Thành lập cơ quan chuyên ngành quản lý P2P lending

Một phần của tài liệu Hoàn thiện pháp luật điều chỉnh hoạt động cho vay ngang hàng (p2p lending) ở việt nam (luận văn thạc sỹ luật học) (Trang 91)

3.2. Một số kiến nghị trong việc hoàn thiện pháp luật cho vay ngang

3.2.2.Thành lập cơ quan chuyên ngành quản lý P2P lending

Như đã trình bày trong phần 3.2.1, trước cần thừa nhận và cho phép sự hoạt động của các nhà cung cấp dịch vụ Platform như một tổ chức trung gian kết nối giữa người cho vay và người đi vay trên cơ sở có đãng ký kinh doanh theo các điều kiện quy định của pháp luật. Vì vậy, để đạt hiệu quả trong công tác quản lý mơ hình này cần thành lập cơ quan chuyên ngành quản lý P2P Lending

Học hỏi kinh nghiệm các quốc gia trên thế giới có thể thấy một số nước đã tạo lập cơ quan chuyên ngành để quản lý P2P lending bằng cách thành lập tổ chức các doanh nghiệp trong ngành Cho vay ngang hàng. Một trong số những tố chức có quy mơ và nổi tiếng nhất trong lĩnh vực CVNH là tổ chức P2PFA của Anh. Hiện nay, tổ chức này đà ngừng hoạt động nhưng không thể phủ nhận vai trò quan trọng trong việc nâng cao chất lượng và quản lý các tố chức CVNH tại Anh, thúc đấy các hoạt động của mơ hình CVNH phát triển theo hướng hiện đại, minh bạch và minh bạch. Việt Nam trong giai đoạn đầu khi công nhận chính thức mơ hình hoạt động cho vay ngang hàng có thể học hỏi và xây dựng một tố chức về CVNH, với vai trò kết nối các nhà cung cấp dịch vụ CVNH.

Việc thành lập tô chức các doanh nghiệp cho trong ngành cho vay ngang hàng vừa là cơ sở tiêu chuẩn hóa ngành CVNH vừa tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trong ngành học hỏi kinh nghiệm và cùng nhau phát triển. Để có thế thành lập tổ chức các doanh nghiệp trong ngành CVNH, trước hết cần tổ chức các hoạt động gặp gỡ và giao lưu giữa các công ty trong ngành CVNH. Việc này sẽ tạo điều kiện đề các công ty CVNH cùng học hởi, giúp đờ nhau cùng phát triển, thậm chí là hợp tác cùng nhau, đồng thời cũng là tiền đề để thành lập Tổ chức CVNH Việt Nam. Tố chức CVNH Việt Nam cần có ban quản trị, có điều kiện tham gia và các bộ quy tắc cần thiết nhằm tiêu chuẩn hóa ngành CVNH tại Việt Nam, thiết lập bộ tiêu chuẩn nội bộ áp dụng đối với P2P lending, xây dựng các biện pháp quản lý rủi ro lan truyền trong thị trường tài chính.

Theo đó, tồ chức cho vay ngang hàng Việt Nam đưa ra các nguyên tắc hoạt động cùng bộ quy tắc yêu cầu các công ty P2P lending cam kết thực hiện đầy đủ. Chẳng hạn như đưa ra các tiêu chuẩn về rủi ro tín dụng và quản lý rủi ro hoạt động hay; các tiêu chuẩn về tính minh bạch, bao gồm cung cấp thông tin rõ ràng, cân bằng và công bàng cho tất cả khách hang hay yêu cầu các công ty khi thành lập phải xây dựng được một hệ thống chấm điểm rủi ro tín dụng cơng khai, minh bạch để đảm bảo các công ty; yêu cầu các công ty cho vay P2P phải đáp ứng đủ các tiêu chuẩn về vốn tối thiểu, minh bạch thông tin, tiêu chuẩn đội ngũ cán bộ chủ chốt, hệ thống hạ tầng công nghệ và quản lý rủi ro, ký quĩ phòng ngừa rùi ro, tuân thủ và báo cáo. Các cơng ty P2P phải có những qui định rõ ràng, bao gồm: giới hạn đầu tư so với thu nhập của nhà đầu tư, giới hạn góp vốn của mỗi nhà đầu tư, quyền tiếp cận thông tin, trách nhiệm cùa công ty P2P đối với nhà đầu tư trong trường hợp xảy ra đổ vờ, ... công ty cho vay ngang hàng công bố đầy đủ, minh bạch, trung thực các thông tin về nội dung hợp tác, giao dịch giữa công ty cho vay ngang hàng với tổ chức tín dụng trong tất cả các thông điệp và phương tiện quảng cáo, truyền thông, bán hàng mà công ty cho vay ngang hàng truyền tải đến người tiêu dùng và các bên có liên quan. Ngồi ra, các cơng ty CVNH phải thực hiện các biện pháp quản lý rủi ro, chống rửa tiền và hoạt động gian lận để sở hữu một mơ hình kinh doanh lành

mạnh và có trách nhiệm. Bên cạnh đó, cân triên khai các kênh trun thơng cho Tơ chức CVNH Việt Nam nhằm quảng bá hoạt động CVNH tại Việt Nam [15, tr. 100]

