Định hướng nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật đất đai về

Một phần của tài liệu Thi hành pháp luật đất đai về thu hồi đất, giải tỏa đền bù trên địa bàn tỉnh đồng tháp (luận văn thạc sỹ luật học) (Trang 69)

thu hồi đất, giải tỏa đền bù trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp

3.1.1. Quan điểm, đường loi, chính sách của Đảng, Nhà nước về thu hồi đất, giải tỏa đền bù trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp

- Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý. Quyền sử dụng đất là một loại tài sản và hàng hóa đặc biệt, nhưng không phải là quyền sở hữu, được xác định cụ thể phù hợp với từng loại đất, từng đối tượng và hình thức giao đất, cho thuê đất. Nhà nước thực hiện quyền của chủ sở hữu thông qua việc quyết định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; quyết định giá đất; trao quyền sử dụng đất và thu hồi đất để sử dụng vào các mục đích quốc phịng, an ninh; mục đích phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, cơng cộng theo quy định của pháp luật.

- Người sử dụng đất được Nhà nước trao quyền sử dụng đất đề sữ dụng ổn định lâu dài hoặc có thời hạn và có các quyền chuyển quyền sử dụng đất; được đền bù khi Nhà nước thu hồi đất, tùy theo từng loại đất và nguồn gốc sử dụng đất theo quy định của pháp luật. Người sử dụng đất có nghĩa vụ phải đăng ký quyền sử dụng đất, sử dụng đất đúng mục đích, tuân thủ quy hoạch, trả lại đất khi Nhà nước có quyết định thu hồi đất, chấp hành pháp luật đất đai về giải tỏa.

- Thực hiện pháp luật đất đai về thu hồi đất, giải tỏa, đền bù phải góp phần ốn định chính trị - xã hội, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội,

quốc phòng, an ninh, hội nhập quốc tế; huy động tốt nhất nguồn lực từ đất để

phát triên đât nước; bảo đảm hài hịa lợi ích của Nhà nước, của người sử dụng đất và của nhà đầu tư; bảo đảm cho thị trường bất động sản, trong đó có thị trường quyền sử dụng đất phát triển lành mạnh; khắc phục tình trạng lãng phí, tham nhũng, khiếu kiện về đất đai.

- Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước về đất đai; đấy mạnh cãi cách hành chính, bảo đảm công khai, minh bạch trong thực hiện pháp luật đất đai về thu hồi đất, giải tỏa, đền bù.

- Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, phát huy vai trị của Mặt trận Tố quốc, các đồn thể nhân dân và tồn dân trong thực hiện chính sách, pháp luật đất đai về thu hồi đất, giải tỏa, đền bù. Bảo đảm sự quản lý thống nhất cua Nhà nước cấp Trung ương về đất đai, đồng thời phân cấp phù hợp cho địa phương, có chế tài xử lý nghiêm các hành vi vi phạm chính sách, pháp luật đất đai về thu hồi đất, giải tỏa, đền bù.

3.1.2. Đảm bảo thực hiện cải cách hành chỉnh, hoàn thiện bộ máy, nâng cao chất lượng hoạt động của các cơ quan Nhà nưởc về thu hồi đẩt, giải tỏa đền bù trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp

Nhà nước chủ động thu hồi đất theo kế hoạch sử dụng đất hằng năm đã được xét duyệt. Quy định rõ ràng và cụ thể hơn các trường họp Nhà nước

thực hiện việc thu hồi đất để sử dụng vào các mục đích quốc phịng, an ninh; cho phát triển kinh tế - xã hội vi lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng.

Việc thu hồi đất, đền bù, thuộc trách nhiệm của ủy ban nhân dân các cấp và có sự tham gia của các tổ chức trong hệ thống chính trị. Kiện tồn, nâng cao năng lực của tổ chức có chức năng phát triển quỹ đất để bảo đảm thực thi nhiệm vụ đền bù giải tỏa có hiệu quả.

Việc đền bù khi Nhà nước thu hồi đất phải bảo đảm dân chủ, công khai, khách quan, công bằng và đúng quy định của pháp luật. Người sử dụng đất được đền bù theo mục đích đất đang sử dụng hợp pháp. Tổ chức thực

hiện có hiệu quả phuơng án đào tạo nghê, tạo việc làm, tô chức lại sản xuât và bảo đảm đời sống của nhân dân ở khu vực có đất bị thu hồi. Nghiên cứu phương thức chi trả tiền đền bù để bào đảm ổn định đời sống lâu dài cho người có đất bị thu hồi.

