2.2. Thực tiễn thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát •• •• •
2.2.1. Thực hành quyền công tố trong việc tiếp nhận và kiểm sát nguồn
2.2.1. Thực hành quyền công tố trong việc tiếp nhận và kiểm sát nguồntin về tội phạm tin về tội phạm
Theo quy định tại Điều 12 Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2014, Viện kiêm sát có một sơ nhiệm vụ, qun hạn khi thực hành quyên công tô trong việc giải quyêt tô giác tin báo vê tội phạm kiên nghị khới tố như:
* Phê chuân,không phê chuân việc băt người trong trường hợp khân cap, gia hạn tạm giữ
Trong công tác thực hành quyền công tố việc giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố của Viện KSND hai cấp tỉnh Hà Giang với tinh thần trách nhiệm và bám sát các quy định của pháp luật, Kiểm sát viên và Lãnh đạo đon vị luôn thận trọng, cân nhắc kỹ từng trường hợp cụ thế khi
quyết định việc phê chuẩn hay không phê chuẩn việc hắt người trong trường hợp khẩn cấp hoặc gia hạn tạm giữ.
- Đoi với trường hợp hat người hị giữ trong trường hợp khâu cap:
Theo quy định tại khoản 4 Điều 110 Bộ luật tố tụng hình sự, trong mọi trường hợp, việc bắt khẩn cấp phải được báo ngay cho Viện kiểm sát cùng cấp bằng văn bân kèm theo tài liệu liên quan đến việc bắt khẩn cấp để xét phê chuẩn. Trong thời hạn 12 giờ, kế từ khi nhận được đề nghị xét phê chuẩn và tài liệu
liên quan đến việc bắt người bi giữ trong trường hợp khẩn cấp, Viện kiểm sát phải ra quyết định phê chuẩn hoặc quyết định không phê chuẩn. Neu Viện kiểm sát quyết định khơng phê chuẩn thì người đã ra lệnh bắt phải trả tự do ngay cho người bị bắt.
Do đó, ngay sau khi nhận được hồ sơ đề nghị xét phê chuẩn lệnh bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp của Cơ quan điều tra, Kiểm sát
viên thụ lý giải quyêt vụ án luôn kiêm tra kỹ các tài liệu chứng cứ của việc bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp đối với từng trường hợp, đảm bảo căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 110 Bộ luật tố tụng hình sự 2015. Đồng thời, Kiểm sát viên còn trực tiếp gặp, hỏi và ghi lời khai đối đối tượng bị bắt hoặc phối hợp với Điều tra viên trong quá trình Điều tra viên ghi lời khai đối tượng.
Trong thời hạn 12 giờ, kể từ khi nhận được hồ sơ đề nghị xét phê chuẩn và các tài liệu liên quan đến việc bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp,
Kiểm sát viên đề xuất Lãnh đạo quyết định việc phê chuẩn hoặc không phê chuẩn việc bắt người trong trường hợp khẩn cấp.
- Đoi với công tác kiêm sát việc tạm giữ, gia hạn tạm giữ đoi với đoi tượng nghi vấn: Theo quy định tại khoản 4 Điều 117 Bộ luật tố tụng hình sự,
trong thời hạn 12 giờ, kể từ khi ra quyết định tạm giữ, phải được gửi cho Viện kiểm sát cùng cap. Neu xét thấy việc tạm giữ khơng có căn cứ hoặc khơng cần thiết thì Viện kiểm sát ra quyết định hủy bỏ quyết định tạm giữ và người ra quyết định tạm giữ phài trả tự do ngay cho người bị tạm giữ. Căn cứ theo quy định này, khi nhận được quyết định tạm giữ, gia hạn tạm giữ của Cơ quan điều tra, Kiểm sát viên tiến hành kiểm tra ngay tính có căn cứ và hợp pháp của việc tạm giữ, gia hạn tạm giữ để báo cáo đề xuất Lãnh đạo viện. Qua kiểm tra các tài liệu chứng cứ về việc tạm giữ hoặc đề nghị gia hạn tạm giữ của Cơ quan điều tra, Kiểm sát viên đề xuất hướng xử lý như sau:
+ Neu thấy việc tạm giữ khơng có căn cứ hoặc khơng cần thiết, thì u cầu Cơ quan điều tra ra quyết định huỷ bỏ quyết định tạm giữ hoặc Viện kiểm sát trực tiếp ra quyết định huỷ bỏ quyết định tạm giữ, đồng thời yêu cầu Cơ quan điều tra trả tự do ngay cho người bị tạm giữ.
