7. Kết cấu của luận văn
3.1.1. Cơ sở và yêu cầu về lập pháp
Giám định tư pháp là hoạt động bố trợ tư pháp, xuất hiện và tồn tại do nhu cầu của hoạt động tố tụng, có ý nghĩa đặc biệt và khơng thể thiếu trong bất kì nền tư pháp nào. Sự tương tác giữa hoạt động giám định và hoạt động tố tụng là một trong những tiêu chí để đánh giá, là yếu tố phản ánh trình độ phát triển hệ thống tư pháp của một quốc gia. Trong cải cách bộ máy nhà nước, cải cách tư pháp có vị trí rất quan trọng. Bởi vì, các cơ quan tư pháp là công cụ quan trọng của Đảng và Nhà nước để thực hiện quyền làm chủ của nhân dân, bảo vệ nhân dân, các quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người dân, bảo đảm kỷ cương xã hội. Trong điều kiện đẩy mạnh cải cách tư pháp xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ớ nước ta hiện nay, việc đồi mới và hoàn thiện các tổ chức bổ trợ tư pháp nói chung và giám định tư pháp nói riêng là một trong những nội dung rất quan trọng.
Luật giám định tư pháp ra đời trên cơ sở kế thừa và phát triền các quy định của Pháp lệnh giám định tư pháp và các quy định có liên quan khác, đã tạo cơ sờ pháp lý quan trọng cho việc cùng cố, kiện toàn tổ chức, đội ngũ người giám định tư pháp, hoàn thiện cơ chế hoạt động, quản lý giám định tư pháp trong cả nước. Sau hơn 05 năm triến khai thi hành luật, đánh giá chung cho thấy Luật giám định tư pháp đã đi vào đời sống xã hội, tiếp tục nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành ở Trung ương và địa phương về ý nghĩa, vai trị của cơng tác giám định tư pháp, tạo cơ sở pháp lý thuận lợi cho việc tiếp tục hoàn thiện hệ thống các quy định về giám định tư pháp ở các lĩnh vực, cũng như tiếp tục hoàn thiện thiết chế về tổ chức, cơ chế hoạt động và quản lý nhà nước về giám định tư pháp, đưa công tác này ngày càng đi vào nề nếp, có hiệu quả, phục vụ tốt hơn cho hoạt động tố tụng.
Tuy nhiên, thực tế cho thấy, hoạt động giám định tư pháp vẫn còn gặp nhiều khó khăn, hạn chế, yếu kém. Một trong những nguyên nhân làm hạn chế hiệu quả của hoạt động giám định tư pháp là do hệ thống pháp luật về giám định tư pháp cịn nhiều thiếu sót, vướng mắc và chưa cụ thể, rõ ràng. Nguyên nhân này tác động không nhỏ đến tổ chức và hoạt động cũng như chất lượng, hiệu quả của công tác giám định tư pháp. Chính vì vậy, việc hồn thiện hệ thống pháp luật về giám định tư pháp luôn luôn là ưu tiên hàng đầu
trong chuỗi những giải pháp nâng cao hiệu quả của công tác giám định tư pháp nói chung và giám định tư pháp trong tố tụng dân sự nói riêng.
Mục tiêu của việc hồn thiện hệ thống pháp luật về giám định tư pháp là nhằm tiếp tục thể chế hóa tinh thần Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02/06/2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020, đồng thời thực hiện chỉ đạo của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng; nâng cao hiệu lực, hiệu quả của công tác giám định tư pháp, bảo đảm đáp ứng tốt hơn nữa yêu cầu giám định của hoạt động tố tụng trong giải quyết án tham nhũng, kinh tế trong tình hình hiện nay, góp phần bảo đảm việc các phán quyết của tồ án các cấp được chính xác, khách quan và đúng pháp luật. Củng cố, nâng cao so lượng, chất lượng đội ngũ người làm giám định tư pháp theo hướng đổi mới quy trình bồ nhiệm, miễn nhiệm giám định viên tư pháp và việc lập, công bố danh sách tổ chức, người giám định tư pháp theo vụ
việc bảo đảm đáp ứng tốt yêu cầu của hoạt động tố tụng trong các vụ án về kinh tế, tham nhũng trong tình hình hiện nay.
