Hoàn thiện quy định về điều kiện vay

Một phần của tài liệu Hợp đồng vay giữa ngân hàng thương mại với khách hàng cá nhân theo pháp luật việt nam (luận văn thạc sỹ luật học) (Trang 74 - 76)

3.2. Kiến nghị hoàn thiện pháp luật về họp đồng vay của khách

3.2.2. Hoàn thiện quy định về điều kiện vay

Khách hàng cá nhân gặp khó khăn chủ yếu với việc tiếp cận khoản vay

do những điêu kiện tại Điêu 7 Quy chê cho vay quy định trong Thông tu 39/2016/TT-NHNN của Ngân hàng nhà nước đặt ra, nhất là điều kiện chứng minh được năng lực tài chính và phương án đầu tư kinh doanh hiệu quả. Tiêu chí “có phương án đầu tư kinh doanh hiệu quả” này chỉ áp dụng đối với khách hàng vay vốn kinh doanh chứ không áp dụng đối với khách hàng vay tiêu dùng. Bên cạnh đó, tiêu chí này lại có sự liên hệ với điều kiện để được vay ngắn hạn với lãi suất trần 4,5% là có tình hình tài chính minh bạch, lành mạnh. Hệ quả như đã được phân tích trong Chương Hai là khách hàng đơi khi

gặp khó khăn với việc tiếp cận các khoản vay, vì các ngân hàng cũng tìm cách hạn chế tối đa số khách vay với mức lãi suất thấp như vậy. Do đó, theo ý kiến của tác giả nên có sự điều chỉnh về điều kiện về chủ thể vay theo một trong hai hưóng như sau:

Một là, nghiên cứu khả năng nâng trần lãi suất cho vay ngắn hạn của các tổ chức tín dụng nói chung. Khi trần lãi suất ngắn hạn cho vay được nâng đến một mức độ phù hợp, thậm chí dỡ bỏ thì ngân hàng sẽ có động lực để thúc đẩy cho vay thay vi thiết lập các hạn chế như hiện nay. Những hạn chế đó vơ hình chung đã đẩy những đối tượng lẽ ra phải được hỗ trợ vào thế khó, phải tìm kiếm sự hỗ trợ bằng cách khác mà một cách phổ biến là “nhờ” người khác vay. Như vậy các rủi ro liên quan đến quan hệ vay theo ủy quyền này sẽ được giảm bớt tỷ lệ thuận với mức giảm về số vụ việc. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng khi nâng trần lãi suất vay lên thì sẽ lại làm tăng áp lực tài chính lên nhóm

cần được ưu tiên, do đó để ban hành được chính sách mới này cần rà soát tổng thề các biện pháp hỗ trợ của nhà nước để có chiến lược hoặc lộ trình phù hợp.

Hai là, trong thời gian chưa thể nâng trần hoặc bỏ tràn lãi suất vay ngắn hạn, nên ban hành các quy định hướng dần cụ thể về phương pháp chứng minh năng lực tài chính và chứng minh tình hình tài chính minh bạch, lành mạnh. Bởi lẽ, nếu như quy định này vẫn hoàn toàn phụ thuộc vào đánh giá

riêng của từng ngân hàng như hiện nay, sẽ rât khó đê các chủ doanh nghiệp tư nhân, đại diện hộ gia đình... tiếp cận được với các khoản vay ưu đãi, tác dụng

của việc áp trần lãi suất ngắn hạn sẽ không được phát huy như mục đích ban đầu của chính sách.

Một phần của tài liệu Hợp đồng vay giữa ngân hàng thương mại với khách hàng cá nhân theo pháp luật việt nam (luận văn thạc sỹ luật học) (Trang 74 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)