Thông báo về việc thụ lý vụ án

Một phần của tài liệu Thụ lý và chuẩn bị xét xử các vụ án kinh doanh thương mại theo pháp luật việt nam (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 44)

Điều 196 BLTTDS quy định, trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày thụ lý vụ án, Tòa án phải thông báo bằng văn bản cho nguyên đơn, bị đơn và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến việc giải quyết vụ án (nếu có). Việc thơng báo về việc thụ lý vụ án cho nguyên đơn có thể nói là quy định tiến bộ của BLTTDS hiện hành so với pháp luật tố tụng trước đây.

Khi thông báo về việc thụ lý vụ án, cần xác định nguyên đơn là người khởi kiện; bị đơn là người bị nguyên đơn khởi kiện yếu cầu Tòa án giải quyết vụ án khi cho rằng quyền và lợi ích họp pháp của nguyên đơn bị người bị kiện xâm phạm; người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là người không khởi kiện, không bị kiện nhưng việc giải quyết vụ án có liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của họ nên theo đề nghị cùa họ hoặc cùa đương sự khác và xét thấy đề nghị này có căn cứ thì Tịa án sẽ đưa họ tham gia tố tụng trong vụ án với tư cách người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan. Tuy nhiên cũng có trường hợp trong q trình giải quyết vụ án, Tịa án xét thấy việc giải quyết vụ án có liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của người nào khác, mặc dù không có người đề nghị đưa người này vào tham gia tố tụng với tư cách người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan thì Tịa án phải đưa họ vào tham gia tố tụng với tư cách người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đế giải quyết vụ án được toàn diện, đảm bảo quy định của pháp luật.

về nội dung chính của văn bản thơng báo phải thực hiện đúng quy định tại

khoản 2 Điều 196 BLTTDS và mẫu số 30 ban hành kèm theo Nghị quyết số 01/2017/NQ-HĐTP ngày 13/01/2017. Tại điểm d, Tòa án cần phải ghi cụ thể những vấn đề mà người khởi kiện yêu cầu Toà án giải quyết, trường hợp yêu cầu khởi kiện mà người khởi kiện trình bày quá dài thì có thể tóm tắt yêu cầu của người khởi kiện. Tại điểm đ, trường hợp không giải quyết vụ án theo thủ tục rút gọn, Tòa án ghi nhận vụ án được thụ lý theo thủ tục thông thường và đây là nội dung mới mà pháp luật tố tụng trước đây khơng có quy định. Việc quy định vụ án được thụ lý theo thủ tục thông thường hay thủ tục rút gọn nhằm để áp dụng đúng thủ tục giải quyết vụ án tại Tòa án cấp sơ thấm hay giải quyết vụ án theo thủ tục rút gọn mà pháp luật tố tụng quy định. Tại điểm g, h được cụ thể hóa tại mẫu số

30 nêu trên và tài liệu, chứng cứ kèm theo.

về nguyên tắc, đương sự có quyền, nghĩa vụ ngang nhau khi tham gia tố tụng. Khi tham gia tố tụng, đương sự có nghĩa vụ gửi cho đương sự khác hoặc người đại diện hợp pháp của họ bản sao đơn khởi kiện và tài liệu, chứng cứ. Trường hợp vì lý do chính đáng mà khơng thể sao chụp đơn khởi kiện và tài liệu, chứng cứ thì có quyền u cầu Tịa án hỗ trợ. Đồng thời tại khoản 3 Điều 196 BLTTDS quy định, trường họp nguyên đơn có đơn u cầu Tịa án hỗ trợ trong việc gửi tài liệu, chứng cứ thì kèm theo thơng báo về việc thụ lý vụ án, Tòa án gửi cho bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan bản sao tài liệu, chứng cứ do nguyên đơn cung cấp. Đây là những quy định mới mang tính chất tiến bộ hơn so với pháp luật tố tụng trước đây. Quy định này vừa đảm bảo tính cơng khai, minh bạch, bảo đảm quyền cùa bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan, đó là được biết nguyên đơn đã khởi kiện yêu cầu giải quyết vấn đề gì và tài liệu, chứng cứ chứng minh mà nguyên đơn đã gửi kèm theo đơn khởi kiện đế bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có ghi ý kiến của mình đối với yêu cầu của nguyên đơn cũng như các tài liệu, chứng cứ kèm theo, yêu cầu phản tố, yêu cầu độc lập (nếu có). Đồng thời cũng quy định đó là nghĩa vụ của nguyên đơn, quyền khởi kiện vụ án là của đương sự nhưng yêu cầu khởi kiện của người khởi kiện và các tài liệu, chứng cứ mà người khởi kiện cung cấp có được xem là chứng cứ trong vụ án và có được Tịa án chấp nhận hay

khơng cịn phụ thuộc vào nhiêu u tơ, trong đó có việc bị đơn, người có quyên lợi, nghĩa vụ liên quan có ý kiến thống nhất với ngun đơn.

