3.1. Những định hưóng CO ’ bản trong việc hoàn thiện pháp luật cho vay
3.1.1. Bảo vệ trật tự kinh doanh
về cơ bản, hoạt động cho vay ngang hàng không thay đổi chức nãng hoặc bản chất của hệ thống tài chính cơ bản và khơng thay đổi các u cầu kiểm sốt rủi ro đối với ngành tài chính. Cho vay ngang hàng đóng vai trị quan trọng trong việc phục vụ các cá nhân và doanh nghiệp ít có cơ hội tiếp cận tín dụng từ ngân hàng. Do đó, nếu duy trì một mức độ phù hợp để đổi mới và hướng dẫn hoạt động cho vay ngang hàng đi theo hướng lành mạnh, xã hội sẽ được phục vụ tốt hơn.
P2P lending là một xu hướng thị trường hiện nay trên tồn cầu. Vì thế khơng thế cấm mà trước tiên cần công nhận P2P lending và cho phép hoạt động của các công ty P2P lending, song song đó sớm ban hành các văn bản quy phạm pháp luật nhằm quản lý loại hỉnh cho vay này để tạo ra thị trường P2P lending vừa đảm bảo phù hợp với thực tiễn, vừa phù hợp với các quy định của pháp luật hiện hành Do vậy, thay vì né tránh hoặc cấm đốn, các cơ quan quản lý cần chủ động nghiên cứu và định hình khung pháp lý cho hoạt động cho vay ngang hàng phát triển nhằm phát huy tối đa những lợi thế của loại hỉnh này góp phần vào sự phát triển chung của nền kinh tế Việt Nam.
Đầu tiên, cần xác định và đưa ra các quy định về mơ hình cho vay ngang hàng ở Việt Nam. Xác định loại cho vay ngang hàng nào là bất hợp pháp. Sau đó cần nghiên cứu các giải pháp nhằm quản lý rủi ro hệ thống, rủi ro khủng hoảng truyền thông giữa thị trường P2P lending với thị trường tài chính nhằm ngăn chặn rủi ro hệ thống, rủi ro lan truyền có thế xảy ra. Đồng thời đưa ra quy định cụ thể các nội dung nhằm đảm bảo an toàn cho thị trường chẳng hạn như các quy định về trách nhiệm, quyền lợi và vai trò của công ty P2P lending không chỉ là giới thiệu những
thành phân kinh tê với nhau mà cũng phải có chức nàng kiêm sốt rủi ro và quản lý rủi ro cho các bên tham gia.
Bên cạnh đó, cần làm rõ trách nhiệm, quyền hạn, trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước về lĩnh vực tài chính ngân hàng, chính quyền địa phương, các hiệp hội, nhằm quản lỷ có hiệu quả hoạt động P2P Lending, cần bảo đảm đội ngũ nhân lực của cơ quan quản lý có đủ khả năng phân tích, nhận định các biến động trên thị trường. Ngồi tăng cường cơng tác quản lý nhà nước đối với các cá nhân, tổ chức hoạt động trong lĩnh vực tín dụng P2P lending để phịng ngừa, hạn chế các rủi ro có thể xảy ra cần phối hợp chặt chẽ với lực lượng an ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao để tổ chức xác minh, đấu tranh với những hành vi có dấu hiệu vi phạm pháp luật liên quan đến hoạt động cho vay ngang hàng. Tổ chức điều tra, xác minh các dấu hiệu của tội phạm lừa đảo, lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản, rửa tiền, cho vay nặng lãi, đánh bạc qua mạng, v.v cũng như phối họp với các ngành, các đồn thể giải quyết, xử lý, ổn định tình hình an ninh, trật tự liên quan đến hoạt động của mơ hình P2P Lending [53].
Như vậy, có thề bên cạnh việc tạo không gian hoạt động cho vay ngang hàng phát triển để đạt được nhừng lợi ích do hoạt động này đem lại cho nền kinh tế thì cần thực hiện có hiệu quả cơng tác nắm tình hình, chủ động ứng phó, kịp thời phát hiện những dấu hiệu hoạt động của thị trường “tín dụng đen”, ngàn chặn sự đố vờ của các hệ thống tín dụng phi chính thức. Đồng thời xây dựng hệ thống phòng ngừa và xử lý rùi ro trong hệ thống tài chinh tiền tệ khi có sự xuất hiện của cho vay ngang hàng. Điều này tránh những hệ lụy lớn cho hệ thống tài chính quốc gia khi có biến cố xảy ra và bảo vệ trật tự kinh doanh cũng như nền kinh tế của Việt Nam.
