Khái quát về pháp luật điều chỉnh hoạt động cho vay ngang hàng

Một phần của tài liệu Hoàn thiện pháp luật điều chỉnh hoạt động cho vay ngang hàng (p2p lending) ở việt nam (luận văn thạc sỹ luật học) (Trang 27)

Sự bùng nố của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 cũng như sự gia tăng mạnh mẽ về nhu cầu vay vốn sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng cùng các rào cản về quy trình, thủ tục cấp tín dụng của các kênh tín dụng chính thức đà dẫn đến sự phát triển mang tính tất yếu của mơ hình cho vay ngang hàng P2P lending. Tuy nhiên, như đà phân tích ở phần 1.1.5, mơ hình này tiềm ẩn rất nhiều rủi ro và thách thức.

Sự phát triển mạnh mẽ cùa P2P lending tạo thách thức đáng kế đối với các nhà quản lý trên phạm vi tồn cầu. Quan điểm nên hay khơng nên xây dựng quy định pháp luật mới quản lý P2P lending là chưa rõ ràng, nên đã dẫn tới khoảng cách chính sách giữa các ngân hàng chịu sự quản lý chặt chè và các Tmtech phát triển nhanh nhưng thiếu khung pháp lý. Một số quốc gia (Đức, Mỹ, Hà Lan, úc...) ủng hộ quản lý P2P lending dựa trên quy định sẵn có hoặc điều chỉnh các quy định sẵn

có, trong khi nhiêu quôc gia (Indonesia, Malaysia, Trung Quôc...) tiêp cận chủ động hơn khi xây dụng các quy định riêng cho lĩnh vục này.

Với cách thức quản lý khác nhau nên khung pháp lý của mỗi quốc gia cũng có sự khác biệt

• Có những quốc gia bỏ ngỏ, đã từng hoặc đang chưa có quy định quản lý do chưa có định nghĩa rõ ràng về hình thức cho vay ngang hàng để thị trường phát triển một cách tự như Trung Quốc, Ecuador, Ai Cập, Hàn Quốc, Tunisia. Đổi với các nước này, hiện chỉ có một số các quy định quản lỷ trong một số văn bản pháp luật đã có nhằm bảo vệ người đi vay (luật dân sự, luật các tơ chức tín dụng ...) như khống chế mức lãi suất vay, cấm việc quảng cáo, mời chào sai sự thật...

• Ớ một số quốc gia khác lại ban hành quy định quản lý các nền tảng như một tô chức trung gian cung cấp giải pháp công nghệ gồm các nước Anh, úc, Canada, New Zealand, Argentina. Luật pháp có các quy định về điều kiện tham gia thị trường, các quy định về vận hành, điều kiện cung cấp dịch vụ tín dụng và tư vấn tài chỉnh. Một số nước có quy định cụ tlỉế hơn về các điều kiện dự phòng kỹ thuật đế đảm bảo sự hoạt động liên tục và lưu trừ dữ liệu khách hàng ...

• Một số quốc gia khác lại coi là hoạt động ngân hàngchịu các điều kiện quán lý như hoạt động kỉnh doanh ngân hàng nói chung gồm các nước: Pháp, Đức,

Italy. Các nước này quan niệm đơn vị cung câp Platform là đơn vị kinh doanh ngân hàng sử dụng cơng nghệ cao bởi cũng có hoạt động thẩm định, chấm điềm tín dụng khách hàng và cung cấp dịch vụ tư vấn tài chính. Do vậy, muốn được hoạt động phải được sự cấp phép của cơ quan quản lý và phải tuân thủ các điều kiện về vốn tối thiểu, dự trữ băt buộc, dự phịng rủi ro như các tơ chức kinh doanh ngân hàng khác [40].

Mặc dù mỗi quốc gia có cách thức quản lý khác nhau và quan điềm ban hành pháp luật điều chỉnh hoạt động cho vay ngang hàng khác nhau. Tuy nhiên, nhìn chung nội dung pháp luật điều chỉnh hoạt động cho vay ngang hàng đã tạo ra một khung pháp lý nền tảng cho hoạt động P2P lending cũng như cơ chế giám sát các cơ quan quản lý đối với hoạt động này. Những vấn đề pháp lý cốt lồi và cần thiết trong việc điều chỉnh hoạt động cho vay ngang hàng được điều chỉnh bao gồm:

> Thứ nhât, dựa vào việc xác định công ty cung câp nên tảng là tô chức trung gian kết nối nguời đi vay và người cho vay hay coi các công ty này như một ngân hàng kinh doanh theo định hướng công nghệ mà đưa ra các quy định về thủ tục đăng ký sẽ được áp dụng đối với các công ty muốn kinh doanh trong ngành này;

quy định về nghĩa vụ cùa các công ty P2P lending liên quan đến sự minh bạch các thơng tin giao dịch, tình trạng quản lý tài chính, quy mơ khoản vay và các biện pháp

quản lý rủi ro.