+ Neu xét thấy việc gia hạn tạm giữ khơng có căn cứ hoặc khơng cần thiết, thì ra quyết định khơng phê chuẩn quyết định gia hạn tạm giữ và yêu
câu người đã ra quyêt định tạm giữ trả tự do ngay cho người bị tạm giữ theo quy định tại Điều 117 Bộ luật tố tụng hình sự.
+ Nếu thấy việc gia hạn tạm giữ có căn cứ và cần thiết, thì ra quyết định phê chuẩn quyết định gia hạn tạm giữ.
Thực tiễn trong giai đoạn từ năm 2015 đến năm 2019 Viện kiểm sát hai cấp tỉnh Hà Giang đã kiểm sát 869 trường hợp tạm giữ, phê chuẩn 203 trường hợp bắt khẩn cấp và 665 trường hợp gia hạn tạm giữ. Qua công tác này cho thấy, các trường hợp bắt khẩn cấp, tạm giữ đều được giải quyết khởi tố bị can (đạt 100%), khơng có trường hợp nào chuyển xử lý hành chính vì hành vi khơng cấu thành tội phạm.
* Đe ra yêu cầu xác minh tin báo
Khi tiến hành công tác thực hành quyền công tố trong việc giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố, theo quy định tại khoản 3 Điều 13 Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2014, thì Viện kiểm sát có qun đê ra yêu câu kiêm tra, xác minh đôi với co quan có thâm quyên giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố.
Việc đề ra bản yêu cầu xác minh có vai trị quan trọng, là biểu hiện tập trung của việc tăng cường trách nhiệm của Kiểm sát viên, gắn trách nhiệm của Kiểm sát viên với Điều tra viên trong việc xác minh tố giác, tin báo về tội phạm. Do đó, sau khi tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố, Kiểm sát viên được phân công đã chủ động bám sát nội dung tin báo, tố giác tội phạm và kiến nghị khởi tố để đề ra yêu cầu xác minh ngay từ đầu và trong q trình giải quyết. Thơng qua u cầu xác minh, Kiểm sát viên thể hiện rõ quan điếm của mình trong việc thu thập, củng cố chứng cứ. Nội dung yêu càu xác minh đảm bảo những nội dung đế kiểm tra tính xác thực của nguồn tin, yêu cầu thu thập tài liệu, chứng cứ đề làm rõ tình tiết liên quan đến những vấn đề phải chứng minh được quy định tại Điều 85 Bộ luật tổ
tụng hình sự như: Có hành vi phạm tội xảy ra hay khơng, thời gian, địa điêm và những tình tiết khác của hành vi phạm tội; Ai là người thực hiện hành vi phạm tội; có lỗi hay khơng có lồi, do cố ý hay vơ ý; có năng lực trách nhiệm hình sự hay khơng; mục đích, động cơ phạm tội. Với phương thức như trên trong công tác thực hành quyền công tố việc giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố. Điển hình như vụ trộm cắp tài sản: Ngày 20/8/2018 tiếp nhận đơn tố giác của bà Đinh Thị Mão (sinh năm 1982, ở thôn Nà Chõ, xã Tân Nam, huyện Quang Bình, tỉnh Hà Giang) về việc ngày 20/8/2018 tại nhà bà Mão bị kẻ gian đột nhập vào nhà lấy trộm 01 xe máy mang biển kiểm soát 23E1-006.61. Sau khi tiếp nhận và thụ lý tin, Kiểm sát viên được phân công đã nghiên cứu các tài liệu ban đầu như: đơn tố giác cùa bà Mão, lời khai bà Mão, lời khai cùa người làm chứng và các tài liệu có liên quan để đề ra yêu cầu xác minh. Nội dung yêu cầu Điều tra viên tiến hành xác minh gồm có: Khẩn trương khám nghiệm hiện trường để truy tìm dấu vết đối tượng trộm cấp, đồng thời, xác minh làm rõ đơn báo mất tài sản của bà Đinh Thị Mão có đúng hay không? Tiến hành lấy lời khai người làm chứng, người biết việc mất xe máy tại nhà bà Mão?- Xác minh làm rõ về thời gian bất minh, tài sản bất minh của những đối tượng hình sự trên địa bàn thôn Nà Chõ và xã Tân Nam. Đồng thời mở rộng xác minh đối với những đối tượng khác có biểu hiện bất minh về thời gian và tài sản trên địa bàn. Xác minh làm rõ tại thời điểm bà Mão mất xe máy, có người lạ nào xuất hiện trên địa bàn khơng, nếu có thì làm rõ diễn biến của họ. Khi phát hiện và thu giữ được vật chứng thì tiến hành định giá tài sản để làm căn cứ xử lý. Thông qua công tác khám nghiệm hiện trường và khoanh vùng đối tượng, Cơ quan điều tra Công an huyện Quang Bình đã tiến hành xác minh, truy tìm đối tượng, xác định được đối tượng là Hồ Văn Nguyên (sinh năm
1978, ở thôn Nặm Khẳm, xã Tân Bắc, huyện Quang Bình, tỉnh Hà Giang).
