Bất cập của thừa kế theo pháp luật

Một phần của tài liệu Sự tiếp nhận các giải pháp pháp lý của luật la mã trong chế định thừa kế ở việt nam (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 104)

3.1. Một số bất cập của chế định thừa kế 2015

3.1.3. Bất cập của thừa kế theo pháp luật

3.1.3.1. Thừa kế thế vị

Thừa kế thế vị là một trường hợp phát sinh từ thừa kế theo pháp luật. Theo quy định tại Điều 652 BLDS năm 2015 thì: “Trườnghợp con của người đêlạidi sản chết trước hoặccùng một thời diêmvới ngườiđêlại di sản thì cháu được hưởng phần di sản mà chahoặc mẹ của cháuđược hưởng nếu còn sống; nếu cháu cũng chết trước hoặccùng một thời điểmvới người để lại di sản thì chắt được hưởng phầndi sản màcha hoặc mẹ của chắt được hưởng nếu còn sống

Theo quy định này, thừa kế thế vị thực chất là việc con thay thế vị trí của bố hoặc mẹ đế nhận thừa kế di sản từ ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, hoặc cụ nội, cụ ngoại, nếu bố hoặc mẹ chết cùng một thời điếm với

nhũng người nói trên. Nếu hiểu theo từng câu chữ của điều luật thì khi cha hoặc mẹ của cháu hoặc chắt không được quyền hường di sản của ông, bà hoặc cụ do có một trong các hành vi được nêu tại Khoản 1 Điều 621 BLDS 2015 sẽ kéo theo cháu hoặc chắt cũng không thể được thay thế vị trí của cha mẹ để hưởng di sán của ông, bà hoặc cụ.

Tại tiểu mục 4 Mục II Công văn số 64/TANDTC - PC ngày 03/4/2019 của TANDTC thì: “Thừa kếthế vị được hiểu là hưởng thay và đốitượng hưởng thayđãđược quy địnhrõ là “phần di sàn của chahoặc mẹ của cháu được hưởngnếu cịn sổng”. Trường hợp một người đã khơng đươc quyền hưởng di sản theo quy định tại Khoản 1 Điều 621 BLDS 2015 như bị kết án về hành vi ngược đãi nghiêm trọng người cha thì họ sẽ khơng được hưởng di sản của người cha. Như vậy, nếu họ cịn sống khi cha chết thì họ cũng khơng được hưởng di sản thừa kế nên khồn có “phần được hưởng nếu còn sống” để cho người khác hưởng thế vị. Vậy cha mẹ của cháu hoặc chắt phải là người

được quyên hưởng di sản thì cháu hoặc chăt mới được hưởng thê vị thay cha, mẹ khi cha, mẹ chết trước hoặc chết cùng thời điếm với người để lại di sản.

Tuy nhiên, vẫn cịn nhiều quan điếm khơng thống nhất với cách lý giải nêu trên, với lý do nhằm bảo vệ quyền hưởng di sản của cháu và chắt khi: (1) bản thân họ khơng bị Tịa án tước quyền hưởng di sản và (2) không bị người để lại di sản truất quyền hưởng di sản và (3) họ có năng lực pháp luật để thừa hưởng di sản hoặc (4) trường hượp cháu và chắt chưa thành niên hoặc đã thành niên mà khơng có khả năng lao động.

Ngồi ra, trong rường họp những người có quyền hưởng thừa kế di sản của nhau mà chết cùng thời điềm thì cháu, chắt cùa họ có được quyền thừa kế thế vị hay khơng? vấn đề này có nhiều cách hiểu khác nhau. Có quan điểm cho rằng BLDS đã quy định thừa kế thế vị trong trường hợp con, cháu của người để lại di sản chết trước người để lại di sản thì đương nhiên trong trường hợp chết cùng cũng được hường vì khái niệm chết trước rộng hơn khái niệm chết cùng. Nhưng cũng có nhiều quan điểm cho rằng việc thừa kế thế vị chỉ áp dụng đối với trường hợp con, cháu của người đề lại di sản chết trước người để lại di sản; đối với con, cháu của người để lại di sản chết cùng thời điểm với người để lại di sản thì khơng đặt ra vấn đề thế vị (theo đúng câu chữ của điều luật). Do có nhiều cách hiểu khác nhau nên việc áp dụng pháp luật không được thống nhất trong việc giải quyết các tranh chấp về thừa kế.

