Vai trò của thi hành pháp luật đất đai về thu hồi đất, giải tỏa đền bù

Một phần của tài liệu Thi hành pháp luật đất đai về thu hồi đất, giải tỏa đền bù trên địa bàn tỉnh đồng tháp (luận văn thạc sỹ luật học) (Trang 35)

vực đặc thù, phức tạp và vô cùng nhạy cảm, luôn thu hút sự quan tâm của mọi tổ chức, cá nhân, không chỉ của những chủ thể sử dụng đất có đất bị thu hồi mà cịn của cả những chủ thể khác có liên quan và của tồn xã hội. Nếu các quy định pháp luật về thu hồi đất, giải tỏa, đền bù được các chủ thể thực hiện nghiêm chỉnh trong thực tiễn đời sống sẽ bảo vệ được quyền ở hữu toàn dân về đất đai, đồng thời cũng bảo hộ được quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất. Ngược lại, nếu các quy định pháp luật về thu hồi đất, giải tỏa, đền bù mà không được các chủ thề thực hiện nghiêm chỉnh, nhất là từ phía các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền trong thu hồi đất, giải tỏa, đền bù thiệt hại tất yếu gây tác động tiêu cực đến lợi ích, tâm lý của người sử dụng đất và người dân nói chung; dẫn đến q trình thu hồi đất sẽ không nhận được sự đồng thuận, làm phát sinh nhiều mâu thuẫn, tranh chấp, khiếu kiện, tiềm ẩn nguy cơ mất ổn định các hoạt động kinh tế- xã hội, an ninh chính trị, trật tự an tồn xã hội.

1.2.2. Vai trò của thi hành pháp luật đất đai về thu hồi đất, giải tỏa đền bù đền bù

vềphương diện kinh tế- xã hội, thực hiện tốt pháp luật về thu hồi đất, giải tỏa, đền bù sẽ giúp người người sử dụng đất có đất bị thu hồi có thể nhanh chóng ổn định cuộc sống để tập trung sản xuất, dần cải thiện và nâng cao mức sống. Bên cạnh đó, việc thực hiện tốt pháp luật về thu hồi đất, giải tỏa, đền bù là điều kiện tiền đề để có quỳ đất tạo nguồn lực cho thực hiện tốt các dự án kinh tế, hồ trợ các chủ đầu tư sớm có mặt bằng để triến khai các dự án đầu tư, góp phần tăng tính hấp dần của mơi trường đầu tư, kinh doanh ờ nước ta, giúp nền kính tế tăng trưởng; đấy nhanh q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế cùa nước ta.

Thực hiện tôt pháp luật vê thu hôi đât, giải tỏa, đên bù nhăm giúp Nhà nước có quĩ đất để xây dựng các cơng trình, cơ sở hạ tầng kỳ thuật, hạ tầng xã hội; phát huy nguồn lực đất cho phát triển kinh tế - xã hội, ổn định và đảm bảo an ninh quốc phòng; nhằm bù đắp những thiệt hại về quyền và lợi ích hợp pháp, các tổn thất tinh thần của người sử dụng đất (cá nhân, tổ chức), ...; thực thi hiệu quả mang lại sự ồn định về kinh tể, thu nhập cho người bị thu hồi đất. Việc thực thi pháp luật về thu hồi đất, giải tỏa, đền bù mang ỷ nghĩa, vai trị vơ cùng quan trọng đó là nhằm thực hiện chính sách an sinh xã hội của Nhà nước trong lĩnh vực đất đai; đảm bảo công bằng, dân chủ và sự ấm no hạnh phúc cho người dân, đảm bão quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất trong hiện tại và tương lai cả về vật chất lẫn tinh thần.

về phươngdiện pháp lý, thực hiện tốt pháp luật về thu hồi đất, giải tỏa, đền bù góp phần thực hiện tốt pháp luật đất đai, đưa pháp luật đất đai vào cuộc sống xã hội; giúp xác lập một trật tự ổn định, hài hịa các lợi ích trong quan hệ pháp luật đất đai phát sinh khi Nhà nước thu hồi đất, giải tỏa và đền bù thiệt hại cho người có đất bị thu hồi. Thực hiện pháp luật về thu hồi đất,

