7. Kết cấu của luận văn
3.2. Hoàn thiện pháp luật về giám định tư pháp trong tố tụng dân sự
3.2.2. Hoàn thiện Luật giám định tư pháp
Thứ nhất, tác giả cho rằng, cần mở rộng quyền yêu cầu giám định cho một số người tham gia tố tụng đề bảo đảm dân chù, đặc biệt trong tố tụng dân sự. Theo đó, một số người tham gia tố tụng được trực tiếp yêu cầu tổ chức giám định tư pháp, giám định viên tư pháp hoặc người giám định tư pháp theo vụ việc thực hiện giám định mà không cần thông qua các cơ quan tiến hành tố tụng, không cần đợi đến sau khi đã đề nghị Tòa án trưng cầu giám định nhưng Tòa án từ chối yêu cầu cùa đương sự. Thiết nghĩ, quy định này phù hợp với
nguyên tăc tự do, tự nguyện cam kêt, thoả thuận là nguyên tăc đặc trưng của pháp luật dân sự, xuất phát từ tính độc lập về sở hữu, tính tự chủ, tự định đoạt, tự chịu trách nhiệm về tài sản của các chủ thể. Đây là nguyên tắc cơ bản bao trùm trong toàn bộ các quan hệ dân sự nói chung và quan hệ của các đương sự trong tố tụng dân sự nói riêng. Vì vậy, Luật giám định tư pháp nên quy định riêng thành hai trường hợp do sự khác biệt cơ bản giữa tố tụng hình sự và tố
tụng dân sự: (i) giám định tư pháp là một hoạt động mang tính nghĩa vụ của các cơ quan tổ chức, cá nhân, thực hiện giám định khi nhận được quyết định trưng cầu của cơ quan tiến hành tố tụng trong quá trình tố tụng hình sự; (ii)
giám định tư pháp là một hoạt động dựa trên nguyên tắc thoả thuận, hợp đồng giữa bên trưng cầu và bên thực hiện giám định trong quá trình tố tụng dân sự.
Giám định tư pháp trong tố tụng hình sự là hoạt động xuất hiện trong quá trình điều tra, truy tố và xét xử vụ án hình sự nhằm mục đích xác định thiệt hại về vật chất và thể chất do hành vi nguy hiểm xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, tự do, danh dự, nhân phẩm, quyền sở hữu tài sản, các quyền và lợi ích hợp pháp khác của cơng dân được pháp luật hình sự bảo vệ. Ket luận giám định là một trong những cơ sở đế cơ quan điều tra khởi tố, định tội, định
khung hình phạt. Neu người tham gia tổ tụng hình sự trực tiếp yêu cầu giám định, giám định bổ sung, giám định lại thì họ có thể lợi dụng quyền này để
kéo dài việc giải quyết vụ án, gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới mục đích của tố tụng hình sự: phát hiện, xử lý tội phạm, không bỏ lọt người phạm tội, không làm oan người vô tội...hoặc câu kết với người giám định làm mất tính chính xác, khách quan của việc giám định; Mặt khác, đổi với một số trường hợp cụ thể, người tham gia tố tụng khơng thể có được các đối tượng giám định để cung cấp cho người giám định. Đặc biệt có một số đối tượng giám định phải được thu giữ, bảo quản theo quy định của pháp luật mà người tham gia tố tụng khơng thể có như dấu vết, vân tay, mẫu máu, chất độc, chất nổ, hung khí, bút tích... Vì vậy, giám định tư pháp trong quá trình tố tụng hình sự là một hoạt động mang tính nghĩa vụ của các cơ quan tố chức, cá nhân, thực hiện giám định khi nhận được quyết định trưng cầu cùa cơ quan tiến hành tố tụng.
Khác với các quy định của pháp luật hình sự và tố tụng hình sự, pháp luật dân sự quy định cá nhân, pháp nhân xác lập, thực hiện, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của mình trên cơ sở tự do, tự nguyện cam kết, thỏa thuận. Mọi cam kết, thỏa thuận không vi phạm điều cấm của luật, khơng trái đạo đức xã hội có
hiệu lực thực hiện đổi với các bên và phải được chủ thể khác tôn trọng. Đây là một trong những nguyên tắc cơ bản cùa pháp luật dân sự, theo đó, việc thỏa
thuận thực hiện quyên, nghĩa vụ dân sự là quyên tự do của cá nhân, pháp nhân. Ngoài ra, quyền quyết định và tự định đoạt của đương sự cũng được quy định tại khoản 2 Điều 5 BLTTDS năm 2015 đó là trong q trình giải quyết vụ việc dân sự, đương sự có quyền chấm dứt, thay đơi u cầu của mình hoặc thỏa thuận với nhau một cách tự nguyện, không vi phạm điều cấm của luật và khơng trái đạo đức xã hội. Vì vậy, giám định tư pháp trong tố tụng dân sự cũng nên mang đặc trưng này của quan hệ pháp luật dân sự, tức là giám định tư pháp là một hoạt động dựa trên nguyên tắc thoả thuận, họp đồng giữa bên yêu cầu và bên thực hiện giám định trong quá trình tố tụng dân sự; bản kết luận giám định dù được thực hiện trong q trình tố tụng hay ngồi
q trình tố tụng thì cũng cần được xem xét, đánh giá và sử dụng như một nguồn chứng cứ, có giá trị pháp lý.