Như vậy, việc thành lập các tổ chức CVNH có ý nghĩa quan trọng đối với cả các nền tảng và các bên tham gia hoạt động CVNH cũng như giúp hoạt động cho vay ngang hàng ở Việt Nam được quảng bá rộng rãi và nhiều người biết tới.

3.2.3. Ban hành các quyđịnh cụ thế phù họp chohoạt động cho vay nganghàng

Từ kinh nghiệm của các quốc gia trên thế giới có thể thấy rằng các quốc gia chuyển từ quan điểm không cấp phép hoạt động P2P lending sang cấp phép hoạt động . Có thể thấy sự chậm trễ trong việc ban hành chính sách quản lý hoạt động P2P lending, để các doanh nghiệp P2P lending phát triển tự do đã dẫn đến quyền lợi của các bên tham gia bị ảnh hưởng và gây bất ổn cho kinh tế xã hội. Chính vì vậy, trong bối cảnh Việt Nam chưa có các quy định cụ thề cho hoạt động này như hiện nay thì

cần gấp rút tiến hành rà sốt, đánh giá khn khơ pháp lý hiện hành đê đề xuất việc sửa đôi, bổ sung hoặc ban hành mới chính sách điều chỉnh hoạt động P2P lending

như một hoạt động kinh doanh có điều kiện. Và cần sớm ban hành các quy định cụ thể đối với hình thức cho vay ngang hàng và các đơn vị cung cấp sản phẩm này.

Tham khảo các quy định quản lý tại các quốc gia trên thế giới thì nhìn chung đều tập trung vào 3 vẩn đề chính:

• Tiêu chuẩn cấp phép;

• Giới hạn đầu tư/cho vay của nhà đầu tư;

• Hoạt động và giám sát đối với tổ chức cung cấp nền tảng và hoạt động giám sát công bố thông tin.

Từ việc nghiên cứu các khung pháp lý cùa các nước trên thê giới, có thê đưa ra những định hướng cơ bản để hoàn thiện khung pháp lý phù hợp với thực tiễn ở Việt Nam, có thể bổ sung các quy định cụ thể bao gồm:

> Thứ nhất, cần quy định rõ ràng về khái niệm, các bên tham gia hoạt động, phạm vi áp dụng, những giới hạn cấp tín dụng trong cho vay ngang hàng, quy định rõ các mơ hình hoạt động P2P lending đế đảm bảo loại hình hoạt động của các công ty tham gia được đăng ký đầy đủ chức năng hoạt động P2P lending. Đối với vấn đề

cấp phép thì cần xây dựng các quy định về tiêu chuẩn đối với các công ty cung cấp sản phẩm cho vay ngang hàng có thể bao gồm các tiêu chuẩn về vốn tối thiểu, năng lục về công nghệ, tiêu chuẩn đội ngũ quản lý và nhân viên; tiêu chuẩn kỹ thuật phần mềm trực tuyến; yêu cầu duy trì sự hoạt động liên tục của các cơng ty; quy định đầy đủ về các hoạt động chuyên ngành, sản phẩm và dịch vụ, thiết lập các tiêu chuẩn

sản phẩm và dịch vụ cho công ty P2P lending theo chuẩn mực một cách minh bạch, đảm bảo an tồn, ổn định; trách nhiệm định hạng tín dụng của người vay; trách nhiệm cung cấp thông tin cho nhà đầu tư; những hạn chế trong việc quảng cáo, mời chào và đặc biệt không đưa ra mức cam kết về mức lài suất đầu tư hấp dẫn, trách nhiệm dẫn vốn đến nơi sử dụng theo đúng hợp đồng giữa người cho vay và người đi vay. Quy định các tiêu chí, tiêu chuẩn của quản trị viên điều hành, về cơ cấu thành viên, trụ sở hoạt động, nhân sự tổ chức và cho phép hay không cho phép nền tảng nước ngoài hoạt động tại Việt Nam (kèm theo là các điều kiện bắt buộc) [6].