Xác định rõ hơn trách nhiệm của các Bộ, ngành chù quản từng lĩnh vực giám định; đồng thời, nâng cao trách nhiệm của cơ quan, tổ chức được trưng cầu giám định, bảo đảm có địa chỉ cụ thể trong việc tiếp nhận trưng cầu giám định, tổ chức thực hiện giám định kịp thời, thuận tiện tại các Bộ, cơ quan ngang Bộ và các địa phương.
3.1.2.Cơ sử và yêu cầu về thực tiễn
Thực hiện nhiệm vụ triền khai, thi hành Luật giám định tư pháp, trong thời gian qua, các Bộ, cơ quan ngang Bộ đã tích cực, tập trung vào việc xây dựng văn bản hướng dẫn thực hiện Luật giám định tư pháp ở lĩnh vực thuộc thẩm quyền quản lý để trinh cơ quan có thẩm quyền ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền. Tính đến nay, các văn bản hướng dẫn thực hiện Luật giám định tư pháp lên tới 40 văn bản (của Chính phủ và các Bộ, ngành ban hành), cụ thể gồm: 02 Nghị định của Chính phủ, 01 Quyết định của Thủ tướng Chính phũ, 07 Thơng tư của Bộ Tài chính, 05 Thơng tư của Bộ Công an, 07 Thông tư của Bộ Y tế; 02 Thông tư cùa Bộ Thông tin và Truyền thơng, 02 Thơng tư của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, 02 Thông tư của Bộ Tài nguyên và Môi trường, 02 Thông tư của Bộ Kế hoạch và Đầu tư; các Bộ: Giao thông vận tải, Xây dựng, Khoa học và Công nghệ, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, mồi cơ quan ban hành 01 Thông tư; Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành 01 Quyết định, 01 Thông tư liên tịch giữa Viện kiểm sát tối cao, Tòa án nhân dân tối cao, Bộ Công an và Bộ Tư pháp, 01 Quy chế phối hợp liên ngành giữa Bộ Tư pháp, Bộ Cơng an, Bộ Quốc
phịng, Viện kiêm sát tơi cao, Tịa án nhân dân tơi cao . Các văn bản pháp luật nêu trên đã hướng dẫn cụ thể về: Tiêu chuẩn, trình tự, thủ tục bổ nhiệm giám định viên, lập danh sách tố chức, người giám định tư pháp theo vụ việc ở các
lĩnh vực pháp y, pháp y tâm thần, xây dựng, tài chính, ngân hàng, văn hóa, thơng tin và truyền thơng, tài ngun và môi trường, giao thông vận tải, khoa học và cơng nghệ; về phí/chi phí giám định tư pháp và chế độ, chính sách đối
với người làm giám định tư pháp (chế độ bồi dưỡng giám định tư pháp; phụ cấp trách nhiệm giám định...), quy trình giám định chuấn (lĩnh vực pháp y, pháp y tâm thần, kỳ thuật hình sự)... tạo điều kiện cho tổ chức, hoạt động và quản lý nhà nước về giám định tư pháp ở nhiều lĩnh vực.
Bên cạnh đó, trong thời vừa qua, thực tiễn cơng tác giám định trong q trình giãi quyết các vụ việc dân sự cịn gặp nhiều khó khăn, vướng mắc, làm hạn chế hiệu quả giài quyết các vụ việc dân sự. Vì vậy cần thiết phải có những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác giám định tư pháp trong tố tụng dân sự.