giải tỏa, đền bù là các hoạt động phức tạp, nhạy cảm, ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích của các bên liên quan và luôn tiềm ấn nguy cơ phát sinh tranh chấp, mâu thuẫn. Thông qua cơ chế thực hiện pháp luật về thu hồi đất, giải tỏa, đền bù thiệt hại giúp giãi quyết hài hòa mối quan hệ về lợi ích giữa các bên liên quan, đó là: lợi ích của Nhà nước, lợi ích của doanh nghiệp, chủ đầu tư, lợi ích của cộng đồng, lợi ích của người bị thu hồi đất. Cũng thông qua quá trình thực hiện pháp luật về thu hồi đất, giải tỏa, đền bù địi hỏi đội ngũ cán bộ, cơng chức, các tổ chức, công dân phải biết, hiểu về pháp luật đất đai, pháp

luật về thu hồi đất, giải tỏa, đền bù ở mức độ nhất định; biết được những hành vi nào được pháp luật cho phép, hành vi nào bị pháp luật cấm; trường họp không thực hiện tốt hoặc vi phạm điều pháp luật cấm có thể bị xử lý nghiêm

minh. Như vậy, nêu pháp luật vê thu hôi đât, giải tỏa, đên bù thiệt hại được thực hiện tốt và có hiệu quả sẽ góp phần tăng cường pháp chế, nâng cao ý thức pháp luật nói chung và pháp luật về thu hồi đất, giải tỏa, đền bù nói riêng cho đội ngũ cán bộ, cơng chức nhà nước, các tổ chức, công dân.

về phương diệnchỉnh trị, thực hiện tốt pháp luật về thu hồi đất, giải tởa, đền bù gián tiếp góp phần duy trì sự ốn định chính trị cũng như trật tự an tồn xã hội. Với tư cách là đại diện chủ sở hữu đất đai, Nhà nước được nhân dân tin tưởng, giao quyền đại diện chủ sở hữu, thay mặt nhân dân ra quyết định thu hồi đất trong trường hợp cần thiết nhằm sử dụng vào mục đích chung của xã hội; Nếu thực hiện pháp luật về thu hồi đất, giải tỏa, đền bù thiệt hại có hiệu quả góp phần làm cho các tổ chức, công dân thêm tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước, sằn sàng đồng thuận với Nhà nước trong thực hiện pháp luật về đất đai và pháp luật nói chung. Qua đó góp phần nâng cao uy tín của Đảng và Nhà nước.

Thực hiện tốt pháp luật về thu hồi đất, giải tỏa, đền bù là thế hiện một cách hiệu quả quyền lực Nhà nước trong quá trình vận hành nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, cho sự phát triển bền vừng cùa đất nước vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội cơng bằng, phồn vinh, nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế.

1.2.3. Các yếu tố bảo đăm thi hành pháp luật đất đai về thu hồi đất, giải tỏa đền bù

Một là, hoạt động ban hành các văn bản hướng dẫn thi hành luật đất đai về thu hồi đất, giải tỏa, đền bù của Chính phủ, các Bộ, Uỷ ban nhân dân các cấp và chất lượng của các văn bản này.

Hoạt động thực hiện pháp luật đất đai về thu hồi đất, giải tỏa, đền bù chịu sự chi phối mạnh mẽ bởi hoạt động ban hành các văn bản hướng dẫn thi hành luật đất đai về thu hồi đất, giải tỏa, đền bù của Chính phủ, các Bộ, Uỷ

ban nhân dân các câp và chât lượng của các văn bản này. Muôn cho pháp luật về thu hồi đất, giải tỏa, đền bù được thực hiện tốt trước hết các qui định pháp luật về thu hồi đất, giải tỏa, đền bù cần được qui định phù họp với thực tế cuộc sống và cần có một hệ thống các văn bản pháp luật hướng dẫn thi hành Luật Đất đai năm 2013 về thu hồi đất, giải tỏa, đền bù đầy đủ, cụ thể và rõ ràng.

Có thể khẳng định, trong những năm qua hoạt động xây dựng pháp luật của Quốc Hội đã không ngừng đổi mới nhằm nâng cao chất lượng các dự án luật, trong đó có luật Đất đai. Luật Đất đai đã ngày càng được cụ thế hóa, chi tiết hóa làm cho nội dung của luật ngày càng dễ hiếu, dễ thực hiện. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân làm cho nhiều nội dung của Luật Đất đai vẫn được qui định một cách chung chung, có tính ngun tắc, nhiều nội dung trao quyền cụ thể hóa cho Chính phủ; nhiều nội dung của luật qui định chưa phù hợp với thực tiễn vận động của các quan hệ đất đai trong thực tế đời sống, gây khó khăn cho cơng tác triển khai thực hiện trong thực tiễn đời sống. Dần đến, mặc