3.1.2. Bảovệ quyền lợi của các bêntham gia
Cho vay ngang hàng ngày càng phát triển thì các nhà đầu tư và người vay ngày càng tiếp cận với mơ hình kinh doanh này nhiều hơn. Tuy nhiên đế tiếp cận hoạt động cho vay ngang hàng một các hiệu quả và tích cực thì trước tiên các bên phải có sự nhận thức về hoạt động một cách thấu đáo. vấn đề quan trọng, mấu chốt là cả nhà đầu tư và người đi vay phải hiểu rõ vai trò của P2P và nắm bắt những kiến
thức tài chính cơ bản đê có thê đâu tư, cho nhau vay và hiêu rõ nghĩa vụ của hai bên. Tuy nhiên trong bối cảnh mơ hình này cịn mới mẻ tại Việt Nam lại chưa có nhiều nguồn thơng tin để tiếp cận cũng nhưng chưa có các quy định cụ thể điều chỉnh hoạt động này, việc làm cấp thiết hiện tại là tăng cường công tác tuyên truyền nhằm nâng cao hiểu biết của người dân về các quy định của Nhà nước liên quan tới vay và cho vay cũng như những nguy cơ tiềm ẩn từ mơ hình cho vay ngang hàng (P2P lending). Tăng cường phố biển kiến thức tài chính để người dùng có trách nhiệm lựa chọn các nền tảng cho vay, khoản vay phù hợp và tránh sa vào bẫy của các biến tướng mơ hình cho vay ngang hàng tốt hơn.
Đồng thời tăng cường cơ chế pháp lý bảo vệ nhà đầu tư và quyền lợi người cho vay khi tham gia mơ hình P2P lending. Điều quan trọng nhất là cần phải đưa ra các quy định cụ thể để quản lý hoạt động cho vay ngang hàng. Có như vậy mới hạn chế tối đa tinh trạng vi phạm pháp luật và bảo vệ quyền lợi của các bên tham gia. Rà sốt hệ thống văn bản quy phạm pháp luật có liên quan và đề xuất các biện pháp xử lý khi xảy ra tranh chấp, cần ràng buộc trách nhiệm cùa công ty P2P lending trong việc cung cấp thông tin cho các bên tham gia, những hạn chế trong việc quảng cáo, mời chào và đặc biệt không đưa ra mức cam kết về mức lãi suất đầu tư hấp dẫn, trách nhiệm dẫn vốn đến nơi sử dụng theo đúng hợp đồng giữa người cho vay và người đi vay, trách nhiệm của công ty P2P lending trong trường họp người vay khơng hồn trả được nợ. Đe loại trừ những DN và cá nhân đã vướng vào nợ xấu, NHNN nên cho phép các công ty P2P tham gia truy cập thơng tin tín dụng từ CIC (Trung tâm Thơng tin tín dụng của NHNN). Cho phép các doanh nghiệp cho vay ngang hàng tiếp cận hệ thống thơng tin tín dụng quốc gia cũng là một việc NHNN nên xem xét, vì khai thác dữ liệu lớn là chìa khóa để doanh nghiệp cho vay ngang hàng đánh giá tín dụng, tìm cách phân tích nhu cầu và đặc điểm rủi ro của người dùng. Với thơng tin xếp hạng tín dụng tốt hơn, các nền tảng cho vay ngang hàng có thể sàng lọc người vay khơng đủ tiêu chuẩn, từ đó bảo vệ nhà đầu tư được tốt hơn [40].
Như vậy, để bảo vệ quyền và lợi ích của các bên tham gia mơ hình P2P lending, trước hết cần phổ biến cho người dân về những thuận lợi và rủi ro mà mô
hinh cho vay này đem lại đê từ đó nâng cao nhận thức của các bên tham gia, giúp họ có kiến thức trong việc vay vốn và có những biện pháp tự bảo vệ, người vay có thế tránh sa vào bẫy của tín dụng đen cịn nhà đầu tư khơng bị mất trắng khi xảy ra tranh chấp. Đồng thời tăng cường các cơ chế pháp lý đưa ra các quy định cụ thể để hoạt động cho vay ngang hàng diễn ra phù hợp với thực tiễn, phù hợp với pháp luật hiện hành, đúng bản chất và an toàn cho cả nhà đầu tư và người đi vay.