Thực trạng Tịa án chỉ thơng báo danh sách các tài liệu, chứng cứ mà người khởi kiện nộp kèm theo đơn; một số Thẩm phán chưa giải thích cho đương sự biết việc làm đơn u cầu Tịa án hỗ trợ trong việc gửi tài liệu, chứng cứ. Bị đơn muốn biết mình bị kiện về vấn đề gì, chứng cứ nào nhưng để có và biết được nội dung đơn khởi kiện và các tài liệu, chứng cứ này đương sự phải làm đơn gửi Tòa án có thẩm quyền xin được ghi chép, sao chụp. Trên thực tế, do trỉnh độ dân trí ở nước ta chưa cao, nhiều đương sự khơng hiểu được mình có quyền ghi chép, sao chụp tài liệu, chứng cứ và không phải Thẩm phán nào cũng nhiệt tình giải thích cho đương sự rõ quyền được ghi chép, sao chụp tài liệu, chứng cứ và hướng dẫn cách thức để đương sự thực hiện quyền này. Mặc dù BLTTDS năm 2015 cũng bổ sung quy định về nghĩa vụ gửi bản sao đơn khởi kiện và tài liệu, chứng cứ kèm theo nhưng như học viên đã phân tích, do khơng quy định về hậu quả khi người khởi kiện không thực hiện nghĩa vụ này nên gần như người khởi kiện không thực hiện nghĩa vụ này. Do vậy đã dẫn đến trường hợp bị đơn khơng đồng ý Tịa án tiến hành phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải do bị đơn chưa nhận được bản sao đơn khởi kiện và tài liệu, chứng cứ của nguyên đơn nên chưa có sự chuẩn bị tốt cho phiên họp và hệ quả của vấn đề này là Tịa án phải hỗn phiên họp. Mặc dù pháp luật tố tụng không quy định sự việc nêu trên thuộc trường hợp hoãn phiên họp, nhưng từ việc nguyên đơn, Thẩm phán không thực hiện đúng quy định của pháp luật tố tụng đã tạo cơ hội cho người có nghĩa vụ thanh tốn tìm nhiều cách để kéo dài thời gian thực hiện nghĩa vụ, từ đó làm cho thời gian giải quyết vụ án kéo dài hơn.

2.1.7. PhâncôngThấm phángiải quyết vụán

Ke từ thời điếm thụ lý vụ án, Tòa án chính thức xác định trách nhiệm giải quyết vụ án. Do vậy sau khi thụ lý vụ án, Chánh án Tịa án quyết định ngay việc phân cơng Thấm phán giải quyết vụ án bảo đảm nguyên tắc vô tư, khách quan, ngẫu nhiên.

Khoản 2 Điều 197 BLTTDS quy định, trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ

ngày thụ lý vụ án, Chánh án Tòa án quyêt định phân công Thâm phán giải quyêt vụ án. So với quy định tại khoản 1 Điều 172 của pháp luật tố tụng trước đây thì thời hạn khơng thay đổi. Khi phân công Thẩm phán giải quyết vụ án, cần tiếp tục phân công Thẩm phán đã thực hiện xem xét đơn khởi kiện và thụ lý vụ án. Chánh án Tịa án cấp huyện có thể tự mình hoặc ủy nhiệm cho một Phó Chánh án phân cơng Thấm phán giải quyết vụ án. Chánh án Tịa án Cấp tỉnh có thế ủy nhiệm cho một Phó Chánh án hoặc ủy quyền cho một Chánh Tịa hoặc một Phó Chánh Tịa phân công Thẩm phán giải quyết vụ án. Đây là một trong những nội dung được quy định tại Nghị quyết số 05/2012/NQ-HĐTP ngày 03/12/2012 và hiện nay các Tòa án đang áp dụng tính tương tự của Nghị quyết nêu trên vào thực tiễn phân công Thấm phán giải quyết vụ án quy định tại Điều 197 BLTTDS hiện hành.