Ngày 01/9/2021, Cơ quan Cảnh sát điêu tra Cơng an huyện Quang Bình đã ra Lệnh bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp đối với Hồ Văn Nguyên và ra Quyết định tạm giữ trong thời hạn 03 ngày. Đồng thời, thông báo cho Viện kiểm sát và có văn bản đề nghị phê chuẩn Lệnh bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp đối với Nguyên. Sau đó, vụ án đã được điều tra, truy tố, xét xử xong
_ _ _ _ - _ r
2.2.2. Thực hiện kiêm sát việc tuân theo pháp luật trong việc tiêp nhận, giải quyết nguồn tin về tội phạm
Theo quy định tại Điều 13 Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2014, Viện kiêm sát có một sơ nhiệm vụ, qun hạn khi kiêm sát việc tiêp nhận, giải quyết tố giác tin báo về tội phạm kiến nghị khởi tố như:
* Kiểm sát việc tiếp nhận, phân loại tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố của Cơ quan điều tra
Hàng tuần, cán bộ, Kiểm sát viên luôn phối hợp với cán bộ điều tra, Điêu tra viên phân loại các tin tiêp nhận, kiêm sát tiêp nhận thông tin, đánh giá phân loại thơng tin, qua đó xác định nguồn tin thuộc thẩm quyền giải quyết thì yêu cầu Cơ quan điều tra vào sổ thụ lý và trong thời hạn 03 ngày làm việc phải ra Quyết định phân công Điều tra viên giải quyết tin, đồng thời Viện kiểm sát ra Quyết định phân công Kiểm sát viên kiểm sát việc giải quyết. Trường hợp nguồn tin tội phạm tiếp nhận không phải là tố giác, tin báo
Hàng tháng, sau khi nhận được thông báo định kỳ băng văn bản của Cơ quan điêu tra vê tình hình tiêp nhận các tô giác, tin báo vê tội phạm và kiên nghị khởi tố, cán bộ, Kiểm sát viên luôn cập nhật và đối chiếu với sổ thụ lý của Viện kiểm sát để kịp thời phát hiện việc phân loại, thụ lý của Cơ quan điều tra chính xác hay chưa? Trường hợp việc phân loại chưa chính xác ln
kịp thời trao đôi với Cơ quan điêu tra đê có biện pháp khăc phục, bảo đảm mọi hành vi vi phạm, phạm tội, người phạm tội đều được phát hiện, tiếp nhận và xừ lý đúng pháp luật
* Lập hồ sơ kiểm sát tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố
Trên cơ sở sau khi tiếp nhận, phân loại tin và nhận được quyết định phân công Điều tra viên giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố, Viện kiểm sát nhân dân hai cấp tỉnh Hà Giang đã ra Quyết định phân công
Kiểm sát viên kiểm sát việc giải quyết, cán bộ được phân công chuyên trách tiến hành vào sổ thụ lý và lập hồ sơ kiểm sát từng tổ giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố.