3.1.3. Bảo đảmphù hợp vớithơnglệquốc tế
Mơ hình P2P lending có tiềm năng phát triển rất lớn, góp phần quan trọng để phát triển tài chính tồn diện. Tuy nhiên mơ hình này lại tiềm ẩn những rủi ro rất lớn chính vị vậy nhiều nước đã nghiên cứu, đưa ra các khn khổ chính sách để giám sát và quản lý đối với hoạt động P2P lending. Xu hướng chung của thế giới là khi loại hình cho vay này phát triền, các nhà quản lý ở các nước thường cố gắng cân bằng giữa rủi ro và lợi ích, giữa tạo môi trường thuận lợi cho đồi mới sáng tạo và sự
lành mạnh của thị trường tài chính. Nếu hoạt động đúng bản chất của cho vay ngang hàng trên thế giới thì sự xuất hiện của các các cơng ty kinh doanh dịch vụ tài chính dựa trên nền tảng công nghệ (Fintech) mở ra kênh tiếp cận vốn mới cho những khách hàng không đù tiêu chuẩn vay vốn ngân hàng và giúp giảm bớt việc vay tín dụng đen. Mơ hình cho vay này đơn giản hoá mọi thủ tục, thời gian xét duyệt cho vay nhanh, giao dịch trực tuyến dễ dàng, lãi suất cạnh tranh.
Việc học hỏi kinh nghiệm quản lý, giám sát hoạt động cho vay ngang hàng của các nước trên thế giới là vơ cùng cần thiết để từ đó xây dựng khn khổ pháp lý đế giảm thiểu các rủi ro cũng như tác động tiêu cực của hoạt động này đến các bên tham gia, đồng thời phát triến các mặt tích cực của mơ hình kinh doanh này góp phần ổn định trật tự an tồn xã hội và phát triển nền kinh tế của Việt Nam. Để hoàn thiện pháp luật cho vay ngang hàng của Việt Nam phù hợp với thực tiễn và phù hợp với thông lệ quốc tế cần nghiên cứu cụ thể cách quản lý của ở một số quốc gia có thị trường cho vay ngang hàng nổi bật như Anh, Mỹ hay cách quản lý của các quốc gia có ảnh hưởng đến thị trường cho vay ngang hàng Việt Nam như Trung Quốc và một số nước Đơng Nam Á. Có thể học hỏi và rút kinh nghiệm từ các nước này để
phát triên mơ hình P2P lending và hoàn thiện cách thức quản lý hiệu quả cho mơ hình này. Chẳng hạn như có thể học hỏi xu hướng siết chặt các quy định cho vay trên nền tảng này, nhờ đó bảo vệ tốt người cho vay và người đi vay của Mỹ hoặc xu hướng phát triển mang tính tạo điều kiện, ủng hộ co chế thử nghiệm và cho phép nhiều loại nền tảng đề phục vụ cho các phân khúc khác nhau trên thị trường cho vay ngang hàng. Hay có thể rút ra bài học quản lý hoạt động này từ sự đổ vỡ nền tảng này từ Trung Quốc do thời gian đầu chính phủ hạn chế can thiệp vào lĩnh vực cho vay ngang hàng để thị trường này phát triển một cách tự phát đến dẫn đến những bất ổn và hệ lụy kéo dài cho nền kinh tế [40].
Nhìn chung kinh nghiệm của các nước trên thế giới cho thấy việc qưản lý cho vay ngang hàng cần đảm bảo các yếu tố sau:
• Nền tảng này phải góp phần phát triển nền kinh tế, hỗ trọ phát triển tài chính tồn diện với việc tiếp cận nguồn tài chính an tồn;
• Cần tạo điều kiện cho người vay tiếp cận với nguồn vốn đáng tin cậy và hợp lý với các điều khoản cồng bằng, có khả năng phân loại được những người vay dựa trên rủi ro vỡ nợ;
• Cung cấp cho nhà đầu tư các hiểu biết chính xác về rủi ro tín dụng và các nhà đầu tư nên kiểm soát một số rủi ro đế ngăn ngừa rủi ro đạo đức;
• Phía cho vay phải đủ mạnh trong thời kỳ suy thoái kinh tể để ngăn ngừa việc dừng cho vay đột ngột, lãi suất cho vay quá cao và các vấn đề bất ổn hệ thống từ sự sụp đổ của các nền tảng cho vay; các nền tảng cho vay yếu có thể ra khỏi thị trường mà khơng gây thiệt hại cho các nhà đầu tư hoặc gây ra thiếu hụt tài trợ cho người vay;
• Cần duy tri thị trường cạnh tranh giữa các nền tảng cho vay ngang hàng để thúc đẩy sự lựa chọn cưa người tiêu dùng; ngăn chặn độc quyền, hoặc thực hành độc quyền; và tránh rủi ro hệ thống của sự phụ thuộc quá mức vào một hoặc một số
ít nền tảng [54].