3.I.3.2. Quan hệ thùa kế giữa con nuôi và cha nuôi, mẹ nuôi và cha đẻ, mẹ đẻ

Ngoài Điều 652 BLDS 2015, BLDS năm 2015 còn dành Điều 653 quy định về quan hệ thừa kế thế vị giữa con nuôi và cha nuôi, mẹ nuôi: “Con nuôi

vàcha nuôi,mẹ nuôi được thừa kếdi sản củanhauvà còn được thừa kế di sản theo quy định tạiĐiều 651 và Điều 652của Bộluật này ”

Quy định này còn khá chung chung dẫn đến việc có nhũng cách hiểu khác nhau như:

(1) Khi con đẻ của người để lại di sản chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản, thì người con ni của người con đẻ của người để lại di sản có được hưởng thừa kế thế vị hay không?

(2) Khi con nuôi của người để lại di sản chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản, thì con đẻ của người con ni đó có được hưởng thừa kế thế vị không?

(3) Con nuôi của người để lại di sản chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản, thì con ni của người con ni đó có được hưởng thừa kế thế vị khơng?

Bên cạnh quy định tại Điều 653 BLDS 2015, tại tiểu mục đ Mục 4 Nghị quyết số 02/HĐTP ngày 19/10/1990 của Hội đồng Thẩm phán TANDTC hướng dẫn áp dụng một số quy định của Pháp lệnh Thừa kế năm

1990 (Nghị quyết 02/HĐTP): “Connuôi không đương nhiêntrở thành cháu của cha, mẹcủangười nuôi dưỡngvà cũng không đương nhiêntrở thành anh, chị, em của conđẻ của người ni. Dođó,con ni khơng pháilà người thừa kếtheo pháp luật của cha, mẹvà con đẻcủangườinuôi Và tại tiểu mục a Mục 6 Nghị quyết 02/HĐTP quy định: “Ve phía gia đình cha ni,mẹ ni:

con nichỉ có quan hệ thừa kế với cha ni, mẹni mà khơng có quan hệ thừa kế với cha,mẹ và conđẻcủangười nuôi. Trongtrường hợp người có connikếthơn với ngườikhácthìngườiconni khơng đương nhiên trở thành conni của ngườikhácđó cho nên họkhôngphải là người thừa kế của nhau theo pháp luật”. Tại tiểu mục b Mục 5 Nghị quyết số 02/HĐTP quy định: “Trong trường hợp connuôichết trước cha nuôi, mẹ ni, thìcon của

ngườini (tức làcháu của chani, mẹ ni) được hưởng phầndi sản mà

đáng lẽ cha, mẹ của chăt được hưởng nêu cha, mẹ của chătcịn sơngvào thời điểmmở thừa ke”.

Theo đó, trường hợp (2) được hưởng thừa kế thể vị, cịn trường hợp (1) và (3) khơng được hưởng thừa kế thế vị (do con nuôi không phải là người thừa kế theo pháp luật cùa cha, mẹ và con đẻ của người nuôi).

Cũng tại quy định của Điều 653 BLDS 2015 thì theo đó con của người con ni vẫn được thừa kế thế vị khi người con ni đó chết trước hoặc chết cùng một thời điểm với người cha ni, mẹ ni của người con ni đó. Như vậy, con ni của người con ni đó cũng được thế vị để hưởng di sản của người nhận nuôi cha ni, mẹ ni của mình do Điều 651 và Điều 652 BLDS năm 2015 chỉ quy định là con mà không xác định rõ là con đẻ hay con nuôi. Tuy nhiên, như đã phân tích trên thì giữa con nuôi của người con nuôi và người nhận nuôi cha nuôi, mẹ ni của người đó khơng có bất kỳ mối quan hệ huyết thống hay chăm sóc, ni dưỡng nào, nên theo các quy định trên thì con ni của người con ni đó vẫn được hưởng thừa kế thế vị khi cha nuôi, mẹ nuôi của người con nuôi chết trước hoặc chết cùng một thời điểm với người nhận nuôi cha ni, mẹ ni của người đó. Do đó, đây là một quy định bất họp lý, thiếu cơ sở và còn gây khá nhiều tranh cãi, nhưng do chưa có hướng dẫn cụ thể nên việc hiểu và áp dụng quy định này vẫn là khó khăn, vướng mắc của Tịa án.