3.2.Hoàn thiện pháp luật về giám định tư pháp trong tố tụng dân sự
Nâng cao hiệu quả giám định tư pháp trong tố tụng dân sự là vấn đề cấp thiết hiện nay. Qua nghiên cứu toàn diện trên cả phương diện lý luận và thực tiễn về giám định tư pháp trong tố tụng dân sự, tác giả mạnh dạn đề xuất một số phương hướng, giải pháp cụ thể như sau:
3.2.1.Hoàn thiện pháp luật tố tụng dân sự
Pháp luật là công cụ pháp lý để điều chỉnh các quan hệ phát sinh trong đời sống xã hội, bảo đảm cho xã hội ổn định và phát triển. Đường lối, chính sách cùa Đảng và Nhà nước được đưa vào cuộc sống một phần là nhờ vào các quy định của pháp luật. Bộ luật TTDS đóng vai trị rất quan trọng trong việc bảo
vệ chế độ xã hội chù nghĩa, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa, bảo vệ quyền và lợi ích họp pháp của công dân, tổ chức, bảo vệ trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa, là cơ sở pháp lý cho việc giải quyết vụ việc dân sự được nhanh chóng, chính xác, khách quan, cơng minh và đúng pháp luật. Hoạt động giám định tư pháp trong tố tụng dân sự không chỉ được quy định và chịu sự điều
chỉnh của Luật Giám định tư pháp và các văn bản có liên quan mà cịn chịu sự điều chỉnh và được quy định trong các văn bản tố tụng dân sự, trong đó Bộ luật TTDS là một trong những văn bản chính yếu và quan trọng nhất. Do đó, để hoạt động giám định tư pháp thật sự phát huy được tác dụng và đi vào cuộc
sống, đòi hỏi ngồi việc hồn thiện Luật giám định tư pháp nói chung thì cịn cần phải hồn thiện các quy định về giám định tư pháp trong Bộ luật tố tụng dân sự. Để không ngừng nâng cao hiệu quả giải quyết các vụ việc dân sự, đáp
ứng được những yêu câu mới của công cuộc xây dựng và bảo vệ tơ qc thì Bộ luật tố tụng dân sự cần khắc phục được những hạn chế, bất cập của các quy định về giám định tư pháp, cụ thể như sau:
Vấn đề đặt ra thử nhất, ghi nhận việc từ chối yêu cầu trưng cầu giám định của Tòa án phải được thực hiện bằng văn bản trong thời hạn luật định, để bảo đảm quyền lợi của đương sự trong việc tiếp tục thực hiện các thủ tục tự mình yêu cầu giám định. Yêu cầu giám định là việc đương sự tự mình yêu cầu tổ chức giám định thực hiện việc giám định với điều kiện tiên quyết là đương sự đã yêu cầu Tòa án thực hiện việc trưng cầu giám định nhưng Tòa án từ chối yêu cầu của đương sự (Khoản 1 Điều 102 BLTTDS năm 2015). Nội dung này được quy định cụ the tại khoản 1 Điều 22 Luật giám định tư pháp năm 2012 (sửa đối, bổ sung năm 2018): “Người yêu cầu giám định có quyền gửi văn bản yêu cầu cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng trưng cầu giám định. Trường hợp cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng khơng chấp nhận u cầu thì trong thời hạn 07 ngày phải thông báo cho người yêu cầu giám định bằng văn bản. Het thời hạn nói trên hoặc kể từ ngày nhận được thông báo từ chối trung cầu giám định, người yêu cầu giám định có quyền tự mình yêu cầu giám định”.
Nội hàm điều luật trên ghi nhận, việc Tòa án từ chối yêu cầu trưng cầu giám định của đương sự được thể hiện dưới 02 dạng hành vi là trực tiếp ban hành thông báo từ chối yêu cầu, và dạng hành vi thứ hai là “sự im lặng’’ của Tịa án khi khơng có văn bản thể hiện việc chấp thuận hay không chấp thuận yêu cầu khi đã hết thời hạn thông báo là 07 ngày. Việc thừa nhận 02 dạng hành vi nêu trên, thực tiễn gặp phải khó khăn trong trường hợp Tịa án khơng ban hành văn bản từ chổi, thì đương sự chứng minh cho tổ chức được yêu cầu giám định như thế nào về việc Tịa án khơng chấp nhận yêu cầu trưng cầu giám định của đương sự?
Vấn đề đặt ra thứ hai, thời hạn để đương sự được tự mình yêu cầu giám định là thời hạn hết sức quan trọng nhưng hiện Bộ luật TTDS vẫn chưa quy định một cách cụ thể về vấn đề này. Theo quy định tại BTTDS năm 2015, quyền tự yêu cầu giám định được thực hiện trước khi Tòa án ra quyết định đưa vụ án ra xét xử theo thủ tục sơ thẩm, quyết định mở phiên họp giải quyết việc dân sự. Đối với những yêu cầu giám định được đưa ra sau khi có quyết định đưa vụ án ra xét xử theo thủ tục sơ thẩm đều không được chấp nhận. Tuy nhiên, hiểu như thế nào về “quyền tự yêu cầu giám định được thực hiện trước khi Tòa án ra quyết định đưa vụ án ra xét xử theo thủ tục sơ thấm”. Bởi, sau khi yêu cầu Tòa án tiến hành trưng cầu giám định và bị Tịa án từ chối thì
đương sự mới có quyên tự yêu câu giám định. Vậy xác định thời hạn quyên tự yêu cầu giám định được thực hiện trước khi Tòa án ra quyết định đưa vụ án ra xét xử theo thủ tục sơ thấm có ý nghĩa giúp Tòa án, đương sự xác định được đầy đủ các chứng cứ, tài liệu liên quan đến việc giải quyết vụ việc dân sự,
tránh những chửng cứ tài liệu mới phát sinh làm thay đổi toàn diện vụ án, ảnh hưởng chất lượng tranh tụng, tiếp cận chứng cứ của các đương sự.
