Bất cập của các quy định chung về thừa kế

Một phần của tài liệu Sự tiếp nhận các giải pháp pháp lý của luật la mã trong chế định thừa kế ở việt nam (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 94)

3.1. Một số bất cập của chế định thừa kế 2015

3.1.1. Bất cập của các quy định chung về thừa kế

3.1.1.1. Tù choi nhận di sản

Quy định của pháp luật về thừa kế của nước ta quy định người thừa kế có quyền nhận di sản hoặc từ chối nhận di sản nếu sự từ chối quyền hưởng di

sản của người thừa kế phù hợp với những điều kiện mà pháp luật đã quy định. Sự từ chối quyền hưởng di sản của người thừa kế được quy định tại Điều 620 BLDS 2015:

“7. Người thừa kế có quyềntừ chối nhận di sản, trừ trường hợp việc từ chối nhằmtrốn tránh việc thựchiện nghĩa vụ tài sản của mình đối với người khác.

2.Việctừ chối nhận di sảnphải đượclậpthành vănbản và gửi đến người quản lý di sản, những người thừa kếkhác,người được giao nhiệm vụphân chìa di sản để biết.

3. Việc từ choinhận disản phải được thể hiệntrước thời điểmphân chia di sản ”

Từ chối quyền hưởng thừa kế theo di chúc cũng là sự thể hiện ý chí của người được chỉ định thừa kế theo di chúc đã không nhận thừa kế theo sự định đoạt của người để lại di sản.

Điều luật dành cho người thừa kế một quyền năng quan trọng: quyền từ chối nhận di sản. về hình thức, việc từ chối phải lập thành văn bản, phải

thông báo cho một sơ chủ thê có liên quan. Quy định này đặt ra một sô vân đề:

Thứ nhất: trong trường hợp người thừa kế vì những lý do khác nhau (khơng nhằm trốn tránh thực hiện nghĩa vụ tài sản) mà từ chối nhận di sản, nhưng việc từ chối này chỉ bằng lời nói. Khi phân chia di sản thừa kế, họ nhất

quyết không nhận phần thừa kế của mình thì giải quyết như thế nào?

Thứ hai: điều luật quy định người từ chối nhận di sản phải thông báo cho một số người, cơ quan có liên quan. Vậy trong trường họp người từ chối nhận di sản đã thông báo nhưng không thông báo đủ cho những người này, sau đó người này lại thay đổi ý kiến, u cầu được nhận di sản thừa kế thì có cho phép hay khơng?

3.1.1.2. về thịi hiệu thừa kế

Xét về thời điểm ban hành thì thời hiệu về thừa kế khơng phải là quy định mới vì vấn đề này đã được đặt ra từ Pháp lệnh thừa kế 1990 sau đó là Bộ luật dân sự năm 1995, Bộ luật dân sự năm 2005, Bộ luật dân sự 2015. Nhưng nếu xét về hệ quả áp dụng của nó vào thực tiễn cuộc sống thì mấy năm gần đây, việc khởi kiện, khiếu nại về việc này đã làm cho vấn đề trở thành mới và

thực sự bức xúc.

Điều 623 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định:

'7. Thời hiệu đế ngườithừakếyêu cầuchia disản là 30 năm đối với hất động sản,10 năm đối với động sản, kê thừ thời hiệumởthừa kế. hết thời hạn nàythì di sản thuộcvề người đang quản lý disản đó.

Trường họp khơng cỏ người thừa kế đang quản lý di sản thì di sản đượcgiảiquyết như sau:

a) Disản thuộcquyền sở hữucủangười đang chiếmhữu theo quy định tại Điều236của Bộluật này;

b) Di sản thuộc vê Nhà nước,nêu khơng có ngườichiêmhữu quy định tại điểm a khoảnnày.

Thời hiệuđềngười thừa kế yêu cầu xác nhận quyền thừa kế củamình hoặc bác bỏ quyền thừa kế củangười khác là10 năm, kê từ thờiđiếm mởthừa kế.

3.Thời hiệu yêucầu người thừa kế thực hiện nghĩa vụ vềtài sáncủa người chếtđê lại là 3 năm, kểtừ thời điểm mờ thừa kế”.

Tại Giải đáp số 01/GĐ-TANDTC ngày 05/01/2018 hướng dẫn:

“Trường hợp người đề lại di sản thừa kế chết trước năm 1987 mà hiện nay Tòa án mới thụ lý, giải quyết tranh chấp thì thời hiệu khởi kiện chia di

sản thừa kế là bất động sản được xác định thế nào?