> Thứ hai, đế điều chỉnh hoạt động và bảo vệ các bên tham gia mơ hình (bao gồm người đi vay và nhà đầu tư) mà khung pháp lý đưa ra các quy định về lãi và lãi suất; quy định thiết lập mức trần đối với giá trị các khoản đầu tư của từng nhà đầu tư, mức trần tín dụng đối với từng người vay; các quy định thiết lập cơ chế bảo vệ nhà đầu tư; quy định cấm thực hiện các hành vi có tính rủi ro cao và có nguy cơ xung đột lợi ích;

> Thứ ba, các quy định về trình tự thủ tục là cần thiết để kiểm sốt và tiêu chuẩn hóa hoạt động cho vay ngang hàng, cẩn có những quy định về trách nhiệm của các nền tảng trong việc tiếp cận các nguồn thông tin để đánh giá khách hàng vay và các quy định về cơ chế giám sát và quản lý người vay sau khi giao dịch cho vay ngang hàng được xác lập. Bên cạnh đó cần đưa ra nhũng cơ chế giải quyết tranh chấp cụ thể đế bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các bên tham gia. Đồng thời, đưa ra quy định về vai trò giám sát hoạt động thực thi pháp luật đối với thị trường P2P lending.

ở khá nhiều nước, đặc biệt các nước hoạt động cho vay ngang hàng cịn khá mới mẻ thì hoạt động cho vay ngang hàng vẫn nằm trong khoảng hở pháp lý chưa được lấp đầy. Một số nước chưa cơng nhận tính pháp lý của cho vay ngang hàng cũng như một vài hình thức huy động và tài trợ vốn cộng đồng khác. Trong nhiều trường họp, nhà cung cấp dịch vụ có thể đối mặt với rủi ro bị cấm hoạt động hoặc hạn chế hoạt động. Bên cạnh đó, một số nước tuy khơng cấm như lại khơng có pháp lý quy định cụ thể về loại hình kinh doanh dịch vụ cho vay ngang hàng khiến cho quyền lợi của nhà đầu tư có thể bị ảnh hưởng mà chưa có cơ chế giải quyết tranh chấp giữa các bên tham gia thị trường.

Hoạt động cho vay ngang hàng tại một sô quôc gia đang bị pháp luật bỏ trống, do đó có khơng ít đối tượng đã lợi dụng mơ hình này và biến tướng gây bất ồn tới an ninh kinh tế và xã hội. Khơng ít đối tượng đã lợi dụng mơ hình này và biến tướng gây bất ốn tới an ninh kinh tế và xã hội. Thay vì làm trung gian kết nối

giữa bên cho vay với người vay, đã có những cơng ty cho vay ngang hàng tiến hành huy động vốn để cho vay tràn lan, gây mất khả năng thanh toán hoặc chiếm dụng vốn, lừa đảo ... Thậm chí có cơng ty dán mác cho vay ngang hàng nhưng thực chất

lại núp bóng của hình thức cho vay lãi nặng với mức lãi suất cho vay cao hơn rất nhiều so với quy định của pháp luật. Hiện nay, nhà đầu tư rất khó phân biệt được đâu là cơng ty hoạt động theo mơ hình cho vay ngang hàng là hợp pháp và khơng hợp pháp. Thêm vào đó, khơng ít nhà đầu tư chỉ quan tâm đến lãi suất mà khơng tìm hiểu xem tính minh bạch của cơng ty cho vay ngang hàng. Với người đi vay, họ cũng chỉ quan tâm đến việc làm sao để vay được nhanh và thuận tiện mà khơng biết rằng có thể mình đã sập bẫy tín dụng đen [7]. Việc kéo dài khoảng trống pháp lý đối với cho vay ngang hàng càng lâu sẽ càng khiến thị trường này trở nên hỗn loạn và có nguy cơ tạo ra những hậu quả khó lường cho xã hội.

1.3.Kinhnghiệm về quảnlý hoạt độngcho vayngang hàng ờ một số nước trên thế giới

1.3.1. Kinh nghiệmvềquản lýhoạt động chovay ngang hàng tại Anh

Trong lĩnh lực cho vay ngang hàng không thể không đề cập đến nước Anh, một quốc gia đóng góp nhiều bước đi đầu tiên trong lĩnh vực tài chính này. Neu so sánh về quy mô, thị trường cho vay ngang hàng tại Anh có độ lớn khơng bằng thị trường Trung Quốc và Mỹ, tuy nhiên hiệu qua hoạt động của thị trường lại được đánh giá cao, với ý kiến phản hồi từ người sử dụng tương đối khả quan. Với sự ra đời của Zopa năm 2005, nước Anh trở thành nước đầu tiên xuất hiện hoạt động cho vay ngang hàng và bát đầu với việc tài trợ các khoản vay tín chấp cá nhân. Ban đầu, ZOPA chỉ cung cấp Platform theo đúng nghĩa là trung gian kết nối giữa người cho vay và người vay (chủ yếu là cá nhân). Tuy nhiên, càng về sau, có thêm nhiều nhà cung cấp khác như Funding Circle, Rateseter ... tham gia thị trường.