> Thứ hai, cần đưa ra các quy định đảm bảo sự an toàn cho các bên tham gia hoạt động cho vay ngang hàng như đưa ra giới hạn đầu tư tối đa của người cho vay và người đi vay theo thu nhập hoặc tài sản nắm giữ, quy định về giới hạn góp vốn của mỗi nhà đầu tư, quy định vốn an toàn tối thiểu của tồ chức cung cấp dịch vụ; Quy định bảo vệ quyền lợi đối với những người tham gia. Các nhà đầu tư cần đáp ứng các tiêu chí để tham gia, đảm bảo đủ hiểu biết để đầu tư vào các công ty P2P lending; quy định về quyền tiếp cận thông tin, trách nhiệm của công ty P2P đối với nhà đầu tư trong trường họp xảy ra đồ vỡ, u cầu các cơng ty P2P lập quỹ dự phịng rủi ro, mở tài khoản ủy thác tại bên thứ ba; khi tiếp cận các khoản vay cần phải xem xét chủ thế nào cho vay, ghi rõ quy định cam kết trên hợp đồng, lưu ý thỏa thuận cụ thể về lài suất, thời gian vay, lãi suất phạt, lài suất phạt quá hạn để tránh những rủi ro khơng đáng có; bên cạnh đó cần xác định cách tính phí liên quan đến hoạt động kinh doanh cho vay P2P lending và giới hạn loại phí và mức phí. cần ban hành quy định về các cơ chế chuyển giao nền tảng khách hàng trong trường hợp ngưng hoạt động; cơ chế thiết lập quỹ dự phòng bù đắp rủi ro và khuyến khích tham gia mua bảo hiềm tín dụng cho nhà đầu tư; các quy định về bảo mật thơng tin, về

minh bạch hóa hoạt. Đưa ra các quy định vê trách nhiệm sẽ thuộc vê ai khi có rủi ro, mất mát nguồn vốn đầu tư, vi phạm nghĩa vụ, đương sự trong giải quyết tranh chấp

... cần được làm rõ một cách chính xác.

> Thử ha, cần ban hành các quy định để xây dựng hệ thống phòng ngừa và xử lý rủi ro trong hệ thống tài chính tiền tệ khi có sự xuất hiện của cho vay ngang hàng. Các quy định này là cần thiết để góp phần ổn định hệ thống tài chính - tiền tệ, cho dù quy mô và phạm vi hoạt động cho vay ngang hàng dự tính là chưa quá lớn, nhưng hệ lụy khó lường. Bên cạnh đó, trong thời gian xây dựng và hoàn thiện các biện pháp quản lý phù hợp cho thị trường cho vay ngang hàng, thì NHNN cũng cần phải yêu cầu và chỉ đạo các Ngân hàng và Tổ chức tín dụng ngồi ngân hàng cải cách thủ tục hành chính, minh bạch và cơng bố công khai thông tin về hoạt động cho vay của mình cùng với tãng cường triển khai nhiều chính sách ưu đãi vay vốn để tạo điều kiện thuận lợi cho mọi chủ thể trong nên kinh tế có thể tiếp cận được với• • • • • <^2 1 • • vốn ngân hàng để tạo sự ổn đinh và sự cạnh tranh lành mạnh trong hoạt động tiền tệ ngân hàng ở Việt Nam [30]. Đồng thời, Chính phù, Ngân hàng Nhà nước, các Bộ ngành có liên quan tăng cường các hoạt động phát triền, đa dạng hóa thị trường tài chính - tín dụng chính thức, cả về chủng loại, quy mô cho vay và chất lượng sản phẩm tín dụng, đáp ứng nhu cầu tín dụng chính đáng của người dân và doanh nghiệp, tạo ra sức cạnh tranh mạnh, hạn chế các điều kiện để “tín dụng đen” tồn tại, phát triến, thao túng thị trường tín dụng

> Thứ tư, cần quy định rõ quyền hạn, trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước về lĩnh vực tài chính ngân hàng, chính quyền địa phương, tổ chức cho vay ngang hàng, nhằm quản lý có hiệu quả hoạt động P2P lending. Quy định về kiếm tra, giám sát hoạt động P2P lending phải đầy đủ và đồng bộ và cần tạo cơ chế rõ ràng và nhiều thuận lợi cho các bên tham gia vào giám sát toàn diện các nền tảng P2P lending chắng hạn như quy định các công ty P2P lending phải trách nhiệm báo cáo thông tin cho cơ quan quản lý nhà nước theo định kỳ hoặc đột xuất về hoạt động của mình; quy định về thời hạn và nội dung báo cáo mà các công ty P2P lending gửi cho các cơ quan quản lý (NHNN) theo định kỳ về khối lượng giao dịch, số vốn vay

đã được thu xêp, tinh trạng nợ quá hạn, nợ xâu hay báo cáo dữ liệu cho Trung tâm thơng tin tín dụng Quốc gia Việt Nam (CIC) đồng thời được khuyến khích việc tra cứu thơng tin tín dụng từ CIC phục vụ chấm điểm tín dụng và đánh giá khách hàng để đảm bảo an toàn cho hoạt động vay ngang hàng ờ Việt Nam [17].