Vấn đề đặt ra thứ ba, nếu đương sự cho rằng kết luận giám định mà Tòa án trưng cầu giám định chưa rõ ràng, chưa đầy đủ và đề nghị Tòa án trưng cầu giám định bổ sung, nhưng bị từ chối thì đương sự đó có quyền tự mình u cầu giám định bổ sung khơng? Hoặc sau khi có kết luận giám định bổ sung hoặc giám định lại mà các kết quả của những lần giám định đó là khác nhau, thậm chí là trái ngược nhau thì Tịa án sử dụng kết quả giám định nào (kết quả giám định lần đầu hay kết quả giám định lại) để làm căn cứ giải quyết. Để đánh giá chính xác, Tịa án phải trưng cầu ý kiến chuyên gia đế xem xét tính khoa học của từng quá trình giám định và kết luận giám định. Thậm chí phải triệu tập giám định viên trực tiếp giải trình về trình tự giám định, phương pháp giám định và kết quả giám định. Nếu cần thiết, có thể triệu tập cả hai
giám định viên có kết luận khác nhau để họ cùng trình bày, tranh luận khoa học với nhau về phương pháp giám định, kết luận giám định của mình đồng thời so sánh, đánh giá cùng các chứng cứ khác thì mới có cơ sở đánh giá đúng đắn, khách quan.
Có 03 trường hợp giám định lại được pháp luật quy định đó là: có căn cứ cho rằng kết luận lần đầu khơng chính xác; có vi phạm pháp luật; trong trường hợp đặc biệt theo quyết định của Viện trưởng VKSND tối cao, Chánh án TAND tổi cao. về các trường hợp này, tác giả xin trao đổi về trường hợp có căn cứ cho rằng kết luận lần đầu khơng chính xác, cụ thể như sau: Theo quy định tại khoản 5 Điều 102 BLTTDS năm 2015, việc giám định lại được thực hiện trong những trường hợp có căn cứ cho rằng kết luận giám định lần đầu khơng chính xác, có vi phạm pháp luật. Vậy, nếu đương sự đưa ra được lý do đề chứng minh kết luận giám định lại cũng khơng chính xác, thì Tịa án có chấp nhận cho họ có quyền yêu cầu giám định tại một tố chức giám định độc lập khác không? Đây cũng là vấn đề đặt ra từ thực tiễn mà hiện BLTTDS năm 2015 chưa có quy định cụ thế.
Tác già cho rằng, về bản chất, kết luận giám định trong tố tụng dân sự là một nguồn chứng cứ, Tòa án xem xét, đánh giá và sử dụng để làm sáng tỏ các tình tiết của vụ án. Nên việc có giám định lại hay khơng hồn tồn thuộc thẩm quyền của Tịa án quyết định trong trường hợp cần thiết. Đương sự có quyền
đề nghị, nhưng việc quyết định trưng cầu giám định lại thuộc thẩm quyền của Tòa án. Trường hợp người yêu cầu giám định khơng nhất trí với kết luận giám định thì có quyền đề nghị hoặc khiếu nại theo quy định của pháp luật tố tụng.
Vấn đề đặt ra thử tư, qua thực tiễn xét xử các vụ án có liên quan đến việc xác định huyết thống như xác định cha, mẹ, con, kết luận giám định được xác định là căn cứ mấu chốt và quyết định để chứng minh cho yêu cầu hoặc không chấp nhận yêu cầu của đương sự. Tuy nhiên, trong nhiều vụ án, khi nguyên đơn yêu cầu trưng cầu giám định ADN, Tòa án ra quyết định trung cầu giám định. Bị đơn (người bị kiện để xác định là cha hoặc mẹ đứa trẻ...) đã từ chối không chấp nhận đi giám định ADN. Luật Giám định tư pháp năm 2012 khơng có quy định về quyền và nghĩa vụ của các đương sự đối với việc lấy mẫu giám định trong các vụ việc dân sự. Điều này đã gây khó khăn trong