Các yếu tố ảnh hưởng đến việc áp dụng pháp luật bồi thường thiệt

Một phần của tài liệu Bồi thường thiệt hại khi thu hồi đất thực tiễn thực hiện tại tỉnh đồng tháp (Trang 28)

hại khi Nhà nướcthu hồi đất

1.4.1. Đường lối chính sách của Đảng

Quan điểm của lãnh đạo và các chính sách về xây dựng hoạt động bồi thường Nhà nước do THĐ nhằm đáp ứng với chiến lược xây dựng và phát triển đất nước trong thời kỳ cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và phù hợp với chương tình phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2010 - 2020, tầm nhìn 2030 chỉ rõ mục tiêu cải cách nhà nước đã được ban hành. Với việc xây dựng nhà nước: “pháp quyền xã hội

chủ nghĩa” là tiên đê mạnh mẽ đê đưa đât nước ta tiên lên Chủ nghĩa xã hội. Do đó sự đầu tư cho nguồn lực này ở các mức độ khác nhau. Bên cạnh đó, các chính sách BTNN có tác động trực tiếp đến hoạt động nâng cao chất lượng của bồi thường Nhà nước do THĐ và đáp ứng với việc hội nhập và phát triển trong khu vực và trên thế giới. Đặc biệt là phù hợp với Điều 3 và Điều 26 ICCPR ghi nhận:

“Các quốc gia thành viên Công ước này cam kết đảm bảo quyền bình đẳng giữa nam và nữ trong việc thực hiện tất cả các quyền dân sự và chính trị mà Cơng ước đã quy định” và “Mọi người đều bình đẳng trước pháp luật và có quyền được pháp luật bảo vệ một cách bình đẳng mà khơng có bất kỳ sự phân biệt đối xử nào. về mặt này, pháp luật phải nghiêm cấm mọi sự phân biệt đối xử và đảm bảo cho mọi người sự bảo hộ binh đẳng và có hiệu quả chống lại những phân biệt đối xử về chủng tộc, màu da, giới tính, ngơn ngừ, tơn giáo, quan điểm chính trị hoặc quan điểm khác, nguồn gốc dân tộc hoặc xã hội, tài sản, thành phần xuất thân hoặc các địa vị khác”.

Thực hiện tốt các chính sách này sẽ giúp hoạt động bồi thường Nhà nước do THĐ đù mạnh về chất và lượng phục vụ mục tiêu, chiến lược của mình. Đồng thời, các mục tiêu, đường lối chính trị đối ngoại của Nhà nước trong mỗi thời kì nhất định, về cơ bản, nền chính trị ở nước ta tương đối ốn định vững vàng, đường lối phát triển kinh tế theo định hướng xã hội chủ nghĩa, các mục tiêu kinh tế gắn với lợi ích của nhân dân. Sự gia nhập ASEAN, WTO, ... đã tạo nên những cơ hội và thách thức để các Hoạt động bồi thường Nhà nước do THĐ Việt Nam phát huy hết tiềm năng của mình trong quá trình hội nhập quốc tế, điều này đòi hỏi hoạt động bồi thường Nhà nước do THĐ phải dựng chiến lược đề để hoàn thành những chức năng, nhiệm vụ được giao.

Việc thực hiện nghiêm túc các quy định của pháp luật trong cơng tác BTNN

nói chung đã và đang nhận được nhiều sự quan tâm của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền cũng như đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp cùa các chù thể trên thực tế. Từ đó, khẳng định vai trị thực hiện các quy định của cơng tác thi hành các quy

định của các cơ quan nhà nước có thâm qun nói chung. Đê cơng tác này có hiệu quả thì yêu cầu xây dựng hoạt động bồi thường Nhà nước do THĐ đáp ứng với công cuộc xây dựng và kiến thiết đất nước trong tiến trình hội nhập. Từ đó, khẳng định bồi thường Nhà nước do THĐ một trong những yếu tố quan trọng và là một chính sách về quản lý nhà nước và xây dựng nhà nước pháp quyền ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.