Vê hoạt động quản lý điêu hành, Hiệp hội CVNH tại Anh (Peer-to-Peer Finance Association-P2PFA) được thành lập vào năm 2011 với tư cách là cơ quan đại diện và kiểm soát nội bộ cho hoạt động CVNH tại Anh. P2PFA theo đuổi mục tiêu là thúc đẩy các tiêu chuẩn cao về hành vi kinh doanh (chủ yếu thông qua các nguyên tắc hoạt động cùa P2PFA) của các thành viên; đồng thời làm việc với các nhà hoạch định chính sách và các cơ quan quản lý để đảm bảo một chế độ điều tiết và quản lý có hiệu quả. P2PFA có vai trị lớn trong việc tiêu chuẩn hóa hoạt động CVNH tại Anh. Với tiêu chuẩn thành viên và hệ thống nguyên tắc hoạt động thống nhất, chi tiết và chặt chẽ, các công ty CVNH tham gia P2PFA phải là các cơng ty có hoạt động hiệu quả, tuân thủ luật pháp, coi trọng lợi ích của khách hàng và minh bạch. Như vậy, P2PFA là tổ chức mang tính tiêu chuẩn cao. Hơn thể nữa, với chế độ thông tin cơng khai và đầy đù, P2PFA cịn có vai trị quảng bá hình ảnh cùa mơ hình CVNH tại Anh nói chung và các cơng ty CVNH trong tổ chức nói riêng, củng cố niềm tin của các NĐT vào lĩnh vực CVNH tại Anh. Hiện nay, tổ chức này đã ngừng hoạt động nhưng không thể phũ nhận vai trò quan trọng trong việc nâng cao chất lượng và quản lý các tổ chức CVNH tại Anh [15].

Năm 2014, nước Anh một lần nữa trở thành quốc gia đầu tiên trên thế giói xây dựng hệ thống các quy định luật pháp về hoạt động cho vay ngang hàng. Theo

đó, các nên tảng cho vay ngang hàng phải được cấp phép hoạt động thông qua. Cơ Quan Kiểm Sốt Ngành Tài Chính (Financial Conduct Authority - FCA) mới có thể cấp tín dụng và trở thành thành viên của Trung tâm thơng tin tín dụng quốc gia. Năm 2014, Cơ quan Kiểm sốt Tài chính (Financial Conduct Authority - FCA) của

nước Anh đã ban hành Bộ luật quản lý hình thức P2P Lending đế loại hình cho vay này phù hợp với thực tiền. FCA đã công bố một loạt các hoạt động được quy định mới liên quan đến cho vay P2P mang lại tính họp pháp cao hon cho mơ hỉnh kinh doanh và tồn bộ ngành. Động thái này nhàm thúc đấy nhu cầu và nhận thức về loại hình kinh doanh này. Các quy định được ban hành yêu cầu hoạt động CVNH phải tuân theo tất cả các quy định mà các mơ hình trung gian tài chính khác phải tn theo, bao gồm các điều khoản liên quan đến tiền gừi của khách hàng, tiêu chuẩn vốn

tối thiếu, hoạt động rửa tiền, kế hoạch dự phòng rủi ro và các yêu cầu khác. Các quy định liên quan đến mơ hình CVNH tập trung đặc biệt vào việc đảm bảo rằng các NĐT tiếp cận đuợc nguồn thông tin rõ ràng, công bằng và cân xúng và việc thực hiện các biện pháp bảo vệ người tiêu dùng cơ bản. Quy định tăng cường mức độ an toàn của thị trường bằng cách yêu cầu bắt buộc các nhà cung cấp dịch vụ phải có các biện pháp đảm bảo quyền lợi của người đầu tư và người đi vay trong trường hợp Platform có vấn đề vận hành, minh bạch trong thông tin ... Đặc biệt, nhà cung cấp dịch vụ được khuyến khích thành lập quỹ dự trữ để bù đáp tổn thất cho nhà đầu tư khi người vay không trả được nợ hoặc chậm trả. Nhà cung cấp dịch vụ cũng được khuyến khích tham gia vào các chính sách bảo hiểm nhằm bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư [8].

