Một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật về thụ lý và chuẩn bị xét xử

Một phần của tài liệu Thụ lý và chuẩn bị xét xử các vụ án kinh doanh thương mại theo pháp luật việt nam (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 86 - 93)

vụ án kỉnh doanh thương mại

Nhừng năm qua, hệ thống pháp luật tố tụng đà được Nhà nước quan tâm và khơng ngừng hồn thiện. BLTTDS năm 2004 được ban hành là sự tổng kết có kế thừa các quy định của các Pháp lệnh thú tục giải quyết các vụ án dân sự, lao động, kinh tế trước đây, đồng thời HĐTPTANDTC đà ban hành nhiều văn bản, nghị quyết hướng dẫn thi hành, tạo hành lang pháp lý cho hoạt động thụ lý và giải quyết các vụ việc dân sự của Tịa án, trong đó có vụ án KDTM. Sau 10 năm thi hành, BLTTDS năm 2004 đã xuất hiện nhừng vướng mắc, khó khăn trong thực tiễn áp dụng và cần được sửa đổi, bổ sung toàn diện. Do vậy, BLTTDS năm 2015 được Quốc hội khóa XIII thơng qua và có hiệu lực thi hành. Có thể nói, BLTTDS hiện hành với nhiều quy định mới, tiến bộ, bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ trong việc giải quyết các vụ án dân sự, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCN, phù hợp với chính sách mở cừa, hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế của Đảng và Nhà nước. Tuy nhiên, qua một thời gian thi hành BLTTDS năm 2015 cho thấy, vẫn cịn

nhiều quy định chưa cụ thể, có sự mâu thuẫn và không thống nhất dẫn đến nhận thức và cách giải quyết khác nhau giữa các Tòa án và các Thẩm phán. Các văn bản hướng dẫn áp dụng thống nhất pháp luật đối với các vướng mắc, bất cập trong thực

tiên xét xử đã được HĐTPTANDTC hướng dân, giải đáp, nhưng vân chưa tháo gỡ hết vướng mắc.

Qua phân tích ở Chương 2, hiện vẫn cịn tồn tại một số vướng mắc về thụ lý và chuẩn bị xét xử vụ án KDTM trong thực tiễn dụng pháp luật tố tụng cần sớm hoàn thiện như:

Thứ nhất, cấp có thẩm quyền cần rà sốt, tổng hợp các vướng mắc trong thực trạng áp dụng pháp luật để sớm hoàn thiện các quy định của BLTTDS về thẩm quyền theo loại vụ án, của Tòa án các cấp, về đình chỉ giải quyết vụ án dân sự trong trường hợp nguyên đơn đã được triệu tập hợp lệ lần thứ hai mà vẫn vắng mặt, trừ trường hợp họ đề nghị xét xử vắng mặt theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 217

BLTTDS hiện hành như đã phân tích ở mục 2.3.2.1. Trước hết cần có hướng dần để các Tòa án áp dụng pháp luật thống nhất.

Thứ hai, cần bổ sung đủ Thẩm phán như đã được phân bổ, nâng cao kỹ năng giải quyết vụ án KDTM cho Thẩm phán, bởi Thẩm phán là người đóng vai trò quan trọng trong hoạt động thụ lý và chuẩn bị xét xử vụ án KDTM.

Với thực trạng thiếu Thẩm phán như hiện nay, thực trạng quá tải về công việc• tại• Tịa án hai cấp1 • của tỉnh, có vụ án bị • • kéo dài thời hạn chuẩn bị xét xử do các Thẩm phán không thể giải quyết kịp thời hạn nên dẫn đến việc một số vụ án KDTM bị chậm thụ lý, giải quyết đã ảnh hưởng đến quyền, lợi ích hợp pháp của các tồ chức, cá nhân, làm giảm niềm tin của người dân và xã hội đối với Tòa án. Do vậy, vấn đề đặt ra là cần phải bổ sung đủ biên chế Thẩm phán đã được phân bổ, đồng thời bổ

sung thêm biên chế cho Tòa án hai cấp của tỉnh nhằm tăng cường nguồn nhân lực để việc thực hiện pháp luật nói chung và pháp luật TTDS về thụ lý và chuẩn bị xét xử vụ án KDTM được bảo đảm.

Qua công tác giải quyết các vụ án KDTM tại Tòa án hai cấp của Tỉnh cho thấy sự lúng túng, sai sót, thiếu thống nhất trong việc thụ lý và giải quyết án nên TANDTC cần thường xuyên tổ chức tập huấn chuyên môn, bồi dưỡng, nâng cao tinh thần trách nhiệm trong thụ lý và giải quyết các vụ án KDTM, kịp thời có những hướng dẫn cần thiết để giải quyết những vướng mắc phát sinh trong thực tiền áp dụng pháp luật.