Hoàn thiện cơ chế tạo quỹ đất, huy động các nguồn vốn xây dựng các khu dân cư có hạ tầng kỳ thuật, hạ tầng xã hội đồng bộ để bố trí tái định cư, tạo chồ ở mới cho người có đất bị thu hồi trước khi đền bù, giải tỏa. Khu tái định cư được xây dựng phải phù hợp với điều kiện, phong tục, tập quán của từng địa phương.

3.1.3. Đảm bảo thực hiện thống nhất các qui định pháp luật đất đai về thu hồi đất, giải tỏa đền bù trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp về thu hồi đất, giải tỏa đền bù trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp

Nhằm đáp ứng nhu cầu của quá trình thực hiện cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập quốc tế, phát triền đất nước Việt Nam nói chung và tỉnh

Đồng Tháp nói riêng theo hướng bền vững, rất càn có hoạt động tạo quĩ đất để phục vụ cho mục đích quốc phịng, an ninh; cho phát triển kinh tế - xã hội

vì lợi ích quốc gia, cơng cộng. Hoạt động thu hồi đất, giải tỏa, đền bù trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp đã trở thành một nhiệm vụ quan trọng của các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền và của cả hệ thống chính trị nói chung. Đe các hoạt động thu hồi đất, giải tỏa, đền bù có hiệu quả địi hởi các chủ thể thực hiện hoặc tham gia vào các hoạt động này phải thực hiện nghiêm chỉnh pháp luật về thu hồi đất, giải tỏa, đền bù. Việc thi hành pháp luật về thu hồi đất, giải

tỏa, đền bù phải thống nhất ở tất cả các địa phương, tất cả các dự án có thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp. Trong thi hành pháp luật về thu hồi đất, giải tỏa, đền bù cần nhất là thống nhất về nguyên tắc xác định giá đền bù về đất và

về tài sản gắn liền với đất; thống nhất về thực hiện các thủ tục trong thu hồi đất, giải tòa, đền bù. Trong đó, quan trọng nhất là thống nhất về cách thức

thực hiện đền bù cho người có đất bị thu hồi; hạn chế đến mức thấp nhất

những chênh lệch về đền bù do yếu tố chủ quan; chính sách hồ trợ trong giải tỏa cũng cần đuợc thực hiện thống nhất trong phạm vi toàn tỉnh, ở tất cả các dự án có thu hồi đất; tránh trường hợp nơi thấp, nơi cao một cách phi lý dễ dẫn đến khiếu kiện, mất đoàn kết, gây mất trật tự, an tồn xã hội.

3.1.4. Đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất khỉ Nhà nước thu hồi đất, giải tỏa đền bù Nhà nước thu hồi đất, giải tỏa đền bù

Đất đai là tài nguyên đặc biệt của quốc gia, nguồn lực quan trọng phát triển đất nước, được quản lý theo pháp luật. Tổ chức, cá nhân được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất. Người sử dụng đất có các quyền được pháp luật bão đảm và bảo vệ. Trong đó, có quyền được đền bù về đất và đền bù về tài sản gắn liền với đất khi Nhà nước thu hồi đất. Trường hợp khi Nhà nước thu hồi đất ở mà người sử dụng đất và gia đình họ phải di chuyển đến nơi ở mới thì cơ quan thực hiện thu hồi đất phải bố trí tái định cư, đảm bảo nơi ở mới phải tốt hơn nơi ở cũ. Nơi tái định cư phải đảm bảo tốt hơn về cơ sở hạ tàng kỹ thuật cũng như hạ tàng xã hội. Việc tái định cư phải được thực hiện xong trước khi thực hiện giải tỏa. Trường hợp người

sử dụng đất bị thu hồi đất mà khơng cịn đất để sản xuất, phải chuyển đổi nghề thì Nhà nước phải có biện pháp hồ trợ đào tạo nghề, tạo việc làm cho người có nhu cầu về việc làm và các hồ trợ khác theo qui định của pháp luật. Thu hồi đất, giải tỏa phải góp phần giải quyết việc làm cho người trong độ tuổi lao động; từng bước nâng cao đời sống nhân dân, bảo đảm an sinh xã hội; hoàn thiện hạ tầng xã hội như: khu vui chơi, giải trí, giáo dục, y tế, văn hóa, thể dục, thể thao; góp phần nâng cao đời sổng văn hóa, tinh thần, sức khỏe của người dân; hình thành các khu đơ thị mới văn minh, hiện đại làm thay đối diện mạo các đô thị của tỉnh Đồng Tháp, tăng quỹ nhà ở, đáp ứng nhu cầu về nhà ở của người dân khi thực hiện tái định cư.