Bên cạnh đó, các nền tảng CVNH phải đáp ứng nhiều quy định của cẩm nang FCA (The FCA Handbook), bao gồm các văn bản khác nhau quy định khung pháp lý cho hoạt động CVNH như các nguyên tắc cho các doanh nghiệp (Principles for Businesses -PRIN); Các điều khoản chung (General Provisions - GEN) - các tiêu chuẩn áp dụng cho tất cả các doanh nghiệp về sự tương tác của họ với FCA; Các hệ thống quản lỷ và kiếm soát quản lý cao cấp (Senior Management Arrangements,

Systems and Controls -SYSC9); “Tài liệu tín dụng tiêu dùng” (The Consumer Credit Sourcebook-CONCIO), một tài liệu chuyên biệt về các hoạt động quy định liên quan đến tín dụng; Hệ thống hướng dẫn về Tín dụng Tiêu dùng (Consumer Credit Sourcebook - CONC) - các quy tắc và hướng dẫn cùa FCA về tín dụng tiêu dùng hay các quy tắc Kinh Doanh (Conduct of Business Sourcebook COBS) - quy định và hướng dẫn của FCA về các “doanh nghiệp đầu tư đoiợc chỉ định", bao gồm việc vận hành một nền tảng CVNH (liên quan đến người cho vay),..

Khác với Mỹ, trong khn khổ pháp lý của Anh thì bên cho vay ngang hàng có thể thực hiện cho vay cũng như tra cứu thơng tin tín dụng từ cơ sỡ dừ liệu quốc gia mà không cần phải trở thành đối tác của Ngân Hàng. Các công ty CVNH đuợc yêu cầu phải xin cấp phép từ FCA. Đe nhận được giấy phép của FCA, cơng ty

CVNH phải có trang web vận hành hoặc gần với web vận hành cùng với nguồn tài chính đầy đủ. Cơng ty cần có mức vốn tối thiểu theo yêu cầu và một kế hoạch dự

phịng trong trường hợp có nợ xâu. Hoạt động CVNH phải tn theo Hệ thơng hướng dẫn về Tín dụng Tiêu dùng (CONC) khi cấp tín dụng cho cá nhân. CONC yêu cầu các công ty CVNH phải cung cấp đầy đủ thông tin cho người đi vay thông tin về sự phù hợp của khoản vay, cách thức thanh tốn khoản vay, và những hậu quả có thể xảy ra khi khơng hồn trả lãi và gốc khoản vay. Trước khi hợp đồng CVNH được thực hiện, công ty CVNH phải thực hiện chấm điểm tín dụng và khả năng thanh toán của người đi vay. Việc đánh giá phải dựa trên những nguồn thông tin quan trọng, như thông tin từ bên đi vay và cơ quan tham chiếu tín dụng. Nếu khách hàng thanh tốn lãi và gốc nợ chậm, thì cơng ty CVNH cần liên lạc với bên đi vay và khuyến khích họ thảo luận về tinh trạng khoản vay của họ. Sự xúc tiến và quảng cáo sản phẩm phải công bằng và rõ ràng. Thơng tin phải được trình bày rõ ràng đế NĐT có thể dễ dàng hiểu rõ, từ đó đưa ra quyết định đầu tư đúng đắn. Hơn nữa, các cơng ty CVNH khơng được giảm thiều hóa các rủi ro liên quan đến khoản vay trong các hoạt động xúc tiến và quảng cáo [15, tr. 43]. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Chính phủ Anh cũng tham gia vào các nền tảng cho vay ngang hàng này đế đầu tư cho các doanh nghiệp nhở cũng như thực hiện ưu đãi thuế cho các cá nhân cần vốn để đầu tư thông qua các bên cho vay. Bên cạnh đó, để khuyến khích hơn nữa các đầu tư tư nhân vào lĩnh vực này. Một số chương trình giảm thuế tiêu biếu là: Chương trình Đầu tư Doanh nghiệp (EIS), Chương trình Đầu tư Doanh nghiệp hạt giống ("SEIS"), và Chương trình giảm thuế đầu tư (”SITR) và nhiều gói miễn thuế mà mơ hình tài chính thay thế có thể được ưu đãi, ví dụ như chính sách miễn thuế TSAs, Chương trình Trợ cấp Cá nhân (PSA), Chương trình Trợ cấp cho Cá nhân Đầu tư (SIPPS) và SITR. Với chương trình này, các NĐT và lĩnh vực CVNH sẽ không phải trả thuế trên số tiền lãi mà họ kiếm được, và có thế được áp dụng khi họ đầu tư tại nhiều nền tảng CVNH khác nhau.

Do hoạt động cho vay ngang hàng ngày càng mở rộng cả về quy mơ, đối tượng tham gia và tính chất nên địi hỏi phải có chế độ quản lý riêng và phù họp với

Một phần của tài liệu Hoàn thiện pháp luật điều chỉnh hoạt động cho vay ngang hàng (p2p lending) ở việt nam (luận văn thạc sỹ luật học) (Trang 27)