1.4.2. Điều kiện tự nhiên, kình tế -xã hội tác động đến bồi thường thiệt hại khi Nhà nước thu hồi đất

Đất đai là một trong những lĩnh vực quan trọng và có nhiều ảnh hưởng đến q trình phát triển kinh tế - xã hội của mỗi một quốc gia. Xã hội ngày càng phát triển, nhu cầu sử dụng đất để để phục vụ các mục đích an ninh - quốc phòng, phát triển kinh tế - xã hội trở nên cần thiết. Càng ngày, quỹ đất càng siết chặt nên việc THĐ là hoàn toàn cần thiết, điều này đẩy mạnh hoạt động bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước THĐ đất tăng. Sự phát triển kinh tế xã hội ảnh hưởng đến các quy định của pháp luật, khi xã hội phát triển nhu cầu điều chỉnh các quan hệ mới phát sinh. Do đó, cần phải có pháp luật đế điều chỉnh các quan hệ xã hội đó, các quy định của pháp luật phải phù hợp với thực tiễn phát triển kinh tế - xã hội. Vì vậy, việc ban hành các quy định của pháp luật trong lĩnh vực bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước THĐ đất cần phải dựa trên sự phát triển của nền kinh tế, xã hội để kịp thời điều chỉnh các tranh chấp xảy ra. Q trình đơ thị hóa, cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước cũng có nhiều tác động đến sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước và quy định của pháp luật, sự phát triển và kế thừa những thành tựu về khoa học công nghệ và áp dụng khoa học công nghệ vào thực tiễn đã nâng cao hiệu quả phát triển kinh tế và tri thức con người trong điều kiện mới, trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của nước ta như hiện nay, địi hỏi phải có một nền pháp chế phù hợp để thúc đẩy kinh tế trong nước phát triển, phù hợp với pháp luật quốc tế để mờ rộng giao lưu, hợp tác trong các lĩnh vực của đời sống kinh tế xã hội. Muốn thúc đẩy sự phát triển của q trình đơ thị hóa, cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa và q trình hội nhập kinh tế quốc tế trong lĩnh vực đất đai cần phải có những quy định pháp luật phù hợp với

điều kiện trong nước và quốc tế nhằm kịp thời điều chỉnh các tranh chấp phát sinh, nâng cao hiệu quả quản lý cùa Nhà nước và thúc đẩy kinh tế xã hội phát triển. Trong đó, phải u cầu về bảo đảm quyền cơng dân, quyền con người trở nên cần thiết hơn bao giờ hết.

Mỗi thời kỳ phát triển kinh tế - xã hội đều có sự điều chỉnh của pháp luật, khi kinh tế xã hội phát triển thì pháp luật cũng phải được ban hành, sửa đổi để phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế để thúc đẩy kinh tế phát triển và đảm bảo pháp luật được thực thi trong đời sống xã hội. Vì vậy, sự phát triển kinh tế - xã hội có ảnh hưởng rất lớn đến chính sách pháp luật của Nhà nước. Pháp luật và sự phát triển kinh - tế xã hội có mối quan hệ mật thiết thúc đấy qua lại lẫn nhau, pháp luật phù hợp sẽ thúc đẩy kinh tế xã hội phát triển và thông qua pháp luật để Nhà nước thống

nhất quản lý các lĩnh vực của đời sống.

Ngoài ra, chính sách cải cách hành chính, cải cách tư pháp cũng được Đảng, Nhà nước ta quan tâm và ngày càng có tác động tiêu cực đến hoạt động bồi thường, hồ trợ khi Nhà nước THĐ đất. Trinh độ nãng lực của của đội ngũ cán bộ, công chức trong các cơ quan hành chính, cơ quan tư pháp cũng ngày càng được nâng cao nhằm giải quyết có hiệu quả và kịp thời các tranh chấp xảy ra trong thực tiễn đời sống xã hội. Trong thời gian tới, để đưa kinh tế xã hội ngày càng phát triển và hội nhập quốc tế, công tác cải cách nền hành chính - tư pháp và nâng cao kinh nghiệm năng lực cùa đội ngũ cán bộ, cơng chức cũng như trình độ và nhận thức pháp luật của người dân cần tiếp tục đẩy mạnh. Thực hiện chương trinh tổng thể về cải cách hành chính nhà nước theo hướng xây dựng nền hành chính dân chủ, hiện đại, phục vụ nhân dân, hồn thiện thể chế hành chính dân chủ - pháp quyền. Tiếp tục sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện pháp luật về tố chức, hoạt động của các cơ quan tư pháp cũng như các thủ tục tố tụng để tạo cơ sở pháp lý cần thiết cho hoạt động của các cơ quan này đạt hiệu quả. Tăng cường hơn nữa công tác đào tạo bồi dưỡng nâng cao kiến thức và năng lực cho đội ngủ cán bộ, tuyên truyền, giáo dục pháp luật sâu rộng trong quần chúng nhân dân.