Kể từ ngày Bộ luật Dân sự năm 2015 có hiệu lực thi hành, theo quy định tại điểm d, khoản 1, Điều 688 Bộ luật Dân sự năm 2015, khoản 4, Điều 4, Nghị quyết số 02/2016/NQ-HĐTP ngày 30/6/2016 của Hội đồng Thẩm

phán Tòa án nhân dân tối cáo hướng dẫn thi hành một số quy định của Nghị quyết số 103/2015/QH13 ngày 25/11/2015 của Quốc hội về việc thi hành Bộ luật tố tụng dân sự và Nghị quyết số 104/2015/QH13 ngày 25/11/2015 của Quốc hội về việc thi hành Luật tố tụng hành chính thì từ ngày 01/01/2017, Tòa án áp dụng khoản 1, Điều 623 Bộ luật Dân sự năm 2015 về thời hiệu thừa kế để thụ lý, giải quyết vụ án dân sự “tranh chấp về thừa kế tài sản”. Theo đó, thời hiệu để người thừa kế yêu cầu chia tài sản là 30 năm đối với bất động

sản, kể từ thời điểm mở thừa kế”.

Đối với trường hợp thừa kế mở trước ngày 10/9/1990 thì thời hiệu khởi kiện chia di sản thừa kế là bất động sản được thực hiện theo quy định tại Điều 36 của Pháp lệnh thừa kế năm 1990 và hướng dẫn tại Nghị quyết số 02/HĐTP ngày 19/10/1990 của Hội đồng thẩm phán TANDTC hướng dẫn áp dụng một

số quy định của Pháp lệnh Thừa kế, cụ thể là: Thời hiệu khởi kiện được tính từ ngày 10/9/1990. Như vậy, tính đến ngày 11/9/2020, tất cả các vụ án khởi kiện chia di sân thừa kế là bất động sản đều hết thời hiệu khởi kiện.

Đồng thời, quy định tại khoản 2 và khoản 3, Điều 623 BLDS năm 2015 thì thời hiệu để người thừa kế yêu cầu xác nhận quyền thừa kế của mình hoặc bác bỏ quyền thừa kế của người khác là 10 năm kể từ thời điểm mở thừa kế

và thời hiệu yêu cầu người thừa kế thực hiện nghĩa vụ về tài sản của người chết đề lại là 3 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế.

Trong trường họp vụ án chia di sản thừa kế đã hết thời hiệu khởi kiện, nếu trong q trình thụ lý giải quyết, khơng có đương sự nào đề nghị áp dụng thời hiệu theo quy định tại khoản 2 Điều 184 Bộ luạt tố tụng dân sự thì Tịa án có áp dụng thời hiệu chia thừa kế quy định tại Điều 623 Bộ luật Dân sự năm 2015 để đình chỉ việc giải quyết vụ án hay khơng? Neu khơng áp dụng thời hiệu thì Tịa án có chia thừa kế khơng? Hiện nay vẫn chưa có Nghị quyết hướng dẫn của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao về vấn đề này

nên thực tiễn giải quyết các vụ án chia di sản thừa kế chưa thống nhất.

Hiện nay Bộ luật tố tụng dân sự (BLTTDS) khơng quy định trong q trình giải quyết vụ án dân sự, nếu xét thấy vụ án đã hết thời hiệu khởi kiện, nguyên đơn không yêu cầu áp dụng thời hiệu khởi kiện thì trong qúa trình hịa giải, Thẩm phán chủ trì phiên hịa giải có giải thích quyền yêu cầu áp dụng thời hiệu để bị đơn được biết và thực hiện quyền này hay không? Neu giải thích quyền yêu cầu áp dụng thời hiệu mà việc bị đơn yêu cầu áp dụng sẽ gây thiệt hại cho ngun đơn thì có vi phạm thủ tục tố tụng hay không? Hơn nữa Điều 70, 71, 72, 73 BLTTDS cũng khơng quy định các đương sự có quyền được quyền giải thích về thời hiệu khởi kiện và hậu quả của việc áp dụng thời hiệu khởi kiện.