Trong mỗi loại hồ sơ có: Văn bản thể hiện nguồn tố giác, tin báo về tội phạm hoặc kiến nghị khởi tố (như đơn khiếu nại, tố cáo; văn bản tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm; văn bản kiến nghị khởi tố...); Quyết định chuyển tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố để giải quyết theo thẩm quyền (đổi với các tố giác, tin báo về tội phạm hoặc kiến nghị khởi tố do nơi khác chuyển đến); Quyết định phân công giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm hoặc kiến nghị khởi tổ; Quyết định phân công kiểm sát việc giãi quyết tổ giác, tin báo về tội phạm hoặc kiến nghị khởi tố; Quyết định khởi tố hoặc không khởi tố vụ án hình sự của Cơ quan điều tra; Thơng báo kết quả giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm hoặc kiến nghị khởi tố;Văn bản đề xuất quan điểm của Kiểm sát viên được phân công kiểm sát việc giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm hoặc kiến nghị khởi tố; Văn bản thống nhất hoặc không thống nhất quan điểm của Lãnh đạo Viện kiểm sát đối với kết quả giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm hoặc kiến nghị khởi tố của Cơ quan điều tra; Biên bản khám nghiệm hiện trường hoặc xác định hiện trường và sơ đồ hiện trường; Biên bản khám phương tiện có liên quan; Quyết định trưng cầu giám định và Ket luận
giám định; Văn bản trả lời của Cơ quan có thâm qun giải đáp một sơ vướng mắc do Cơ quan điều tra u cầu trả lời; (nếu có);Ngồi ra, trích cứu các tài liệu, chứng cứ khác được thu thập trong hồ sơ giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố. về chế độ lập, sử dụng, bảo mật và quản lý hồ sơ kiểm sát được thực hiện theo quy định Quy chế thực hành quyền công tố và kiếm sát việc tuân theo pháp luật trong việc điều tra vụ án hình sự.
* Kiểm sát việc kiểm tra, xác minh và kết quả giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố
Sau khi tiếp nhận và thụ lý tin, Kiểm sát viên luôn kiểm sát chặt chẽ hoạt động kiểm tra, xác minh và giải quyết của Điều tra viên để bảo đảm kết quả giải quyết và yêu cầu xác minh được thực hiện đầy đủ, khách quan và đúng quy định của pháp luật. Qua xác minh sơ bộ ban đầu, nếu thấy tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tổ không thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan điều tra, Kiếm sát viên luôn kịp thời báo cáo Lãnh đạo viện, yêu cầu Cơ quan điều tra chuyển tin cho Cơ quan điều tra có thẩm quyền giải quyết, đồng thời thơng báo cho Viện kiểm sát nơi tiếp nhận để thực hiện việc kiểm sát. Trong quá trình kiểm sát, Kiểm sát viên kiểm sát chặt chẽ hoạt động giải quyết của Điều tra viên như việc áp dụng các biện pháp xác minh để làm rõ thông tin như: Lấy lời khai, thu giữ tài liệu vật chứng, khám nghiệm hiện trường, giám định, định giá tài sản, từ đó xác định có hay khơng có hành vi tội phạm xảy ra, người nào thực hiện hành vi phạm tội và tính chất, mức độ và hậu quả do hành vi phạm tội đó gây ra như thế nào. Thơng qua những tài liệu đã xác minh, được kiểm chứng để có căn cứ việc khởi tố là đúng người, đúng tội; không làm oan, sai và khơng bị lọt tội phạm. Do đó, trong thời gian qua đối với số tin đã giải quyết, Quyết định khởi tố vụ án hình sự hay khơng khởi tố vụ án hình sự đều được kiểm sát chặt chẽ. Đối với số tin sau khi kết thúc• • • •
việc giải quyết, trong thời hạn 03 ngày làm việc, Cơ quan điều tra đều gửi kết
quả giải quyêt cùng hô sơ giải quyêt tô giác, tin báo vê tội phạm và kiên nghị khởi tố cho Viện kiểm sát để Kiểm sát viên nghiên cứu, đề xuất Lãnh đạo kết quả giải quyết để Viện kiểm sát có văn bản đồng ý hay không đồng ý với kết quả giải quyết của Cơ quan điều tra.Trong trường hợp tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố đã hết thời hạn giải quyết theo quy định tại Điều 147 Bộ luật tố tụng hình sự mà chưa đủ căn cứ, quyết định việc khởi tố hay không khởi tố vụ án hình sự, Cơ quan điều tra có thơng báo bằng văn bản cho Viện kiểm sát biết để thống nhất quan điểm giải quyết. Qua đó, Kiểm sát viên đã phối hợp cùng Điều tra viên nghiên cứu kết quà xác minh và báo cáo lãnh đạo hai ngành đề cùng thống nhất quan điểm giãi quyết vụ việc hoặc thống nhất nội dung cần yêu cầu tiếp tục xác minh.