1,4.3. Các quy định pháp luật vê Bôi thưỉrng thiệt hại khi Nhà nước thu hồi đất

Các chính sách của nhà nước đưa ra có ảnh hưởng trực tiếp đến xây dựng hoạt động bồi thường Nhà nước do THĐ đã được quy định rõ trong các văn bản pháp luật. Hệ thống pháp luật về xây dựng hoạt động bồi thường Nhà nước do THĐ cần đảm bảo quy định rõ ràng, chi tiết và có hướng dẫn cụ thể về phương thức, trình tự, thủ tục, đảm bảo thực hiện bằng các cơng cụ như thế nào ... Ngồi ra, hệ thống văn bản cần mang tính chất dự báo, các quy định mang tính chất điều chỉnh, phạm vi điều chỉnh rộng

Đối với vấn đề xây dựng hoạt động bồi thường Nhà nước do THĐ ở nước ta hiện nay đã và đang trở thành vấn đề nhận được nhiều quan tâm của các cơ quan NN có thẩm quyền và tồn xã hội. Nhận thức được tầm quan trọng của lĩnh vực này, đáp ứng nhu cầu phát triển của đất nước cũng như điều chỉnh hiệu quả các quan hệ xã hội phát sinh thì pháp luật ngày càng được sửa đổi, bổ sung một cách hồn thiện hơn, trong đó có nội dung về đề xây dựng hoạt động bồi thường Nhà

nước do THĐ ở nước ta hiện nay.

ở nước ta hiện nay, tại Hiến pháp năm 2013 là cơ sở pháp lý cơ bản cho văn bản luật và dưới luật triền khai chi tiết quy định về vấn đề này. Cùng với Hiến pháp, các văn bản luật cũng quy định theo hướng ngày càng hoàn thiện và phù họp hơn về nội dung xây dựng hoạt động bồi thường Nhà nước do THĐ ở nước ta, đáp ứng với u cầu chính trị, q trình xây dựng kinh tế - xã hội ở nước ta trong tình hình mới.

Văn bản pháp lý đối với vấn đề này đã quy định nhiều nội dung phù họp tạo điều kiện tối đa để cho việc xây dựng hoạt động bồi thường Nhà nước do THĐ ở nước ta trong quá trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Ngồi ra, một số văn bản có liên quan được áp dụng về vấn đề xây dựng hoạt động bồi thường Nhà nước do THĐ tại Tòa án. Điều này tạo điều kiện để bảo vệ tốt nhất quyền và lợi ích của các chú thế ở nước ta hiện nay; thế hiện rõ nét sự quan tâm thường xuyên và ý nghĩa của Đảng và Nhà nước ta đối với vấn đề này ở nước ta. Đồng thời, cùng với hoạt động ban hành các văn bản hướng dẫn nêu trên đã giúp cho quá trình áp dụng

những quy định của pháp luật vê xây dựng hoạt động bôi thường Nhà nước do THĐ ở nước ta được thực hiện một cách hoàn thiện hơn. Từ đó, hình thành nền tảng pháp lý cơ bản trong việc thực thi xây dựng hoạt động bồi thường Nhà nước do THĐ trong tiến trình phát triển đất nước ta hiện nay và trong tương lai.

1.4.4. Năng lực trình độ của cán bơ, cơng chức

Trong q trình xây dựng hoạt động bồi thường Nhà nước do THĐ trái pháp luật cũng góp phần quan trọng khơng thể tách rời trong hoạt động nói trên. Năng lực, trình độ cùa đội ngũ cán bộ trong cơng tác hoạt động bồi thường Nhà nước do THĐ trái pháp luật hiện nay ở nước ta luôn được quan tâm và trở thành một trong những điều kiện then chốt của hoạt động bồi thường Nhà nước do THĐ ở nước ta trong giai đoạn mới.

Trình độ làm việc, trình độ năng lực của các cán bộ, công chức, cơ sở vật chất là những yếu tố căn bản cho việc xây dựng hoạt động bồi thường Nhà nước do THĐ trái pháp luật. Đe cho hoạt động này được tổ chức có hiệu quả và là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến sự phát triển của cán bộ, công chức cũng như quyết định đến chất lượng, hiệu quả hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị trong lĩnh vực này nói riêng và thi hành pháp luật nói chung. Thực tế cho thấy khơng ít cơ quan, tố chức, đơn vị đổi với hoạt động bồi thường Nhà nước do THĐ trái pháp luật làm việc, năng lực trình độ của các cán bộ, cơng chức chưa tốt dẫn đến những hậu quả có thể nhìn thấy được như: Chất lượng, hiệu quả làm việc kém; mất đoàn kết; thậm chí cán bộ, cơng chức có trinh độ, năng lực xin thôi việc hoặc chuyển công tác ... Để xây dựng và thực hiện hoạt động về bồi thường Nhà nước do thu hồi đất thì mỗi cơ quan, tố chức, đơn vị, nhất là đối với người phụ trách phải xác định đây là nhiệm vụ cần được ưu tiên hàng đầu song song với việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ trên từng lĩnh vực nói chung và trong vấn đề bồi thường Nhà nước nói riêng.

1.4.5. Cơ sở vật chất, kỹ thuật hạ tầng

Việc bảo đảm điều kiện về cơ sở vật chất như phòng làm việc, bàn, ghế, điện thoại,• 7 máy vi e/ tính... và các máye/ móc kỹ thuật hỗ trợ• cho việc•••••thực hiện nhiệm vụ

chuyên môn. Tùy theo điêu kiện thực tê của cơ quan, đơn vị đê trang bị cho cán bộ, công chức nhung phải đảm bảo các yếu tố cùa một cơ quan, cơng sở. Ngồi ra, cần thực hiện đào tạo, bồi dưỡng theo đúng yêu cầu tiêu chuẩn của mỗi chức danh, ngạch, bậc cán bộ, công chức và yêu cầu nhằm phục vụ cho quá trình thực hiện nhiệm vụ của các cơ quan nhà nước có trách nhiệm quản lý về BTNN cũng như xây dựng hoạt động bồi thường Nhà nước do THĐ trái pháp luật. Quá trình xây dựng thi hành án dân sự làm việc cũng như nâng cao chất lượng trình độ cho các cán bộ, công chức làm công tác trong lĩnh vực này là một trong những nội dung, nhiệm vụ hàng đầu mà cơ quan, tổ chức hay đơn vị phải quan tâm thực hiện, đáp ứng với yêu cầu công việc, nhiệm vụ đã được đề ra.

1.4.6. Ý thức chấp hành pháp luật

Ý thức pháp luật của các chủ thể thi hành pháp luật là một trong những yếu tố đảm bảo cho việc thi hành pháp luật về thực hiện hoạt động bồi thường Nhà nước do THĐ trái pháp luật trong thực tế. Ý thức pháp luật đầu tiên là ý thức trong việc tuân thủ pháp luật của chính các chủ thể thực thi pháp luật về thi hành án dân sự. Đó cũng là sự hiếu biết và tơn trọng pháp luật là cơ sờ đế mỗi cá nhân hình thành ý thức tuân theo pháp luật. Do đó, các cơ quan nhà nước cần thực hiện tốt các biện pháp tuyên truyền, giáo dục ý thức tôn trọng các quy định về BTNN cho đội ngũ cán bộ làm công tác thi hành pháp luật về BTNN.

Như vậy, pháp luật BTTH khi Nhà nước THĐ là một chế định pháp lý quan trọng, là tồng hợp các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trinh Nhà nước thực hiện bồi thường thiệt hại khi Nhà nước thu hồi đất nhằm mục đích bảo vệ quyền và lợi ích của người sử dụng đất nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước trong lĩnh vực đất đai. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Kêt luận Chương1

Luật Đất đai nói chung và các quy định về BTTH kill Nhà nước THĐ nói riêng đã có một q trình hình thành và phát triển. Theo đó, các quy định về BTTH khi Nhà nước thu hồi đất đã không ngừng được xây dựng, phát triển và hoàn thiện, đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo quốc phòng - an ninh. Mặc dù Luật Đất đai 2013 từ khi có hiệu lực thi hành đà cho thấy được sự hồn thiện và có tính áp dụng thực tế cao hon so với Luật Đất đai 2003 và đang đáp ứng rất tốt các yêu cầu của thực tế khách quan. Tuy nhiên, các quan hệ xã

Một phần của tài liệu Bồi thường thiệt hại khi thu hồi đất thực tiễn thực hiện tại tỉnh đồng tháp (Trang 28)