Ngồi ra quy định trên cịn cho thấy, nội dung chỉ thể hiện về quan hệ thừa kế giữa “con ni và cha ni, mẹ ni” mà khơng có nội dung nào quy định liên quan đến trường hợp của “cha đẻ, mẹ đẻ”. Tuy nhiên, tiêu đề của điều luật lại thể hiện là “Quan hệ thừa kế giữa con nuôi và cha nuôi, mẹ nuôi và cha đẻ, mẹ đẻ”. Có thể thấy giữa tiêu đề và nội dung của điều luật đã khơng có sự thống nhất với nhau.

Như vậy, Điêu 653 của BLDS 2015 cũng có những hạn chê nhât định, từ việc quy định “chung chung” đến việc không thống nhất giữa tiêu dề và nội dung, tất cả đã tạo ra những cách hiểu trái chiều dẫn đến sự khơng thống nhất trong q trình áp dụng luật vào thực tiễn. Chính vì vậy mà quyền, lợi ích hợp pháp của các đối tượng được đề cập trong điều luật nêu trên đôi khi không được đảm bào và thiếu sự cơng bằng, bình đẳng giữa các vụ việc hay ngay trong cùng một vụ việc cụ thể.

3.1.3.3. về quan hệ thừa kế giữa con riêng và bố dượng, mẹ kế

Theo quy định tại Điều 654 BLDS năm 2015 thì: “Con riêng và bố dượng, mẹkế nếu có quan hệ chăm sóc, ni dưỡngnhau như cha con, mẹ con thì đượcthừa kế di sản củanhau vàcịn được thừa kế dì sản theo quy định• • • • tạiĐiều 652 và Điều 653 củaBộ luật này

Theo đó, để được hưởng quyền thừa kế di sản giữa con riêng và bố dượng, mẹ kế thì pháp luật quy định họ phải có quan hệ chăm sóc nhau như cha con, mẹ con. vấn đề quan hệ chăm sóc, ni dưỡng giữa cha mẹ và con cái được quy định tại Chương V của Luật Hơn nhân và Gia đình năm 2014. Tuy nhiên, hiểu như thế nào là chăm sóc như cha con, mẹ con? Trên thực tế khi áp dụng quy định này để giải quyết các trường hợp cụ thể thì có nhiều cách hiểu khác nhau dẫn đến việc áp dụng pháp luật không thống nhất về nội dung như thế nào được hiểu là “chăm sóc như cha con, mẹ con” và dựa vào tiêu chí nào để đánh giá là có sự chăm sóc, ni dưỡng nhau như cha con, mẹ con thì pháp luật cũng chưa đề cập đến. Chẳng hạn như: thời gian chăm sóc, ni dưỡng nhau giữa con riêng và bố dượng, mẹ kế là bao lâu sẽ được coi là chăm sóc như cha con, mẹ con; hành vi chăm sóc sẽ được thể hiện từ hai bên hay chĩ từ một bên (người được thừa kế) và nếu như một bên chỉ thể hiện hành vi chăm sóc, ni dưỡng, nhưng về tình cảm giữa họ đối với nhau không như cha con, mẹ con thì họ có được thừa kế theo pháp luật của nhau khơng?

Ngồi ra, việc xác định hàng thừa kê sau khi đã xác định được quan hệ chăm sóc, ni dưỡng như cha con, mẹ con thì điều luật lại khơng quy định trong trường hợp này thì con riêng, bố dượng, mẹ kế sẽ thuộc hàng thừa kế thứ mấy nếu đối chiếu với quy định tại khoản 1 Điều 651 BLDS năm 2015 về người thừa kế theo pháp luật.

Ngồi ra cịn có quan điểm cho rằng, nên bỏ quy định về thừa kế thế vị của con riêng, vì giữa con riêng và bố dượng, mẹ kế với lý do là giữa họ khơng có mối quan hệ huyết thống và cũng khơng có mối quan hệ pháp lý nào ràng buộc, nểu có ràng buộc đi chăng nữa thì đó cũng chỉ là sự ràng buộc về mặt đạo đức xã hội. Có thể lý giải cho cơ sở của quan điểm này là xuất phát từ sự so sánh với trường hợp người con dâu không được hưởng thừa kế đối với phần di sản của cha mẹ chồng, vì giữa họ khơng có mối quan hệ huyết thống, nhưng do phong tục tập quán của người Việt và trên thực tế phần lớn người con dâu cũng là người trực tiếp chăm sóc, ni dưỡng cha mẹ chồng. Chính vì vậy, quan điểm trên cho rằng việc quy định con riêng được hưởng thừa kế thế vị thay bố dượng, mẹ kế là không thuyết phục và cần phải được xóa bỏ.