Việc thu hồi đất, giải tỏa, đền bù phải được thực hiện công khai, minh

bạch và được đên bù theo đúng quy định của pháp luật; đảm bảo hài hịa lợi ích của người dân, Nhà nước và nhà đầu tư thông qua các quy định về giá đất đền bù, điều kiện được đền bù về đất, đền bù chi phí đầu tư vào đất cịn lại, đền bù tài sản gắn liền với đất.

3.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả thỉ hành pháp luật đât đai vê thu hồi đất, giải tỏa đền bù trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp

3.2.1. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật đất đai về thu hồi đẩt, giải tỏa đền bù trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp

Trong thời gian qua ở một số địa phương trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp, khi thực hiện thu hồi đất, giải tỏa do chưa có nhận thức đúng dấn về tầm quan trọng của công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật đất đai về thu hồi đất, giải tỏa, đền bù dẫn đến khi thực hiện cơng tác cịn có tính hình thức. Hoạt động tun truyền, phổ biến giáo dục pháp luật đất đai về thu hồi đất, giải tỏa, đền bù cịn chưa phong phú về hình thức, phương pháp chưa phù hợp nên chưa đạt hiệu quả mong muốn, số người dân chưa đồng thuận trong thực hiện quyết định thu hồi đất, không đồng thuận về phương án đền bù trong giải tỏa cịn cao; nhiều khiếu kiện đơng người đã xảy ra gây mất ồn định trật tự, an toàn xã hội và cản trở thực hiện nhiều dự án phát triển kinh tế - xã hội, an ninh, quốc phịng có thu hồi đất trên địa bàn tỉnh.

về phía người sử dụng đất có đất bị thu hồi, một bộ phận không nhỏ hạn chế về hiểu biết pháp luật, chính sách của Nhà nước về thu hồi đất, giải tỏa, đền bù nên khi bị kích động, lơi kéo bởi một số đối tượng xấu đã có hành vi, cách úng xử không phù họp với qui định của pháp luật, đã không họp tác trong hoạt động điều tra, kiểm đếm đất đai, tài sản gắn liền với đất để lập

phương án đền bù; thậm chí chống đối lại các cơ quan, tổ chức thực thi quyết định thu hồi đất, giải tỏa; nhiều trường hợp tổ chức khiếu kiện đông người vượt cấp gây mất ổn định chính trị, trật tự an tồn xã hội trên địa bàn tỉnh.

Đê khăc phục tình trạng trên và đảm bảo hiệu quả của hoạt động thi hành pháp luật đất đai về thu hồi đất, giải tòa, đền bù, UBND tỉnh Đồng Tháp, UBND các huyện, thị, thành phố trên địa bàn tỉnh và các cơ quan, tổ chức có

liên quan cần thực hiện một số giải pháp cụ thể sau:

-Một là, thực hiện thường xuyên công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật nói chung và pháp luật về thu hồi đất, giải tỏa, đền bù với nội dung và hình thức, phương pháp, thời gian, địa điểm phù họp đối với số đông người dân, nhất là người dân trong các khu vực theo qui hoạch sẽ thực hiện thu hồi đất, giải tịa. Qua đó, làm cho số đơng người dân hiểu được chính sách, pháp luật của nhà nước về thu hồi đất, giải tỏa, đền bù; hiểu được ý nghĩa, tầm quan trọng của thực hiện pháp luật đúng về thu hồi đất, giải tỏa, đền bù; thấy được nghĩa vụ, trách nhiệm của mình phải tuân thủ, hợp tác trong quá trình thực hiện pháp luật về thu hồi đất, giải tỏa, đền bù. Việc tuyên truyền, phổ biến pháp luật đất đai trong đó có pháp luật thu hồi đất phục vụ cho phát triển kinh tế không những nâng cao được hiệu quả pháp luật, giúp cho pháp luật dễ dàng đi vào cuộc sống mà còn tạo điều kiện cho họ nhận thức được mục đích, ý nghĩa cũng như lợi ích về nhiều mặt từ việc thu hồi đất. Từ đó, để mọi người dân hiểu và chấp hành pháp luật, làm tốt công tác di dân về khu tái định cư, đảm bảo các nguyên tắc, thể chế quy định, tăng cường hiệu lực quản lý Nhà nước và pháp chế xã hội chủ nghĩa. Thông qua đó, nhằm thực hiện quyền