dù Luật Đất đai đã được ban hành nhưng vẫn không thể thực hiện được ngay mà phải chờ đợi Chính phủ, các Bộ, ủy ban nhân dân các cấp ban hành các văn bản qui phạm pháp luật cụ thể hóa, hướng dẫn thực hiện theo thẩm quyền

quản lý. Thực tế cho thấy, hoạt động ban hành các văn bản cụ thể hóa, hướng dẫn thực hiện văn bản Luật Đất đai nói chung và các văn bản cụ thể hóa, hướng dẫn thực hiện các qui định của Luật đất đai về thu hồi đất, giải tỏa, đền

bù nói riêng của Chính phú và các Bộ, ủy ban nhân dân các cấp thường chậm hơn so với yêu cầu của thực hiện pháp luật trong lĩnh vực này. Nội dung nhiều văn bản có mâu thuẫn, xung đột với nhau hoặc với Luật Đất đai và các văn bản pháp luật khác có liên quan. Điều đó gây khó khăn, cản trở khơng

nhỏ cho quá trình thực hiện pháp luật đất đai về thu hồi đất, giải tỏa, đền bù. Có những dự án thu hồi đất kéo dài hàng chục năm vẫn khơng thể thực hiện được vì khúc mắc về mặt pháp lý, gây thiệt hại lớn cho xã hội. Vì vậy, muốn

thực hiện tôt pháp luật vê thu hôi đât, giải tỏa, đên bù đòi hỏi các cơ quan Nhà nước có thấm quyền phải ban hành kịp thời, đầy đủ các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Đất đai về thu hồi đất, giãi tỏa, đền bù và nội dung của các văn bản này phải đảm bảo tính đồng bộ, thống nhất của hệ thống pháp luật. Cụ thể, nội

dung của các văn bản này phải phù hợp với Hiến pháp, Luật Đất đai, không chồng chéo, mâu thuẫn nhau và không mâu thuẫn với các văn bản pháp luật khác có liên quan. Nhất là phải phù họp với sự vận động của các quan hệ đất đai trong thực tế đời sống.

Hailà, ỷ thức pháp luật của các cơ quan, tố chức Nhà nước, người có thẩm quyền và của các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong thực hiện pháp luật về thu hồi đất, giải tỏa, đền bù.

Neu ý thức pháp luật của các cơ quan, tổ chức Nhà nước, người có thẩm quyền, các tổ chức, hộ gia đinh, cá nhân khơng tốt thì sẽ cản trở rất lớn đến quá trình thực hiện pháp luật đất đai về thu hồi đất, giải tỏa, đền bù;

Trường hợp các cơ quan tổ chức, người có thẩm quyền, chủ đầu tư khơng có ý thức thực hiện đúng pháp luật trong quá trình tổ chức thực hiện pháp luật về thu hồi đất, giải tỏa, đền bù tất yếu sẽ gây thiệt hại cho lợi ích của Nhà nước,

lợi ích chung của xã hội, lợi ích của các nhà đầu tư, nhất là lợi ích của các tổ chức, hộ gia đình cá nhân sử dụng đất bị thu hồi; trường hợp các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất khơng có ý thức thực hiện đúng pháp luật tất yếu sẽ làm phương hại đến lợi ích của lợi ích của Nhà nước, lợi ích chung của

xã hội, lợi ích của các nhà đầu tư, thậm trí là lợi ích của các tố chức, hộ gia đình cá nhân sử dụng đất bị thu hồi khác.

Thực tế cho thấy, hoạt động thực hiện pháp luật về thu hồi đất, giải tỏa, đền bù thiệt hại là nhiệm vụ quan trọng trong quá trình thực hiện các dự án đầu tư, xây dựng có thu hồi đất; là hoạt động có liên quan đến nhiều cấp, nhiều ngành và rất nhạy cảm, phức tạp gắn liền với quyền lợi của nhiều người

dân. Do có một thời gian dài ở nước ta có tình trạng bng lỏng quản lý đât đai, việc đăng ký đất đai, lập hồ sơ và quản lý hồ sơ địa chính khơng được thực hiện một cách nghiêm túc, đầy dữ ở nhiều địa phương dần đến việc xác định nguồn gốc sử dụng đất, thẩm định tính hợp pháp, hợp lệ về đất, về chủ

