thủ thuật này để “lách” quy định về lãi suất sao cho không đủ yếu tổ cấu thành tội phạm. Từ đó người viết đề xuất lãi suất mà cơ quan tiến hành tố tụng xác
định đê xử lý hành vi của các bị cáo phải là lãi suât tỉnh trên sô tiên mà người vay thực nhận từ các bị cáo (sau khi lấy nợ gốc trừ đi các khoản phí) để
đảm bảo không bỏ lọt tội phạm, khắc phục kẽ hờ của pháp luật.
- Ba là, nên áp dụng cùng lúc 02 tình tiết tăng nặng '"''phạm tội có tính chất chuyên nghiệp" và "phạm tội từ 02 lần trở lên" theo hướng dẫn tại Nghị
quyết số 03/2019 đối với những trường hợp thỏa mãn điều kiện. Cụ thể: đối với trường hợp phạm tội từ năm lần trở lên mà trong đó có lần phạm tội đã bị kết án, chưa được xóa án tích thì tùy vào từng tình huống mà người phạm tội có thể bị áp dụng đồng thời các tình tiết "phạm tội nhiều lần", "tái phạm" hay
‘‘tái phạm nguy hiêm ” và "phạm tội có tính chất chun nghiệp". Việc áp
dụng này cũng là phù hợp với hướng dẫn tại Công văn 212.
- là, theo Điều 9 Nghị quyết 01/2019/NQ-HĐTP ngày 11/01/2019
của Hội đồng thẩm phán TANDTC, hướng dẫn áp dụng một số quy định của pháp luật về lãi, lãi suất, phạt vi phạm thì lãi suất vượt quá phải được khấu trừ vào nợ gốc. Như vậy, đối với những trường hợp người vay chưa trả đủ nợ lãi và nợ gốc như hợp đồng ban đầu với các đối tượng cho vay, và hai bên cũng không thống nhất được phương án xử lý nợ thì cần áp dụng quy định trên để khấu trừ phần lãi vượt quá mức quy định của BLDS vào nợ gốc để đảm bảo quyền lợi cho người vay.
- Năm là, đối với xử lý số tiền thu lợi bất chính trả lại người vay theo
hướng dẫn tại Công văn số 212/TANDTC-PC ngày 13/9/2019, nếu người vay không yêu cầu bị cáo phải trả lại người vay thì đến nay chưa có hướng dẫn xử lý trường hợp trên, tác già đề xuất trường hợp trên cần áp dụng tương sự hướng dẫn tại mục 7 giải đáp số 01/2017 ngày 07/4/2017 của Tịa án nhân
dân Tối Cao khơng buộc bị cáo nộp lại để sung Ngân sách nhà nước.
- Sáu là, Rà soát các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến hoạt
động tín dụng trên cơ sở đó nghiên cứu, đề xuất để sửa đổi, bổ sung nhằm
khăc phục những vướng măc, bât cập trong hoạt động tín dụng, hoạt động cho vay, mượn trong giao dịch dân sự. Rà soát các quy định về cấp phép, quản lý, giám sát, kiểm tra hoạt động kinh doanh dịch vụ cầm đồ, hồ trợ tài chính để
sửa đổi nhằm tăng cường sự quản lý Nhà nước phù hợp với thực tế.