2.2. Thực trạng ♦ • cphápluật• tố tụng• o dân sự •về chuẩnbị •xét xử vụ• án kinh doanh thương mại

2.2. ỉ. Quy địnhcủapháp luật về thời hạn chuẩn bịxét xử

Khi tiến hành thủ tục thụ lý vụ án, Tịa án chính thức xác định trách nhiệm giải quyết tranh chấp và đây cũng là thời điểm bắt đầu của thời hạn chuẩn bị xét xử.

Khoản 1 Điều 203 BLTTDS quy định về thời hạn chuẩn bị xét xứ, các thời hạn quy định trong Điều 203 đều được tính trong thời hạn chuẩn bị xét xử và vi phạm thời hạn chuẩn bị xét xử là vi phạm thủ tục tố tụng được pháp luật quy định. Nếu không phải gia hạn thời hạn chuẩn bị xét xử, thì thời hạn chuẩn bị xét xử kể từ ngày Tòa án thụ lý là hai tháng đối với những tranh chấp về kinh doanh, thương mại thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án quy định tại Điều 30 BLTTDS năm 2015. Vụ án có tính chất phức tạp hoặc do sự kiện bất khả kháng, trờ ngại khách quan, theo quy định được gia hạn thời hạn chuấn bị xét xử nhưng không quá 01 tháng. So với BLTTDS năm 2004 thi thời hạn chuẩn bị xét xừ khơng thay đổi. Trường hợp có quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án thì thời hạn chuẩn bị xét xử được tính lại kể từ ngày quyết định tiếp tục giải quyết vụ án của Tòa án có hiệu lực pháp luật và đây là quy định mới so với BLTTDS trước đây. Thực trạng các tranh chấp về kinh doanh, thương mại mà Tòa án thụ lý, giải quyết tuy số lượng

không nhiêu so với các tranh châp khác, nhưng với tính chât vụ án ngày càng phức tạp, liên quan đến nhiều người, đương sự có nghĩa vụ thanh tốn thiếu hợp tác, hoạt động thu thập chứng cứ gặp nhiều khó khăn, một phần bị áp lực về thời hạn chuẩn bị xét xử nên ảnh hưởng rất lớn đến tiến độ giải quyết vụ án. Thông thường các Tịa án khơng thể tiến hành giải quyết các vụ án trên trong thời hạn tối đa là 03 tháng mà pháp luật quy định.

2.2.2. Quy đinhcủa pháp luật về lập hồ sơvụ án

2.2.2. ỉ. Hồ sơ vụ án

Một quy định mới so với BLTTDS trước đây cũng được quy định tại Điều 203, đó là trong giai đoạn chuẩn bị xét xừ, Thẩm phán cần phải lập hồ sơ vụ án. Đồng thời hồ sơ vụ án dân sự theo quy định tại Điều 204 BLTTDS hiện hành bao gồm toàn bộ tài liệu, chứng cứ của đương sự, người tham gia tố tụng khác; tài liệu, chứng cứ do Tòa án thu thập liên quan đến vụ án, v.v. Những quy định mới nêu trên cụ thể hơn về nhiệm vụ, quyền hạn của Thẩm phán trong giai đoạn chuẩn bị xét xử vụ án dân sự nói chung và vụ án KDTM nói riêng.

Cũng tại khoản 2 Điều 203 quy định, trong giai đoạn chuẩn bị xét xử, Thấm phán phải thực hiện các nhiệm vụ khác mà pháp luật quy định như:

- Cần xác định đúng quan hệ pháp luật tranh chấp và pháp luật cần áp dụng. Mặc dù khi thụ lý vụ án, căn cứ vào yêu cầu của người khởi kiện cùng tài liệu, chứng cứ kèm theo thì bước đầu đã xác định là tranh chấp về kinh doanh, thương mại thuộc thấm quyền của Tòa án, tuy nhiên trong giai đoạn chuẩn bị xét xử Thẩm phán cần xem xét lại quan hệ pháp luật tranh chấp, bởi xác định đúng quan hệ pháp

luật tranh chấp thì pháp luật cần áp dụng mới đúng.

- Thẩm phán cần xem xét đầy đủ người tham gia tố tụng có liên quan đến quan hệ pháp luật mà Tòa án đang giải quyết. Việc xác định tư cách đương sự không đầy đủ và việc giải quyết vụ án làm ảnh hưởng đến quyền, lợi ích họp pháp của họ sẽ bị xem là vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng.