3.2. Một số kiến nghị trên cơ sở tiếp nhận các giải pháp pháp lý của luật La Mã Mã

Trên cơ sở tiếp nhận các giải pháp pháp lý của luật La Mã và từ những bất cập trong các quy định pháp luật về thừa kế nêu trên, ta thấy rằng cần thiết phải có sự sửa đổi các quy định về thừa kế trong BLDS năm 2015 để có cách hiểu và áp dụng các quy định pháp luật về thừa kế được thống nhất, đúng đắn,

bảo về được quyền lợi của công dân.

3.2.1. Kiên nghị vê các quy định chung của thừa kê

Pháp luật La Mã quy định hai trường hợp về quyền chấp thuận hoặc từ chối nhận di sản. Đối với đối tượng là người dưới quyền gia chủ, họ khơng có quyền từ chối nhận di sản, tuy nhiên đổi với người thừa kế khơng dưới quyền gia chủ có quyền đồng ý hoặc từ chối nhận di sản thừa kể.

Trong pháp luật Việt Nam có điểm tiến bộ so với pháp luật La Mã khi không “ép buộc” người thừa kế nhận di sản, trao cho người thừa kế có quyền từ chối nếu họ khơng muốn nhận trừ khi việc từ chối đó nhằm trốn tránh

nghĩa vụ tài sản của mình với người khác. Tuy nhiên, quy định về việc từ chối nhận di sản lại gặp một số bất cập như đã nêu trên. Do vậy, để quy định về việc từ chối nhận di sản được hoàn thiện hơn, cần quy bổ sung thêm quy định dự liệu trong trường hợp từ chối nhận di sản bằng lời nói và quy định rõ trong trường họp người từ chối nhận di sản phải thông báo cho những người liên

quan.

3.2.2. Kiến nghị về thừa kế theo di chúc

Từ những bất cập về thừa kế theo di chúc nêu trên, cùng với sự tiếp nhận từ luật La Mã, tác giả có những kiến nghị sau:

- Một là, quy định về người lập di chúc:

+ Người từ đủ mười tám tuổi trở lên không bị mất năng lực hành vi dân sự có quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của mình.

+ Người từ đủ mười lăm đến chưa đủ mười tám tuổi được lập di chúc, nếu được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý về việc lập di chúc.

+ Người dưới mười lăm tuổi không được quyền lập di chúc. - Hai là, quy định về họp pháp đối với người lập di chúc:

+ Người lập di chúc minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc; thực hiện quyền lập di chúc trong phạm vi giới hạn luật định; không bị lừa dối, đe doạ, cưỡng ép.

+ Di chúc của người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuồi phải được lập bằng văn bàn khi có sự đồng ý bằng văn bản về việc lập di chúc của cha và mẹ hoặc người giám hộ. Trường hợp người lập di chúc chi có cha hoặc mẹ tại thời điểm lập di chúc thì chỉ cần có sự đồng ý bằng văn bản của một người nhưng người còn lại phải rơi vào trạng thái không thể biết việc lập di chúc đó khơng do lồi của mình.

+ Di chúc của người bị hạn chế về thể chất, của người không biết chữ hoặc có khó khăn trong nhận thức và làm chủ hành vi do người được người này chỉ định lập thành văn bản trước mặt ít nhất hai người làm

chứng phải có cơng chứng hoặc chứng thực.

Ba là, quy định về người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc:

+ Sửa đổi, thay thế từ “cho” trong cụm từ “chỉ cho hưởng phần di sản ít hơnhaiphầnba suất đó” bằng từ “được tại khoản 1 Điều 644 BLDS 2015. Cụ thể: “Những người sau đây vẫn được hưởng phần di sản bàng hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật nếu di sản được chia theo pháp luật, trong trường hợp họ không được người

lập di chúc cho hướng di sàn hoặc chỉ được hưởng phần di sản ít hơn hai phần ba suất đó...” Nếu như cụm từ “chỉ cho hưởng...” đa số các trường hợp thề hiện sự chủ động của người lập di chúc trong việc định đoạt tài sản trong di chúc, chưa bao quát được trường hợp người thừa kế được hưởng thừa kế theo pháp luật, vì vậy, khơng thể hiện được bản chất của điều luật. Trong khi đó, cụm từ “chỉ được hưởng...” thể hiện

Một phần của tài liệu Sự tiếp nhận các giải pháp pháp lý của luật la mã trong chế định thừa kế ở việt nam (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 104)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)