Hoạt động giải quyêt các vụ án KDTM của Tòa án găn liên với việc áp dụng các quy định của pháp luật nói chung và quy định về thụ lý và chuẩn bị xét xử nói riêng. Để việc áp dụng pháp luật một cách chính xác và thống nhất địi hỏi phải có

sự bồi dưỡng, cập nhật thường xuyên cho Thẩm phán, cán bộ Tịa án các quy định của pháp luật về tiến trình thụ lý và giải quyết các vụ án KDTM. Bởi thực tiễn cho thấy, nhiều Thẩm phán áp dụng các quy định pháp luật về thụ lý và chuẩn bị xét xử

vụ án KDTM chưa đúng, làm ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp cùa đương sự như nhận đơn khởi kiện và tài liệu, chứng cứ kèm theo chưa đúng thủ tục, kéo dài thời gian xừ lý đơn khởi kiện. Một số Tòa án, đáng lẽ ra khi đương sự đến nộp đơn khởi kiện, cán bộ nhận đơn thấy hồ sơ chưa đầy đủ nên yêu càu đương sự về bổ

sung thêm mà không nhận đơn ngay rồi ra văn bản yêu cầu họ bổ sung; Thư ký Tịa án chủ trì phiên hịa giải hay trường hợp Tòa án sử dụng bản tài liệu là bẳn photo làm chứng cứ chứng minh cho yêu cầu của đương sự là có căn cứ và hợp pháp, v.v. Từ đó cho thấy việc bồi dường, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, tinh thần trách nhiệm cho cán bộ, Thẩm phán; tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, tổng kết chuyên đề về thủ tục thụ lý và chuẩn bị xét xử vụ án KDTM để rút kinh nghiệm kịp thời là hết sức quan trọng và cần thiết.

Thứ ba, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục phổ biến pháp luật nhằm nâng cao ý thức pháp luật trong nhân dân, tạo điều kiện cho hoạt động thụ lý và chuấn bị xét xử vụ án KDTM của Tòa án được tiến hành thuận lợi hơn.

Khi cá nhân, tồ chức * muốn thực9 hiện9 việc9 khởi kiện 9^yêu Cầu Tòa án bảo vệ 9 quyền và lợi ích hợp pháp của mình, thì họ phải hiểu biết pháp luật tố tụng dân sự nói chung và các quy định về thụ lý và chuẩn bị xét xử vụ án KDTM nói riêng nên cần thiết phải đẩy mạnh công tác giáo dục, tuyên truyền và phổ biến pháp luật tố tụng dân sự thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, các lớp bồi dường, các cuộc thi tìm hiểu pháp luật, v.v. giúp cho mọi người hiểu biết rõ về quyền và nghĩa vụ tố tụng dân sự của đương sự; trách nhiệm của Tòa án; thủ tục, trình tự thụ lý và giải quyết vụ án dân sự nói chung, vụ án KDTM nói riêng tại Tịa án.

Kếtluậnchương 3

Từ việc nghiên cứu thực trạng áp dụng pháp luật và nguyên nhân cùa những tồn tại, vướng mắc, qua đó có định hướng hồn thiện pháp luật về thụ lý và chuẩn bị xét xử vụ án KDTM. Hiện nay một số quy định của BLTTDS hiện hành về thủ tục nhận và xử lý đơn khởi kiện, xác định thẩm quyền, vấn đề thu thập chứng cứ, tạm đình chỉ, đình chỉ giải quyết vụ án dân sự vẫn cịn những tồn tại, vướng mắc, có nhiều cách hiểu khác nhau. Bên cạnh đó việc đảm bảo thực hiện pháp luật về thụ lý và chuẩn bị xét xử vụ án KDTM chưa hiệu quả cịn có việc đương sự chưa chấp hành tốt quy định của pháp luật, năng lực của một số Thẩm phán có phần hạn chế

và tinh thần trách nhiệm chưa cao đã dẫn đến những thiếu sót, vi phạm trong hoạt động thụ lý và chuẩn bị xét xử như đã phân tích tại chương 2.