làm chủ của nhân dân, bảo vệ lợi ích Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, giúp cho người dân tin tưởng vào sự cơng bằng và tính đúng đắn của pháp luật về thu hồi đất.

Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến Luật Đất đai 2013 và các văn bản pháp luật có liên quan về vấn đề thu hồi đất, đền bù, giải tỏa. Đe pháp

luật thực sự đi vào cuộc sống, việc tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật đất đai cho người dân, đặc biệt là quy định của pháp

luật đât đai vê thu hôi đât phục vụ cho phát triên kinh tê là đòi hỏi tât yêu. Đê tạo sự đồng thuận từ phía người dân đối với cơng tác thu hồi đất nói chung và thu hồi đất phục vụ phát triển kinh tế nói riêng, vấn đề quan trọng đầu tiên chính là xóa bỏ những nghi ngại của người dân trong công tác thu hồi đất phục vụ cho việc phát triển kinh tế nước nhà. Hay nói cách khác, cần phải thay đối nhận thức của người dân thông qua việc đấy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về thu hồi đất. Để thực hiện được nội dung này, cần phải áp dụng những biện pháp như: tồ chức các buổi tuyên truyền, pano áp phích, tờ rơi, ...; Hợp tác với các cơ quan báo chí để phổ biến pháp luật; Lập nên các trang thông tin điện tử phổ biến pháp luật về đất đai.

Phát hành các tài liệu hướng dẫn pháp luật phù hợp với trình độ nhận thức của người dân ở từng vùng, địa phương khác nhau và hợp tác với các tồ chức xã hội để phổ biến đến tận tay người dân; Tồ chức hệ thống trợ giúp pháp lý miễn phí hoặc chi phí thấp để giúp đỡ cho người dân khi họ có nhu cầu.

- Hailà, đẩy mạnh các hoạt động giáo dục pháp luật nói chung và pháp luật về thu hồi đất, đền bù, giải tỏa nói riêng cho các nhóm đối tượng cần thiết nhằm phổ cập những qui định, văn bản pháp luật mới, chính sách mới trong bối cảnh các qui định pháp luật trong lĩnh vực đất đai nhất là pháp luật về thu hồi đất, đền bù, giải tỏa vốn đã phức tạp, số lượng văn bản nhiều lại thường xuyên được sửa đổi, bổ sung. Nếu không tập huấn, phổ biến, nghiên cứu cập nhật kịp thời các qui định mới, văn bản pháp luật mới sẽ làm cho người dân trong thực hiện không nắm bắt được dễ dẫn đến những lệch lạc, thực hiện không đúng qui định pháp luật.

- Ba là, đẩy mạnh công tác thanh tra, kiếm tra, giám sát hoạt động thực hiện pháp luật về thu hồi đất, đền bù, giải tỏa nhàm nâng cao ý thức, tinh thần trách nhiệm công dân; chủ động trong việc ngăn chặn, giáo dục, xử lý các vi phạm trong thu hồi đất, đền bù, giải tỏa nhàm hạn chế những hậu quả, thiệt hại; những tồn tại phức tạp về thu hồi đất, đền bù, giải tỏa bị kéo dài.

3.2.2. Đê xuât, kiên nghị các cơ quan có thâm qun trong sửa đơi, bơ sung nhằm hồn thiện các qui định pháp luật về thu hồi đất, đền bù giải tỏa

-Thứ nhất, cần quy định rõ giá đất đền bù không áp dụng theo bàng giá

Một phần của tài liệu Thi hành pháp luật đất đai về thu hồi đất, giải tỏa đền bù trên địa bàn tỉnh đồng tháp (luận văn thạc sỹ luật học) (Trang 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)