Nhìn chung, cần có cách tiếp cận đúng đắn và phù hợp, dựa trên nghiên cứu các khung pháp lý của các quốc gia trên thế giới, qua đó vận dụng vào thực tiễn để nhanh chóng ban hành quy định cụ thể phù họp với Việt Nam đế đảm bảo an toàn và hạn chế rủi ro cho các bên tham gia hoạt động cho vay ngang hàng và góp phần ổn định kinh tế xà hội.

3.2.4.Năng cấphệ thống hạ tầng côngnghệ thông tin của quốcgia nhằm

đạthiệu quảtrong công tác quản lýhoạt động cho vay ngang hàng

Song song với việc xây dựng khung pháp lý, để hoạt động cho vay ngang hàng phát triển lành mạnh, an toàn và bền vừng và việc quản lý hoạt động P2P lending hiệu quả đồng thời còn hồ trợ cho cả thị trường tài chính - ngân hàng số nói chung, cần chú trọng nâng cấp hệ thống hạ tầng công nghệ thông tin của quốc gia, nhất là cơ sở dữ liệu lớn (Big data) đồng thời đấy nhanh xây dựng chính quyền điện tử, cũng như từng bước đào tạo đội ngũ cán bộ có đủ năng lực, trình độ về lĩnh vực tài chính, tiền tệ và cơng nghệ thơng tin, đáp ứng yêu cầu quản lý và phát triển loại hình này, khuyến khích các cơng ty cho vay ngang hàng tận dụng lợi thế của mạng

internet đế giúp cho công việc quản lý được hiệu quả hơn.

Trước hết, đối với việc cung cấp hệ thống dữ liệu lớn, yêu cầu các công ty cần nghiên cứu và đầu tư hợp lý để có thể tổng hợp và lưu trữ nguồn dữ liệu này, do dữ liệu lớn thường bao gồm tập hợp dữ liệu với kích thước vượt xa khả nàng của các công cụ phần mềm thông thường đế thu thập, hiến thị, quản lý và xử lý dừ liệu trong một thời gian có thể chấp nhận được. Dữ liệu lớn yêu cầu một tập các kỹ thuật và cơng nghệ được tích hợp theo hình thức mới đế khai phá từ tập dữ liệu đa dạng, phức tạp, và có quy mơ lớn. về vấn đề tập hợp dữ liệu, khi có khách hàng có nhu cầu vay vốn, các cơng ty CVNH cần có các biện pháp để thu thập đày đủ và chính xác các thông tin của khách hàng để xây dựng lên tập dữ liệu. Do q trình hồn

thiện hồ sơ vay vốn thường diễn ra thông qua mạng internet, nên các cơng ty cần có các u cầu cụ thể đối với các thông tin chi tiết cần thu thập. Dừ liệu thông tin cá nhân được đồng bộ giúp định danh khách hàng chính xác nhằm giảm thiểu rủi ro trong các hoạt động tài chính. Hơn nữa, các cơng ty CVNH có thể thiết kế thêm phần đánh giá các bên tham gia giao dịch đây sẽ là nguồn tham chiếu cho các lần giao dịch tiếp theo của họ đồng thời có thể tiến hành xây dựng mạng xã hội nội bộ để thuận tiện cho công tác quản lý [15, tr. 103]. Ngoài ra, cần thiết lập máy chủ riêng biệt cho cơ quan quản lý để yêu cầu các công ty P2P lending kết nối trực tuyển lưu trữ dữ liệu phát sinh về máy chủ nhằm bảo đảm an tồn về thơng tin. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3.2.5. Năng cao nhận thứccủatoàn hộitrách nhiệm phối hợpcủa cơquan quản về hoạt động cho vay ngang hàng

Đe hoàn thiện pháp luật quản lý hoạt động cho vay ngang hàng đạt hiệu quả, cần sự kết hợp của cơ quan quản lý từ chính phủ đến ngân hàng nhà nước cùng ban chi đạo về lĩnh vực công nghệ tài chính với các cơ quan có liên quan như Bộ Khoa học và Cơng nghệ, Bộ Tài chính, Bộ Tư pháp. Bên cạnh đó nâng cao trách nhiệm và hiệu quả của việc phối kết hợp trên tinh thần đổi mới, cầu thị của các cơ quan quản

Một phần của tài liệu Hoàn thiện pháp luật điều chỉnh hoạt động cho vay ngang hàng (p2p lending) ở việt nam (luận văn thạc sỹ luật học) (Trang 91)