Thứ hai, hoàn thiện quy định tại Điều 2, Điều 30 Luật GĐTP năm 2012. Cụ thể, khoản 2 Điều 29 Luật GĐTP năm 2012 quy định “việc giám định lại được thực hiện trong trường hợp có căn cứ cho rằng kết luận giám định lần đầu khơng chính xác”. Tuy nhiên, như thế nào là “có căn cứ cho ràng kết luận
giám định lần đầu khơng chính xác” thì chưa có hướng dẫn nên rất dễ xảy ra việc tùy tiện trong việc ra quyết định trưng cầu giám định lại. Hon nữa, các trường hợp cùng một tổ chức giám định mà kết quả giám định lần đầu và kết
luận giám định lại mà khác nhau hoặc kết luận giám định lần đầu của tồ chức giám định địa phương và kết luận giám định lại của tổ chức giám định trung ương mà khác nhau về cùng một vấn đề giám định thì các cơ quan THTT căn cứ vào kết luận giám định nào để giải quyết vụ án hay bắt buộc phải trưng cầu, yêu cầu giám định lại lần thứ hai?
Thứ ba, ngoài việc cần phải sửa đổi, bổ sung các quy định tại BLTTDS năm 2015 thì cần phải ban hành văn bản hướng dẫn Luật GĐTP, trong đó giải thích rõ như thế nào là “có kiến thức chuyên sâu“, thế nào là “trường hợp đặc biệt”... Việc quy định tiêu chuẩn cùa người giám định theo vụ việc tại khoản 2 Điều 18 Luật GĐTP là chưa cụ thể, chưa rõ ràng, kiến thức chuyên sâu là ở mức độ nào khi người đó khơng có trình độ đại học thì chưa được xác định rõ.
Thứ tư, căn cứ theo tiêu chí nào đế xác định một trường hợp đặc biệt đề Viện trưởng VKSND tối cao, Chánh án TAND tối cao quyết định việc giám định lại sau khi đã có kết luận của Hội đồng giám định theo quy định tại Điều
30 Luật GĐTP để tránh tình trạng tùy tiện theo ý chí chủ quan của cơ quan THTT, người THTT khi áp dụng, về bản chất, kết luận giám định là một nguồn chứng cứ, cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng xem xét,
đánh giá và sử dụng đê giải quyêt các vụ việc dân sự. Vì vậy, việc có giám định lại hay khơng hồn tồn thuộc thẩm quyền của cơ quan tiến hành tố tụng
quyết định trong trường hợp cần thiết. Đương sự có quyền đề nghị nhưng việc quyết định trưng cầu lại thuộc thẩm quyền của cơ quan tiến hành tố tụng. Trường họp người u cầu giám định khơng nhất trí với kết luận giám định thì có quyền đề nghị hoặc khiếu nại theo quy định của pháp luật tố tụng. Do đó, cần quy định chi tiết hay đưa ra được định hướng để hướng dẫn thêm cho
cơ quan tiến hành tố tụng. Việc lựa chọn kết quả giám định hay giới hạn thời gian giám định kể từ thời điểm khởi tố vụ án hay thuộc vào trường hợp nào mới được yêu cầu giám định lại? Trong trường hợp khơng nêu rõ thì sẽ gây khó khăn cho cơ quan tiến hành tố tụng vì trong cùng một vụ việc lại có quá nhiều kết quả giám định khác nhau về cùng một đối tượng giám định. Theo tác giả, Điều 30 Luật GĐTP mới giải quyết được thủ tục giám định lần thứ hai nhưng việc giải quyết xung đột ba, bốn kết quả giám định của các cơ quan, tổ chức giám định khác nhau sẽ được giải quyết như thế nào thì Luật GĐTP vẫn cịn bỏ ngỏ.