3.2. Kiến nghị hoàn thiện pháp luật về họp đồng vay của khách
3.2.3. Hoàn thiện quy định liên quan đến mẫu hợp đồng
Hợp đồng tín dụng cá nhân chủ yếu là các họp đồng theo mẫu do ngân hàng soạn sẵn và cũng là cơ sở của quan hệ tín dụng. Như đã đề cập, đây chính là một trong những thách thức lớn nhất đối với việc bảo đảm quyền lợi của người vay: hợp đồng mẫu duy tri sự bất bình đẳng địa vị khi khơng tạo cơ hội cho người vay đàm phán các nội dung quan trọng, chắng hạn như lãi suất.
Theo tác giả Đồ Giang Nam, có đến 3 vấn đề lớn liên quan đến hợp đồng mẫu: (1) pháp luật có nên đặt ra quy định để điều khoản theo mẫu được công nhận hiệu lực không; (2) làm thế nào để các điều khoản được xây dựng công bằng; và (3) giải thích họp đồng mẫu như thế nào khi một bên khơng hề được tác động vào q trình xây dựng điều khoản [25]. Theo quan điểm của tác giả, với tính chi tiết của họp đồng tín dụng thì vấn đề giãi thích họp đồng
khơng đặt nặng vì các điều khoản đều đơn nghĩa. Tuy nhiên, vấn đề thứ nhất và thứ hai rất đáng lưu tâm.
Theo pháp luật hiện hành thì các quy định mới về điều kiện giao dịch chung đã được ban hành, theo đó loại bỏ quyền của một bên tự loại trù’ trách nhiệm cùa mình hoặc tăng trách nhiệm cho bên kia [38, Điều 406], Mục đích
của sự can thiệp này là hướng đến sự bình đằng và cơng bằng đối với các bên trong hợp đồng. Thực tế cho thấy về cơ bản, vấn đề trong các hợp đồng tín
dụng cá nhân khơng thực sự là vấn đề, vì nhìn chung pháp luật đã can thiệp khá sâu vào nội dung hợp đồng, vấn đề tiền lãi là vấn đề tiềm ẩn nhiều nguy cơ nhất đối với bên vay, nhưng thực chất đã được pháp luật điều chỉnh và các vấn đề phát sinh lại nằm ở chính quy định của pháp luật (sẽ được đề cập đến
trong phần 3.2.3 dưới đây). Như vậy vấn đề mà các mẫu hợp đồng tín dụng cá nhân đang gặp phải là gì?
Theo tác giả, vấn đề là ở hình thức hợp đồng, hay chính xác hơn là cách diễn đạt các điều khoản, vấn đề này có liên quan phần nào đến một lý thuyết có tên gọi “học thuyết về chi phí giao dịch” đối với hợp đồng mầu, theo đó đối với bên đưa ra hợp đồng mẫu (ở đây là ngân hàng), việc sử dụng hợp đồng mẫu giúp tiết kiệm chi phí thương thảo hợp đồng cho họ bằng cách chia nhỏ chi phí cho nhiều lần giao dịch (vi hợp đồng mẫu có thể được sử dụng nhiều lần). Ngược lại với bên chấp nhận hợp đồng (ở đây là bên vay), vì chỉ giao dịch một lần nên họ ít có động lực để nghiên cứu kỹ các điều khoản được đưa ra. Ngoài ra họ cũng là bên thiếu thông tin/kiển thức hơn để đánh giá một cách xác đáng các rủi ro pháp lý mà họ có thể gặp khi ký kết họp đồng. Hệ quả là họ ít khi bỏ thời gian, cơng sức và dù có cũng sẽ không chắc chắn đã đủ để nắm bắt hết nội dung hợp đồng. Điều này lý giải phần nào việc khách hàng vay thường dễ bỏ sót các nội dung liên quan đến tiền lãi và tiền phí. Từ đây sẽ tiếp tục dẫn đến hệ quả là bên đưa ra hợp đồng mẫu cảm thấy khơng cần phải hồn thiện các điều khoản theo hướng tốt hơn cho bên kia.
Một khía cạnh kỹ thuật khác là việc giải thích hợp đồng của các nhân viên tiến hành giao dịch cũng có ảnh hưởng rất lớn đến việc khách hàng vay có nắm được quy định họp đồng hay khơng. Hiện nay mới chỉ có quy định cụ thế với các hợp đồng vay tiêu dùng tại cơng ty tài chính, theo đó cơng ty tài chính phải cung cấp cho khách hàng dự thảo hợp đồng cho vay tiêu dùng đế khách hàng xem xét, quyết định trước khi ký và phải giải thích chính xác, đầy đủ, trung thực các nội dung cụ thế hợp đồng khi có yêu cầu của khách hàng (Điều 10.4 Thông tư 42/2016/TT-NHNN). Quy chế cho vay, tuy nhiên, về tổng thể, vấn đề kiểm soát chất lượng của việc tư vấn hợp đồng hoàn toàn phụ thuộc vào kỳ năng nghiệp vụ và kiểm soát nội bộ của ngân hàng là những vấn đề mà pháp luật khơng cỏ khả nãng can thiệp.
Do đó, nên nghiên cứu và đưa ra quy định vê hình thức của hợp đơng mẫu trong quan hệ hợp đồng tín dụng sao cho các nội dung được chuẩn hóa, rõ ràng và đơn giản hơn để những người dân bình thường có thể hiểu được
một cách dễ dàng. Việc quy định về hình thức của họp đồng phải quan tâm đến việc khơng can thiệp quá sâu vào họp đồng. Theo tác giả, một biện pháp hay nên được tính tốn là ban hành mẫu hợp đồng tín dụng, trong đó Ngân hàng nhà nước là cơ quan ban hành. Họp đồng này sẽ vạch ra sằn một số điều khoản thuộc các vấn đề cịn đang tranh cãi, khi đó sẽ có giá trị giống như
quan điểm chính thức của Ngân hàng nhà nước về những vấn đề này. Tất nhiên, mầu hợp đồng nên được soạn thảo dựa trên cơ sở tham khảo ý kiến của các chuyên gia pháp lý, luật sư hành nghề và các thẩm phán có kinh nghiệm để có chất lượng đảm bảo nhất. Các hợp đồng mẫu này không nên được quy định là bắt buộc phải tuân theo, đồng thời bản thân những giải pháp pháp lý mà chúng đưa ra vẫn sẽ phải được xem xét lại trong thực tiễn xét xử. Do đó, việc ban hành các mẫu này cần được cập nhật kịp thời.
Tất nhiên rằng trong khuôn khổ vấn đề hợp đồng mầu sẽ cịn có những vướng mắc khác trong thực tiễn, đó là việc các quy định chưa rõ ràng về một số vấn đề quan trọng, chẳng hạn như là lãi suất hay là các biện pháp bảo đảm (bảo lãnh hay bảo đảm bằng tài sản của bên thứ ba) dần đến việc các ngân hàng có mẫu hợp đồng khác nhau, vơ hình chung cũng làm việc tim hiểu trước nội dung hợp đồng của người dân có phần khó khăn hơn. Mà điều này không thể tránh khỏi khi pháp luật chưa được đồng bộ.