đối vói một số loại tội phạm về ma túy trên địa bàn Hải Dương• • • A • •/ • O
Qua thực tiễn định tội danh của các chủ thể tiến hành tố tụng trên địa bàn tỉnh Hải Dương, trong đó có Tịa án nhân dân hai cấp tỉnh Hải Dương, đối với các tội về ma túy trong giai đoạn từ năm 2018 đến nay cho thấy về cơ bản, các chủ thể định tội danh đã xác định tội danh chính xác, đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, không làm oan người vô tội, không bỏ lọt tội phạm. Tuy nhiên bên cạnh đó vẫn cịn một số tồn tại, bất cập xuất phát từ các quy định pháp luật hiện hành cũng như hạn chế, thiếu sót xuất phát từ thực tiễn; tuy
không nhiều nhưng vẫn rất cần rút kinh nghiệm, cụ thể:
2.3.1. Bất cập về quy định pháp luật hiện hành
Một là, tại điểm a khoản 1 các điều 249, 250 BLHS đều quy định “£>ữ bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi quy định tại điều này...chưa được xóa
án tích mà cịn vi phạm',". Theo cách hiểu của bản thân, tình tiết định tội quy
định tại điểm a khoản 1 các điều 249, 250 BLHS là để áp dụng đối với các trường hợp đã thực hiện hành vi tương ứng với các Điều luật, mà khối lượng chất ma túy nhỏ hơn mức thấp nhất được quy định từ điểm b đến điểm i
khoản 1 trong mồi Điều luật, nhưng vì họ có nhân thân xấu liên quan đến vi phạm, tội phạm về ma túy nên phải bị xử lý về hình sự. Tuy nhiên quy định trong điều luật khơng đầy đủ, rõ ràng nên trong thực tế có nhiều cách hiểu khác nhau.
Hai là, tại điểm a khoản 1 các điều 249, 250 BLHS quy định rõ
bị kết án về tội này hoặc một trong các tội quy định tại các Điều 248, 250, 251, 252 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà cịn vi phạm”, vấn đề
đặt ra ở đây là: Các Điều luật đều quy định rõ việc bị kết án tại các Điều luật cụ thể (248, 250, 251, 252) của BLHS, vậy với tình tiết định tội này đối với người đã bị kết án về các tội quy định tại Điều 193, 194 BLHS 1999 (tương ứng với các điều 248, 249, 250, 251, 252 BLHS) chưa được xóa án tích mà cịn vi phạm thì có bị truy cứu trách nhiệm hình sự khơng, nếu khơng bị xử lý về hình sự thì sẽ khơng đảm bảo sự cơng bằng, khách quan, cịn nếu xử lý về hình sự thì lại khơng đảm bảo đúng theo quy định của Điều luật. Đây là vấn đề vướng mắc cần có sự hướng dẫn của cơ quan có thẩm quyền.
Ba là, trong BLHS năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017, nhà làm luật
chỉ quy định khối lượng chất ma túy làm căn cứ xác định TNHS, nhưng tiếp tục không quy định trực tiếp trong luật đây là khối lượng chất ma túy sau giám định quy đổi theo hàm lượng hay là khối lượng chất thu giữ có chứa chất ma túy. Tại điểm i khoản 1 Điều 2 Nghị quyết số 41 /2017/QH14 ngày 20/6/2017 quy định: “Trường hợp chất thu giữ được nghi là chất ma tủy ở thê
rắn đã được hòa thành dung dịch, chất ma túy ở thể lỏng đã được pha loãng, xài thuốc phiện hoặc thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần quy định tại các
Điều 248, 249, 250, 251 và 252 của BLHS năm 2015 thì phải xác định hàm lượng chất ma tủy làm cơ sở để xác định khối lượng hoặc thể tích chat ma tủy thu giữ được”. Từ thực tiễn giải quyết các vụ án và nghiên cứu các quy định
của BLHS năm 1999, BLHS năm 2015 và các văn bản liên quan, đồng thời
theo sát với các “tranh luận” giữa Tòa án nhân dân tôi cao với Viện kiêm sát nhân dân tối cao và Bộ Công an, chúng tơi cho rằng nếu khơng có một giải pháp thích hợp, vấn đề giám định chất ma túy vần tiếp tục gây nhiều tranh
luận dù mức độ gay gắt có phần giảm hơn trong những năm qua [28, tr.72].
2.3.2. Bất cập về thực tiễn áp dụng pháp luật
Một là, đối với các vụ án ma túy có đồng phạm
Thực tiễn cho thấy, có những vụ án Tịa án chỉ xét xử được một người đồng phạm, những người đồng phạm khác bỏ trốn, nên các cơ quan Công an và Viện kiếm sát, