Thực hiện xã hội hóa giám định tư pháp trong một số lĩnh vực của tố

Một phần của tài liệu Giám định tư pháp trong tố tụng dân sự (luận văn thạc sỹ luật học) (Trang 79 - 87)

7. Kết cấu của luận văn

3.3. Giải pháp nâng cao chất lượng công tác giám định tư pháp trong tố tụng

3.3.4. Thực hiện xã hội hóa giám định tư pháp trong một số lĩnh vực của tố

của tố tụng dân sự

Có thể thấy rằng, tố chức giám định tư pháp không phải là tổ chức hành chính đơn thuần mà là tổ chức bổ trợ tư pháp, hoạt động của các tổ chức này phục vụ cho hoạt động tố tụng, góp phần bão vệ cơng lý, bảo vệ quyền và lợi ích, nhu cầu chính đáng của cơng dân và có vai trị to lớn đối với bất kì nền tư pháp nào. Vì vậy, pháp luật quy định rất chặt chẽ về cơ cấu, tố chức, nhiệm

vụ và quyền hạn của các tổ chức giám định. Nhà nước đầu tư, phát triển hệ

thống tồ chức giám định tư pháp công lập trong các lĩnh vực có nhu cầu giám định lớn, thường xuyên để đáp ứng yêu càu của hoạt động tố tụng.

Tuy nhiên, xu hướng chung của nhiều quốc gia trên thế giới là thực hiện xã hội hóa, có chính sách ưu đãi tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức giám định tư pháp ngồi cơng lập phát triến và Việt Nam cũng nàm trong xu hướng chung đó.

Xã hội hóa là một định hướng có ý nghĩa to lớn mang tính chiến lược nhằm huy động tiềm năng kinh tể và nhân lực của mọi thành phần kinh tế và của toàn xã hội. Xã hội hóa khơng chỉ khai thác, phát huy được tiềm năng và các nguồn lực xã hội cho sự phát triển của công tác tư pháp mà còn tạo ra sự cạnh tranh trong hoạt động giám định từ đó nâng cao năng lực hoạt động giám định của các tố chức giám định. Xã hội hóa các hoạt động tư pháp nhằm mục đích hạn chế các tiêu cực do sự phình to của bộ máy nhà nước, làm giảm bớt

gánh nặng cho bộ máy nhà nước cũng như n ngân sách nhà nước. Tuy nhiên, các tổ chức giám định ngồi cơng lập hoạt động vì mục đích lợi nhuận là chính nên họ có thế đưa ra bản KLGĐ sai lệch ảnh hưởng lớn đến q trình tố tụng.

Vì vậy, đế xã hội hóa phát huy được vai trị thì phải tiến hành theo lộ trình từng bước một. Trước hết, trong giai đoạn đầu, nhà nước cần phải tạo điều kiện cũng như môi trường tốt cho cơng tác xã hội hóa hoạt động giám định tư pháp như: hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật về GĐTP, chuấn bị cơ

sở vật chất. Tiếp theo là xét công nhận các tổ chức, cá nhân có đù năng lực thực hiện giám định và có cơ chế, chính sách khuyến khích, thu hút. Tiếp đó là thực hiện xã hội hóa có sự quản lý của nhà nước.

Nội dung của việc xã hội hóa phải bao hàm cẳ về mặt tố chức cã về đội ngũ người giám định tư pháp, về mặt tổ chức, ngoài hệ thống tổ chức giám định tư pháp do Nhà nước đầu tư cịn có các tổ chức chun mơn ở mọi lình

vực giám định, nhất là lĩnh vực khơng có tổ chức giám định tư pháp tham gia hoạt động GĐTP theo trưng cầu, yêu cầu giám định, tổ chức GĐTP do tổ chức, cá nhân thành lập. về đội ngũ người giám định tư pháp, cần lựa chọn nhà chun mơn nào có đủ điều kiện ở các lĩnh vực giám định. Bất kì cơ

quan, tố chức chuyên mơn thậm chí là cá nhân hành nghề tự do nếu đáp ứng điều kiện thì đều được cơ quan có thẩm quyền bổ nhiệm, cấp thẻ giám định viên tư pháp hoặc đưa vào danh sách người giám định tư pháp theo vụ việc để

có thể tận dụng được chất xám, chun mơn nghiệp vụ của họ.

Vê hình thức xã hội hóa thì nên cho phép cá nhân thành lập một sô tô chức GĐTP tư nhân ớ một số lĩnh vực cụ thể. Cá cá nhân, tổ chức chun mơn có thê thực hiện GĐTP ở những lĩnh vực hiện đang khơng có tơ chức GĐTP cơng lập như: văn hóa, tài chính, xây dựng, mơi trường... Các tố chức GĐTP do Nhà nước đầu tư được cung cấp dịch vụ giám định cho xã hội để huy động nguồn lực tài chính của tổ chức, cá nhân có yêu cầu cho việc duy trì và phát triển hoạt động giám định của tổ chức giám định tư pháp đó.

KÉT LUẬN CHƯƠNG 3

Trong điều kiện nhà nước đang đẩy mạnh công cuộc cải cách tư pháp và xây dựng nhà nước pháp quyền như hiện nay, việc đối mới và hoàn thiện các tổ chức bổ trợ tư pháp nói chung và giám định tư pháp nói riêng là một trong những nội dung quan trọng. Hoạt động giám định tư pháp trong tố tụng dân sự không chỉ được quy định và chịu sự điều chỉnh của Luật Giám định tư pháp và các văn bản có liên quan mà cịn chịu sự điều chỉnh và được quy định trong các văn bản tố tụng dân sự, trong đó Bộ luật TTDS là một trong những văn bản chính yếu và quan trọng nhất. Do đó, để hoạt động giám định tư pháp

thật sự phát huy được tác dụng và đi vào cuộc sống, địi hỏi ngồi việc hoàn thiện Luật giám định tư pháp nói chung thì cịn cần phải hồn thiện các quy định về giám định tư pháp trong Bộ luật tố tụng dân sự.

Kết quà nghiên cứu tại Chương 3, Luận văn đã chỉ ra được cơ sở của việc hoàn thiện pháp luật giám định tư pháp. Từ kết quả nghiên cứu trên cả phương diện lý luận và thực tiễn, tác giả đã mạnh dạn đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động giám định tư pháp trong tố tụng dân sự. Việc tăng cường tố chức hoạt động và công tác quản lý giám định tư pháp là nhằm tạo chuyển biến mạnh mẽ về chất lượng và hiệu quả hoạt động giám định tư pháp, góp phần làm cho cơng tác giám định tư pháp có những bước chuyển biến tích cực, ngày càng nề nếp, hiệu quả, phục vụ kịp thời, đắc lực các yêu cầu của hoạt động tố tụng, không gây ách tắc, ảnh hưởng đến thời hạn, chất

lượng của hoạt động tố tụng.

KÉT LUẬN

Trong giai đoạn hiện nay, khi đât nước ta đang mở cửa hội nhập quôc tê, ứng dụng thành tựu của khoa học - công nghệ hiện đại vào công cuộc phát triến kinh tế - xã hội, cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, cùng với sự phát triển của xã hội dân sự, các tranh chấp cũng như các vi phạm trong các

giao dịch dân sự cũng ngày càng lớn và phát triển phức tạp, từ đó làm phát sinh nhu cầu giám định tư pháp trở lên cấp bách hơn bao giờ hết. Có một hệ thống pháp luật đầy đù, đồng bộ cũng chỉ có được một yếu tố cần của Nhà nước pháp quyền, nhưng chưa đủ. Nhà nước pháp quyền Việt Nam, của dân, do dân và vì dân, địi hỏi pháp luật phải được thi hành một cách nghiêm chỉnh, thống nhất và công bằng, theo nguyên tắc mọi người đều bình đẳng trước pháp luật. Bảo đảm hoạt động giám định tư pháp trong TTDS là điều kiện tiên quyết, là cơ sở ban đầu giúp Tòa án thực hiện các giai đoạn tố tụng tiếp theo để giải quyết vụ việc dân sự tại Tòa án. Những quy định về quyền yêu cầu tịa án trưng cầu giám đinh hoặc tự mình u cầu giám định cùa đương và bảo đảm quyền đó của đương sự theo thủ tục TTDS có ý nghĩa rất quan trọng, nếu được quy định đầy đủ, chi tiết, rõ ràng sẽ giúp cho các chủ thể tham gia vào quan hệ pháp luật TTDS thực hiện pháp luật có hiệu quả, góp phần bảo vệ pháp chế xã hội chù nghĩa.

Thực tế đã chứng minh, trong những năm qua, hoạt động giám định tư pháp ở nước ta đã đạt được những kết quả đáng kể, góp phần tích cực vào việc giải quyết các vụ việc dân sự được nhanh chóng, chính xác, cơng minh, đúng pháp luật và bảo đảm được quyền bảo vệ của đương sự trong tố tụng dân sự. Từ đó, tạo sự chuyển biển thật sự trong hoạt động giám định tư pháp, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao và nhu cầu của xã hội trong tiến trình cải cách tư pháp. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đã đạt được thì hoạt động giám định tư pháp trong những năm qua vẫn còn một số hạn chế, bất cập. Từ việc nghiên cứu pháp luật thực định về hoạt động giám định tư pháp trong tố tụng dân sự, tiếp cận dưới góc độ lý luận lịch sử nhà nước và pháp luật và thực tiễn thực hiện hoạt động giám định gen qua một số vụ việc dân sự, tác giả đã cố gắng phân tích làm rõ về những hạn chế, bất cập và nguyên nhân của những hạn chế, bất cập đó. Từ đó, tác giả cũng đã mạnh dạn đưa ra những giải pháp cụ thể đế nâng cao hiệu quả của hoạt động giám định tư pháp trong tố tụng dân sự.

Đe đáp ứng đòi hởi của thực tiễn, sự phát triền của các quan hệ xã hội, cần phải sửa đồi, bổ sung các quy định cùa hoạt động giám định tư pháp trong

TTDS... Đông thời chúng ta phải nâng cao hơn nữa trình độ chun mơn nghiệp vụ, năng lực, phẩm chất cho đội ngũ giám định viên và các tổ chức giám định, nâng cao chất lượng, hiệu quà của hoạt động giám định tư pháp dân sự, kết hợp với công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật trong quần chúng nhân dân để nâng cao ý thức pháp luật cho mỗi người. Bên cạnh đó, từng bước xã hội hóa hoạt động giám định tư pháp, đáp ứng yêu cầu của tố chức, cá nhân ngoài hoạt động tố tụng, góp phần ổn định và phát triển kinh tế - xã hội. Chỉ khi làm tổt những việc đỏ thì các tranh chấp trong nội bộ nhân dân mới được giải quyết đúng đắn kịp thời, đáp ứng yêu cầu của hoạt động tố tụng, đưa xã hội ngày càng phát triền đi lên.

Trong quá trình nghiên cứu đề tài luận văn, mặc dù tác giả có nhiều sự cổ gắng và đã nhận được sự giúp đỡ tận tình của các thầy cô giáo trong Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội, sự giúp đỡ của đồng nghiệp...Nhưng do nhận thức, kinh nghiệm chuyên môn và phương pháp nghiên cứu cịn hạn chế nên sẽ khơng tránh khơi những khiếm khuyết. Kính mong nhận được sự đóng góp ý kiến của Quý thầy cô, các nhà khoa học và đồng nghiệp để luận văn của tác giả được hoàn chỉnh hơn.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Chính trị (2002), Nghị quyêt sô 08/NQ-TW ngày 2/1/2002 vê Một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp trong thời gian tới, Hà Nội.

2. Bộ Chính trị (2005), Nghị quyết số 48/NQ-TW ngày 24/05/2005 về Chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020, Hà Nội.

3. Bộ Chính trị (2005), Nghị quyết số 49/NQ-TW ngày 02/06/2005 về Chiến lược cải cách tư pháp từ nay cho đến năm 2020, Hà Nội.

4. Bộ Chính trị (2010), Kết luận 79-KL/TW ngày 28/7/2010 về Đề án đổi mới tổ chức và hoạt động cùa Toà án, Viện kiểm sát và cơ quan điều tra, Hà Nội.

5. Chính phủ nước Cộng hịa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2015), Dự thảo 4 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 9, Hà Nội.

6. Đảng Cộng sản Việt Nam (1996), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

7. Đảng Cộng săn Việt Nam (1996), Văn kiện Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Trung ương khố VII, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

8. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IX, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

9. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Vãn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ X, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

10. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ X, NXB Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội.

11. Học viện Tư pháp (2013), Giáo trình kỳ năng giải quyết vụ việc dân sự, NXB Tư pháp, Hà Nội.

12. Học viện Tư pháp (2014), Giáo trình Luật Tố tụng dân sự Việt Nam, Nxb Tư pháp, Hà Nội.

13. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2012), Luật Giám định tư pháp ngày 20/6/2012, Hà Nội.

14. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2015), Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015 ngày 08/12/2015, Hà Nội.

15. Tòa án nhân dân tối cao (2010), Tờ trình Quốc hội về Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều cua Bộ luật Tố tụng dân dự ngày 30/9/2010, Hà Nội.

16. Tòa án nhân dân tối cao (2012), Nghị quyết số 04/2012/NQ-HĐTP ngày 3/12/2012 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn

thi hành một sô quy định của Bộ luật Tô tụng dân sự 2004 vê “Chứng cứ và chứng minh”, Hà Nội.

17. Trường Cán bộ Tòa án - Tòa án nhân dân tối cao (2012), Tài liệu tập huấn Bộ luật Tố tụng dân sự, Hà Nội.

18. Trường Đại học Luật Hà Nội (2012), Giáo trình Luật Tố tụng dân sự Việt Nam, NXB Công an nhân dân, Hà Nội.

19. Bộ Tư pháp (2004), đổi mới tổ chức hoạt động giám định tư pháp, NXB Tư pháp.

20. Bộ Tư pháp (2018), Báo cáo tổng kết 05 năm thi hành Luật Giám định tư pháp năm 2012

21. Chính phù (2010), Đề án đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động giám định tư pháp của Thủ tướng Chính phủ ban hành kèm theo Quyết định

số 258/QĐ-TTg ngày 11/2/2010, Hà Nội.

22. Chính phu (2013), Nghị định số 85/2013/NĐ-CP ngày 29/7/2013 quy định chi tiết thi hành một số Điều của Luật Giám định tư pháp, Hà Nội.

23. Viện Ngôn ngữ học (2006), Từ điển Tiếng Việt, NXB Đà Nang- Trung tâm Từ điển học, Đà Nằng.

24. Nguyễn Như Ý (chủ biên) (1996), Từ điển Tiếng Việt thông dụng, NXB Giáo dục.

25. Viện khoa học Pháp lý (2006), Từ điển Luật học, Nxb Từ điển Bách khoa & Nxb Tư pháp, Hà Nội.

26. Nguyễn Anh Tuấn (2017), “Giám định tư pháp đối với các tội phạm về tham nhũng trong quá trình giải quyết vụ án hình sự”, Luận văn thạc sĩ Luật học, Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội.

27. Lê Thị Nguyệt Ánh (2015), Giám định tư pháp trong tố tụng hình sự (trên cơ sở số liệu thực tiễn địa bàn thành phố Hà Nội, Luận văn thạc sĩ Luật học, Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội.

28. Nguyễn Văn Đức (2017), Trưng cầu giám định trong quá trình chứng minh vụ án hình sự theo Luật tố tụng hình sự Việt Nam, Luận văn thạc sĩ Luật học, Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội.

29. Đặng Hải Đăng (2013), Một số khó khăn khi áp dụng quy định về chi phí giám định tư pháp, Tạp chí Dân chủ và pháp luật (chuyên đề).

30. Đỗ Hoàng Yến (2013), Luật giám định tư pháp sau một năm thi hành, Tạp chí Dân chú và pháp luật, (chuyên đề)

31. Nguyễn Văn Thắng (2006), “Ảnh hưởng của kết luận giám định đối với sự thật của vụ án, Tạp chí Dân chủ và pháp luật.

32. Trần Nam Trung (2010), “Một số vấn đề về công tác giám định tư pháp”, Tạp chí Dân chủ và pháp luật

33. Nguyễn Văn Trượng (2011), Một số vướng mắc khi áp dụng các quy định của pháp luật về giám định tư pháp, Tạp chí Tịa án nhân dân.

34. Ngọc Thiện (2005), “Bàn về giải quyết xung đột về kết luận giám định tư pháp”, Tạp chí Tịa án nhân dân.

35. Nguyễn Thị Thụy (2007), “Những khó khăn vướng mắc của hoạt động giám định tư pháp trong việc phục vụ hoạt động tố tụng”, Tạp chí Kiểm sát.

36. Nguyễn Thị Thụy (2014), “Nâng cao hiệu quả nhiệm vụ thống nhất quản lý Nhà nước về giám định tư pháp của Bộ Tư pháp”, Tạp chí Dân chủ và pháp luật, Chuyên đề.

37. Nguyễn Xuân Bình (2020), “Trưng cầu giám định, yêu cầu giám định trong tố tụng dân sự - Kiến nghị hồn thiện”, Tạp chí Tịa án nhân dân.

Một phần của tài liệu Giám định tư pháp trong tố tụng dân sự (luận văn thạc sỹ luật học) (Trang 79 - 87)