Xuất phát từ thực trạng pháp luật tố tụng dân sự về thụ lý và chuấn bị xét xử, cũng như thực trạng áp dụng tại Tòa án hai cấp tỉnh Đồng Tháp những năm gần đây cho thấy cần phải tiếp tục hoàn thiện pháp luật về thụ lý và chuẩn bị xét xử vụ án dân sự nói chung và vụ án KDTM nói riêng nhằm bảo đảm tốt hơn nữa quyền khởi kiện của người dân cũng như nâng cao trách nhiệm thụ lý, giải quyết các vụ án KDTM của Tòa án. Trong giai đoạn hiện nay, Việt Nam đang tiếp tục công cuộc đổi mới và tiếp tục triển khai chiến lược cải cách tư pháp nên việc hoàn thiện pháp luật về thụ lý và chuẩn bị xét xử vụ án KDTM là một đòi hỏi khách quan, góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế, xã hội, tạo niềm tin từ các đối tác nước ngồi khi tìm kiếm cơ hội đầu tư tại Việt Nam, đồng thời là một hoạt động thiết thực xây dựng nhà nước pháp quyền.

Trên cơ sở tổng hợp kết quả nghiên cứu, Luận văn đã nêu một số vấn đề pháp lý và có những kiến nghị hồn thiện pháp luật, nâng cao hiệu quả của việc đảm bảo việc áp dụng pháp luật về thụ lý và chuẩn bị xét xứ vụ án KDTM.

KÊT LUẬN

Cùng với nên kinh tê thị trường và q trình hội nhập qc tê ngày càng sâu rộng thì những tranh chấp về kinh doanh, thương mại phát sinh càng nhiều với tính chất đa dạng và phức tạp. Đe bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các bên, cũng như tạo điều kiện ổn định phát triển kinh tế, xã hội; các tranh chấp đó cần được giải quyết kịp thời, đúng đắn. Do đó, việc sửa đổi, bổ sung BLTTDS và tiến hành các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động tư pháp nói chung và hoạt động thụ lý và chuẩn bị xét xử vụ án KDTM nói riêng là điều cần thiết để đảm bảo lợi ích của mỗi cá nhân, bào vệ lợi ích quốc gia trong quá trình hội nhập, kế thừa các quy định của hệ thống pháp luật hiện hành và bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ, minh bạch, khả thi, đầy đủ và hiệu quả của hệ thống pháp luật.

Mặc dù đà cố gắng nghiên cứu về hoạt động thụ lý và chuấn bị xét xử sơ thẩm vụ án KDTM trên địa bàn Tòa án hai cấp tỉnh Đồng Tháp cũng như cố gắng phân tích hiệu quả và tồn tại, vướng mắc qua thực trạng áp dụng pháp luật tố tụng hiện hành và kỹ năng của Thấm phán về thụ lý và chuấn bị xét xử vụ án KDTM nhằm đưa ra những giải pháp thích hợp cho việc nâng cao chất lượng xét xử của Tòa án đối với các vụ án KDTM. Tuy nhiên do thời gian nghiên cứu có hạn và khả năng nghiên cứu cịn hạn chế nên học viên cũng chưa chi tiết hóa và phân tích được hết thực trạng của vấn đề và đưa ra giải pháp hữu hiệu nhất. Do đó, học viên cũng hy vọng có đóng góp nhỏ của Luận văn trong việc góp phần nâng cao chất lượng

xét xử vụ án dân sự nói chung và vụ án KDTM nói riêng tại Tịa án.

Rất mong được sự tham gia đóng góp ý kiến của q thầy, cơ và các bạn để cho Luận văn thêm hoàn chỉnh hơn. Chân thành cảm ơn!

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Trương Thị Hai (2018), Hịa giải tranh chăp hợp đơng tín dụng qua thực tiên giải quyết tại TANDthành phốĐà Nang, Luận văn thạc sĩ luật học, Trường Đại học luật, Đại học Huế.

2. Phan Thị Thu Hiên (2016), Chuẩn bị xét xửsơ thâm vụ ándân sự trong Luật tổtụng• (^7 dân sự Việt •• Nam, Luận văn thạc• • sĩ luật• học, Khoa• X Luật,• y Đại• học• Quốc gia Hà Nội.

3. Học viện Tư pháp (2013), Giáo trình kỹ năng giải quyết vụ việc dân sự, Nxb Tư pháp, Hà Nội.

4. Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao (2012), Nghịquyết số 02/2012/NQ-HĐTPngày 03/12/2012, hướng dẫn thi hành một sốquy định

củaNghịquyết số 60/201ỉ/QHỉ2 ngày 29/3/2011 của Quắchội về việc thi hànhLuật sửa đổi,bổ sungmột số điều của BLTTDS, Hà Nội.

5. Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao (2012), Nghị quyết sổ 04/2012/NQ-HĐTP ngày 03/12/2012,hướng dẫn thỉ hành một số quy định về

“Chứng minh và chứng cứ” củaBLTTDSđã được sửa đôi,bổ sung theo

Luật sửa đổi,bô sung một số điềucủa BLTTDS, Hà Nội.

6. Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao (2012), Nghị quyếtsố 05/2012/NQ-HĐTP ngày03/12/2012, hướng dẫn thỉ hành một sốquy định

trong phần thứ hai “Thủ tụcgiảiquyết các vụ án tại Tòa án cấp sơ thẩm ” của BLTTDS đã được sửa đơi, bổsung theo Luậtsửađói, bơsung mộtsố điều của BLTTDS, Hà Nội.

7. Hội đông Thâm phán Tịa án nhân dân tơi cao (2016), Nghị qut sơ 04/2016/NQ-HĐTP ngày 30/12/2016, hướng dẫnthi hành một sốquy định

củaBLTTDS số 92/2015/QH13,Luậttốtụng hành chính số 93/2015/QH13 về gửi,nhận đơnkhởikiện, tài liệu, chứng cứ và cấp, tống đạt, thông báo vănbản tổ tụngbằngphương tiên điệntử, Hà Nội.

8. Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao (2017), Nghị quyếtsố 04/20Ỉ7/NQ-HĐTPngày 05/5/2017, hướng dẫn một số quy định về trả lại đơnkhởi kiện, quyềnnộp đơn khởi kiện lại vụ ántại khoảnỉvàkhoản3

Điều 192 BLTTDS số 92/2015/QH13, Hà Nội.

9. 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22

Nguyễn Mạnh Hùng (2011), Thuật ngữ pháp lý, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. Quốc hội (2004), Bộ luật tốtụng dânsự, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

Quốc hội (2014), Luậtdoanh nghiệp, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. Quốc hội (2014), Luật tơ chức TAND, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. Quốc hội (2015), Bộ luật dân sự, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

Nguyễn Thị Thanh Tâm (2020), Thụ lý vụ ánKDTM sơ thảm qua thực tiễn

tạiTAND hai cấp tỉnh Kon Turn, Luận văn thạc sĩ luật học, Trường Đại học luật, Đại học Huế.

Vũ Mạnh Thông, Nguyễn Thị Chi (2019), Thủtục thụlý,hòa giảivà xét xử cácvụán dân sự với các vãnbản hướng dẫn mới nhất, Nxb Thế Giới.

Tòa án nhân dân tối cao (2007), Côngvãn số38/KHXXngày 29/3/2007, hướng dẫn việc pháp nhân khởi kiệnvàủy quyềnkhởi kiện vụ án dân sự, Hà Nội.

Tòa án nhân dân tỉnh Đồng Tháp (2016), Báo cáo kết quảcông tác năm 2016

và phươnghướngnhiệm vụtrọng tâm năm 2017 của Tòa ánhai cấptỉnh

Đồng Tháp,ĐồngTháp, Đồng Tháp.

Tòa án nhân dân tỉnh Đồng Tháp (2017), Báo cáo kết quảcông tác năm 2017 và phương hướng nhiệm vụtrọng tâm năm 2018 của Tịấn haicấp tỉnh

Đồng Tháp,ĐồngTháp, Đồng Tháp.

Tòa án nhân dân tỉnh Đồng Tháp (2018), Báo cáo kết quảcông tác năm 2018

và phương hướng nhiệm vụ trọng tâmnăm 2019 củaTịấn haicấp tỉnh

Đồng Tháp, ĐồngTháp, Đồng Tháp.

Tòa án nhân dân tỉnh Đồng Tháp (2019), Báo cáo kết quảcông tác năm 2019 và phươnghướng nhiệm vụ trọng tâm năm 2020 củaTịấn haicấp tỉnh

Đồng Tháp,ĐồngTháp, Đồng Tháp.

Tịa án nhân dân tỉnh Đồng Tháp (2020), Báo cáo kết quácông tác năm 2020

và phươnghướngnhiệm vụtrọng tâm năm 2021 của Tòa ánhai cấptỉnh

Đồng Tháp, ĐồngTháp, Đồng Tháp.

ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa IX (1994), Pháp lệnh thủtụcgiảiquyết

cácvụánkinhtế, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

23. Uy ban Thường vụ Quôc hội khóa XIV (2016), Nghị qut sơ 326/2016/ƯBTVQH14 ngày30/12/2016,quy định về mứcthu, miễn, giảm, thu,nộp,quản lý vàsử dụng án phívàlệphí Tịa án, Đồng Tháp.

24 . http://tratu.soha.vn/dict/vn_vn/Th%E1%BB%A5_l%C3%AD. 25. https://vtudien.com/viet-viet/dictionary/nghia-cua-tu

chu%El%BA%A9n%20b%El%BB%8B%20x%C3%A9t%20x%El%BB%AD.

Một phần của tài liệu Thụ lý và chuẩn bị xét xử các vụ án kinh doanh thương mại theo pháp luật việt nam (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 86 - 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)