sử dụng đất; việc xác định giá đền bù về đất, tài sản, cây cối, hoa màu là vơ cùng phức tạp, khó khăn gây cản trở rất lớn đến tiến độ thực hiện nhiều dự án thu hồi đất làm ảnh hưởng đến hoạt động an ninh, quốc phòng, các hoạt động kinh tế - xã hội của quốc gia; nhiều trường hợp làm thiệt hại nghiêm trọng đến lợi ích của các tố chức, hộ gia đinh, cá nhân sử dụng đất bị thu hồi, gây mất ổn định trật tự an toàn xã hội. Do vậy, muốn cho mọi chủ thể khi tham gia các quan hệ pháp luật về thu hồi đất, giải tỏa, đền bù có ý thức pháp luật tốt, cần thiết Nhà nước phải tăng cường các hoạt động phổ biến, tuyên truyền, giáo dục pháp luật nói chung và pháp luật đất đai về thu hồi đất, giải tỏa, đền bù nói riêng, nhất là đối với đội ngũ cán bộ, công chức có trách nhiệm trong tổ chức thực thi pháp luật về thu hồi đất, giải tòa, đền bù. Đồng thời, phải xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật trong tổ chức thực hiện pháp luật về thu hồi đất, giải tỏa, đền bù.

Ba là, trình độ, năng lực, phẩm chất đạo đức của đội ngũ cán bộ, công chức làm nhiệm vụ về thu hồi đất, giải tỏa, đền bù.

Trình độ, năng lực, phẩm chất đạo đức của đội ngũ cán bộ, công chức làm nhiệm vụ về thu hồi đất, giải tỏa, đền bù là một trong những yếu tố quyết định bảo đảm thi hành pháp luật về thu hồi đất, giải tỏa, đền bù đạt hiệu quả cao. Như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng dạy chúng ta: "Cản bộlà cải gốc của mọicôngviệc. Muôn việc thànhcông hoặc thatbại, đều do cán bộ tot hoặc kém ” [12], Cán bộ, cơng chức nói chung và cán bộ, cơng chức làm nhiệm vụ quản lý Nhà nước về đất đai, làm nhiệm vụ về thu hồi đất, giải tỏa, đền bù nói riêng muốn hồn thành được nhiệm vụ cơng vụ phải là người có trình độ,

năng lực chun mơn tơt, có phâm chât đạo đức tơt. Thực tê cho thây, nêu đội ngũ cán bộ, công chức làm nhiệm vụ quản lý Nhà nước về đất đai, làm nhiệm vụ về thu hồi đất, giải tởa, đền bù nói riêng mà trình độ, năng lực chuyên môn yếu kém, lại thiếu trách nhiệm, thiếu nhiệt tình trong thực thi nhiệm vụ hoặc trong thực thi công vụ chỉ mong mưu cầu vụ lợi cá nhân thì việc thi hành pháp luật về thu hồi đất, giải tỏa, đền bù sẽ không đạt hiệu quả, thậm chí cịn gây nhiều thiệt hại cho Nhà nước và các chủ thể khác như người có đất bị thu hồi, chủ đầu tư.

Kêt luận chương 1

Thu hồi đất, giải tỏa, đền bù là một tất yếu khách quan của q trình cơng nghiệp hỏa, hiện đại hóa đất nước, nhằm đáp ứng nhu cầu tạo quĩ đất cho sử dụng vào mục đích quốc phịng, an ninh của quốc gia; cho mục đích phát triển kinh tế - xã hội vi lợi ích quốc gia, cơng cộng. Thi hành pháp luật đất đai nói chung và thi hành pháp luật về thu hồi đất, giải tỏa, đền bù là nhằm đưa pháp luật đất đai vào cuộc sống, nhàm phát huy tiềm năng của nguồn lực đất đai cho phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ quốc phòng, an ninh của quốc gia và đề đảm bảo sự công bằng xã hội, sự ổn định chính trị, kinh tế - xã hội cũng như đời sống của người dân trong quá trình thu hồi đất. Việc nghiên cứu

làm rõ những vấn đề lý luận về thu hồi đất, giải tỏa, đền bù và lý luận về thi hành pháp luật về thu hồi đất, giải tỏa, đền bù cho thấy thi hành pháp luật về thu hồi đất, giải tỏa, đền bù là có tính đặc thù, có đặc điểm khác so với thi hành pháp luật trong các lĩnh vực khác; qua đó cũng cho thấy vai trị, tầm quan trọng của thi hành pháp luật đất đai về thu hồi đất, giải tỏa, đền bù đối với quá trình xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong giai đoạn hiện nay.

Một phần của tài liệu Thi hành pháp luật đất đai về thu hồi đất, giải tỏa đền bù trên địa bàn tỉnh đồng tháp (luận văn thạc sỹ luật học) (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)