- Thẩm phán phải làm rõ những tình tiết khách quan của vụ án. Thực trạng, khi có yêu cầu khởi kiện, yêu cầu phản tố hay yêu cầu độc lập thì các đương sự

trong vụ án KDTM đa phân đêu có cung câp tài liệu, chứng cứ chứng minh cho yêu cầu của họ là có căn cứ và hợp pháp, nhưng thông thường chưa bảo đảm đủ cơ sở giải quyết vụ án. Đe có thể xác định hồ sơ vụ án còn thiếu chứng cứ làm cơ sở cho việc giải quyết vụ án, Thẩm phán phải xem xét những chứng cứ mà đương sự đã giao nộp, xuất trình bao gồm tài liệu chứng cứ của nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đã giao nộp, xuất trình cho Tịa án trong q trình tố tụng có phải là chứng cứ theo quy định tại Điều 93 BLTTDS hiện hành hay không. Khi xem xét chứng cứ, việc xác định chứng cứ cịn thiếu thì cịn tùy vào từng loại chứng cứ mà pháp luật tố tụng quy định [10]. Đối với tài liệu đọc được nội dung phải là bản chính hoặc bản sao có cơng chứng, chứng thực hợp pháp hoặc do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cung cấp, xác nhận. Bản chính có thể là bản gốc hoặc bản được dùng làm cơ sở lập ra các bản sao; đối với tài liệu nghe được, nhìn được; lời khai cùa đương sự, người làm chứng nếu được ghi bằng văn bản, ghi âm, ghi hình thì phải xuất trình kèm theo văn bản trình bày của người có tài liệu về xuất xứ của tài liệu nếu họ tự ghi âm, thu hình hoặc văn bản có xác nhận của người đã cung cấp cho người xuất trình về xuất xứ của tài liệu hoặc vàn bản về việc có liên quan tới việc thu âm, thu hình. Trường hợp đương sự khơng xuất trình các văn bản nêu trên, thì tài liệu nghe được, nhìn được mà đương sự giao nộp khơng được coi là chứng cứ; cịn vật chứng phải là hiện vật gốc liên quan đến vụ án, nếu không là hiện vật gốc hoặc không liên quan đến vụ án thì khơng là chứng cứ trong vụ án. Đối với kết luận giám định; biên bản xem xét, thẩm định tại chỗ; kết quả định giá, thẩm định giá tài sản; văn bản công chứng, chứng thực để được coi là chứng cứ phải được tiến hành theo đúng thủ tục do pháp luật quy định. Đồng thời pháp luật tố tụng cịn xác định chứng cứ từ thơng điệp dữ liệu điện tử theo quy định cũa pháp luật về giao dịch điện tử và đây là quy định mới được ghi nhận tại BLTTDS hiện hành. Nhưng thực trạng một số Thẩm phán đã sử dụng tài liệu đọc được nội dung là bản photo hoặc bản photo được Thấm phán đối chiếu với bản chính làm càn cứ đế xác định tình tiết khách quan của vụ án cũng như xác định yêu cầu của đương sự là có cãn cứ và hợp pháp. Việc cấp sơ thẩm xác định chứng cứ là bản photo, bản photo được đối

chiêu bản chính như nêu trên đê làm chứng cứ của vụ án là vi phạm pháp luật tô tụng, thuộc trường hợp việc thu thập chứng cứ và chứng minh chưa được thực hiện đầy đủ ở cấp sơ thẩm. Có thể nói, việc xác định chính xác các tài liệu được coi là chứng cứ, góp phần vào việc giải quyết đúng đắn vụ án mà Tòa án đang giải quyết.

2.2.2.2. Quy định về yêucầu đương sự giao nộp tàiliệu, chứng cứ

Quyền và nghĩa vụ cung cấp chứng cứ và nghĩa vụ chứng minh của đương sự đã trở thành một trong những nguyên tắc cơ bản được quy định tại Điều 6 của BLTTDS. Ngay tại điều luật có tính nguyên tắc này đã quy định rõ ràng về việc đương sự có quyền và nghĩa vụ chủ động thu thập, giao nộp chứng cứ cho Tòa án, chứng minh cho yêu càu của đương sự là có căn cứ và hợp pháp.

Việc đương sự phải cung cấp chứng cứ và chứng minh trong tố tụng dân sự là một trong những nguyên tắc xuất phát từ quyền định đoạt của đương sự đối với

Một phần của tài liệu Thụ lý và chuẩn bị xét xử các vụ án kinh doanh thương mại theo pháp luật việt nam (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)