3.1.2. Bất cập của thừa kế theo di chúc

Thừa kế theo di chúc là việc dịch chuyển tài sản cùa người đã chết cho người còn sống theo nội dung của bản di chúc mà người đó đã lập trước khi chết. Vấn đề thừa kế theo di chúc đã được quy định cụ thể từ Điều 624 đến Diều 648 của BLDS năm 2015. Sau đây là một số bất cập của BLDS năm 2015 về thừa kế theo di chúc:

Thứ nhất, về nănglựccủa chủ thê lâpdi chúc

BLDS 2015 ghi nhận điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự và di chúc có phần khác nhau về năng lực chủ thể. Tại Khoản 1 Điều 117 BLDS 2015 quy định: “Chủ thể có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân

sự phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập”. Theo quy định này, năng lực chủ thế xác lập giao dịch bao gồm năng lực pháp luật và hành vi, cả hai đều được đề cập với tư cách là điều kiện bắt buộc để xác định hiệu lực của giao dịch, nhung tại khoản 1 Điều 630 BLDS năm 2015 chỉ đề cập tới năng lực hành vi và sự tự nguyện của người lập di chúc: “Người lập di chúc minh mẫn,

sáng suốt trong khi lập di chúc; khơng bị lừa dối, đe doạ, cưỡng ép”. Có thể thấy sự thiếu sót tại Điều 630 BLDS năm 2015 khi quy định về điều kiện để di chúc hợp pháp có thể lý giải theo hướng, di chúc là một loại giao dịch nên khi không quy định cụ thể sẽ được áp dụng quy định chung về giao dịch để xem xét. Tuy nhiên, vấn đề cần đặt ra là cả quy định phần chung và phần riêng đều không ghi nhận hậu quả pháp lý cụ thế khi giao dich nói chung hoặc di chúc nói riêng vi phạm quy định về năng lực chủ thề xác lập.

Khoản 2 Điều 218 BLDS năm 2015 quy định: “Việc định đoạt tài sản chung hợp nhất được thực hiện theo thoả thuận của các chủ sở hữu chung hoặc theo quy định của pháp luật”. Như vậy, khi định đoạt tài sản thuộc sở hữu chung thơng qua các loại giao dịch có thể xảy ra hai trường hợp:

Một là,• X người định• đoạt• chỉ được• định• đoạt• tài sản thuộc • sờ hữu của mình.

Hai là, việc định đoạt tài sản thuộc sở hữu chung có thế dựa trên thoả thuận hoặc pháp luật quy định.

Tức là, xác lập các giao dịch định đoạt tài sản chung vẫn được chấp nhận khi có sự đồng ý của các đồng sở hữu. Điều này sẽ khơng có vấn đề gì bất cập nếu các chủ thế thực hiện đủng theo quy định. Tuy nhiên, pháp luật hiện hành lại không ghi nhận hậu quả pháp lý để giải quyết triệt để quy định về các trường hợp:

+ Người xác lập giao dịch nói chung định đoạt tài sản chung hoặc cả tài sản của người khác không dựa trên thoả thuận hoặc quy định của pháp luật. Giao dịch• được xác lập • • 1 sẽ vơ hiệu• tồn bộ hay • J một• phần?1

+ Người lập di chúc định đoạt tài sản chung hoặc tài sản của người khác, thậm chí định đoạt tài sản thuộc sở hữu chung khi được sự đồng ý của các đồng sở hữu chủ. Đối với các giao dịch thông thường, khi định đoạt tài sản thuộc sở hữu chung mà có sự đồng ý của các đồng sở hữu thì vẫn được ghi nhận giá trị pháp lý, nhưng đối với di chúc, hiện tại quy định này chưa được ghi nhận. Bởi lẽ, di chúc vẫn chỉ được định nghĩa là ý chí của cá nhân nhằm chuyến tài sản của mình cho người khác sau khi chết. Rõ ràng, đây là những hạn chế cần phải được hoàn thiện đế cá nhân xác lập giao dịch nói chung và lập di chúc nói riêng.

Thứ hai, quy định về sự đồng ýlập dì chúc

về nội dung này, BLDS năm 2015 đã có những quy định thay đổi để đảm bảo tính phù hợp hơn so với các BLDS trước đó. Thay vì chỉ cần sự đồng

ý của cha, mẹ hoặc người giám hộ cho đối tượng từ đủ mười lăm đến chưa đủ mười tám như các văn bản quy phạm pháp luật trước, khoản 2 Điều 625

BLDS năm 2015 quy định “Người từ đủ mườilăm tuôi đênchưađủ mười tám tuổiđược lập di chúc, nếuđược cha, mẹ hoặc ngườigiámhộđồng ý về việc lập di chúc”. Điều này khẳng định một cách rõ ràng hơn, là cha, mẹ hoặc người giám hộ không được can thiệp vào nội dung di chúc của người từ đủ mười lăm đến chưa đủ mười tám tuổi. Quy định này thế hiện được sự phù hợp khi xét về băn chất của di chúc. Vì nội dung của di chúc phải là sự thể hiện ý chí của người thiết lập ra nó, cho nên quy định mới này là phù họp. Tuy nhiên, quy định về sự đồng ý cho lập di chúc của cha, mẹ hoặc người giám hộ đối với loại di chúc của người từ đủ mười lăm đến chưa đủ mười tám là hợp lý nhưng vẫn chưa thuyết phục, bởi lẽ:

+ Mộtlà, di chúc là một loại giao dịch trọng hình thức. Tức là pháp luật đề cao phương tiện ghi nhận sự thế hiện ra bên ngồi của ý chí hơn là những yếu tố mang tính ý niệm ở bên trong. Theo đó, việc lập di chúc cần thiết phải ghi nhận một cách rõ ràng hơn sự đồng ý của cha, mẹ hoặc người giám hộ về việc lập di chúc bằng hình thức cụ thể mà qua đó, có thể chứng minh được sự tồn tại của nó một cách đơn giản nhất. Vì di chúc có hiệu lực ờ thời điểm người lập di chúc chết, nếu việc đồng ý của cha, mẹ hoặc người giám hộ về việc lập di chúc khơng rõ ràng thì có thể dẫn tới “sự khơng tồn tại bản di chúc” trong kết luận chứng minh. Điều này làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới quyền của người lập di chúc và đồng thời ảnh hưởng tới quyền, lợi ích của những người thừa kế được chi định trong di chúc.

+ Híữ là, việc xác định phạm vi chú thể đồng ý cho lập di chúc chưa bao quát được các trường hợp khác trong đời sống dân sự. Thực tế cho thấy, có trường hợp tại thời điểm người từ đủ 15 đến dưới 18 tuổi lập di chúc chì có cha hoặc mẹ đơn • • thân hay cha hoặc mẹ biết việc lập • JL di chúc của con và chỉ có một người đồng ý. Người cịn lại có thề biết hoặc không biết về việc lập di chúc và chưa thể hiện sự đồng ý, và khi có tranh chấp, họ hồn tồn có thể thể

hiện ý chí mình vê việc chưa đông ý. Rõ ràng, với quy định này, người từ đủ mười lăm đến chưa đủ mười tám tuổi chỉ có thể lập di chúc khi người này rơi vào một trong hai trạng thái: (i) phải có cả cha, mẹ và cả cha, mẹ phải đồng ý cho lập di chúc; (ii) có người giám hộ. Sự ghi nhận này hoàn toàn chưa đảm bảo được yếu tố khách quan và tồn diện vì nó có the xâm phạm với quyền, lợi ích cùa một nhóm người trong xã hội.

Thứ ba,vềngười lập dichúcdướimườilăm tuổi

Ngoài những độ tuổi về người lập di chúc được quy định rõ rang tại BLDS năm 2015, điều dễ nhận thấy là người dưới mười lăm tuổi không được lập di chúc. Tuy nhiên, cách thể hiện của quy định này chưa thật rõ vì BLDS năm 2015 chỉ đề cập tới hai chủ thể là người trên 18 tuổi và người từ đủ 15 đến chưa đủ mười tám. Trong khi đó, những vấn đề liên quan đến các chủ thể có độ tuồi dưới mười lăm lại được quy định rải rác ở các điều luật khác. Ví dụ: người dưới 6 tuổi, hoặc từ đủ 6 tuổi đến dưới 15 tuổi không được lập di chúc nhưng không được quy định cụ thể là suy luận từ khoản 2, 3 Điều 21

BLDS năm 2015 hay trường hợp người bị hạn chế về mặt thể chất, họ không xuất hiện trong Điều 625 BLDS năm 2015 nhưng lại xuất hiện tại khoản 3 Điều 630 BLDS năm 2015 với địa vị pháp lý giống chủ thể được quy định tại Điều 625 BLDS năm 2015.

Thứ tư, về di chúc miệng

Di chúc miệng đươc quy định tại Điều 629 và khoản 5 Điều 630 như sau:

“Điều 629. Di chúc miệng

ỉ. Trườnghợptínhmạng một ngườibị cái chếtđe dọa và khơng thêlập di chúc bằng văn bản thì có thếlập di chúc miệng.

2. Sau 03 tháng,kẻ từ thờidiêmdichúc miệng màngườilậpdichúc còn sống, minh mẫn, sảng suốt thì dichúcmiệngmặc nhiênbị hủy bỏ.

Một phần của tài liệu Sự tiếp nhận các giải pháp pháp lý của luật la mã trong chế định thừa kế ở việt nam (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)