Ngồi ra, thơng qua kinh nghiệm quản lý mơ hình cho vay ngang hàng của một số quốc gia trên thế giới có thể thấy chúng ta cần có cách tiếp cận đúng và
trúng theo hướng không nên và cũng không thê câm cho vay ngang hàng, mà thay vào đó cần có biện pháp quản lý để tránh hình thức này biến tướng của mơ hình này gây nhiều hệ lụy kinh tế và xã hội. Việc nghiên cứu các cách thức quản lý mô hỉnh này của một số quốc gia trên thế giới cũng chi ra sự quản lý của nhà nước cùng với việc xây dựng khung pháp lý cho hoạt động cho vay ngang hàng đóng vai trị rất
quan trọng trong việc đảm bảo sự phát triển lành mạnh của thị trường này. Đồng thời, sự tham gia của hệ thống tài chính truyền thống cùng phương pháp tiếp cận thận trọng, thắt chặt ban đầu có thể khiến tốc độ phát triển của thị trường cho vay ngang hàng chậm lại song là cần thiết để người dân lẫn các doanh nghiệp và định hướng phát triển mơ hình này cũng đang được đánh giá là phù họp với Việt Nam.
3.2. Mộtsố kiến nghị trongviệc hoàn thiện pháp luật cho vaynganghàng P2P lending ờ ViệtNam hàng P2P lending ờ ViệtNam
3.2.1.Xác định mơ hình cho vay nganghàng
Cho vay ngang hàng là một sản phẩm tất yếu của nền kinh tế số và có xu thế phát triển nhanh ở Việt Nam. Bởi vì là sản phẩm tất yếu từ nền kinh tế số vậy nên việc cấm hoạt động này dường như gặp rất nhiều khó khăn và cũng khơng thể phũ nhận được những tác động tích cực mà hoạt động cho vay ngang hàng mang lại cho nền kinh tế nói riêng và xã hội Việt Nam nói chung. Vì vậy, trước tiên cần công nhận P2P lending và cho phép hoạt động của các công ty P2P lending. Việc xác định rõ vai trò của các tổ chức cho vay ngang hàng có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc định hướng và xây dựng hành lang pháp lý cho hoạt động đặc biệt này.
Cho vay ngang hàng là sản phấm của cách mạng 4.0 và nhờ nó mà một kênh chuyến vốn giữa các cá nhân và tố chức được thực hiện nhanh, đơn giản và hiệu quả. Với những lợi thế về chi phí vận hành kết hợp với việc thu thập và xử lý thông tin tín dụng nhờ những thuật tốn hiện đại, cho vay ngang hàng đang và sẽ trở thành đối thủ cạnh tranh nặng ký của các trung gian tín dụng truyền thống. Neu xem các tổ chức này là những định chế tài chính trung gian trong thị trường tài chính, chỉ khác biệt là thay vì với hình thức giao dịch truyền thống, thì hoạt động vay vốn diễn ra trực tuyến tồn bộ nhờ cơng nghệ 4.0, thì việc quản lý của nhà nước cũng sẽ phải
chặt chẽ hơn với những quy định vê an toàn hoạt động như Ngân hàng. Bởi vì, các tổ chức cho vay ngay vẫn phải đối diện với các rủi ro đặc trưng như Ngân hàng, đồng nghĩa với việc họ vẫn phải thực hiện thay các nhà đầu tư vấn đề về giám sát và quản lý chặt chẽ các khoản vay đồng thời phân tích và xếp hạng tín dụng khách hàng một cách nghiêm túc.
Tuy nhiên xét đúng bản chất thi các nền tảng vay ngang hàng chỉ giừ vai trò là một kênh dẫn trong thị trường, là một người hỗ trợ chứ không phải là một trung gian tài chính trong thị trường. Các tố chức chỉ cung cấp công nghệ khớp lệnh giữa bên vay và bên cho vay mà hoàn tồn khơng hề đầu tư vốn vào các khoản vay trên nền tảng cùa họ, theo đó thi lo ngại rủi ro tín dụng được loại bỏ ra khỏi trách nhiệm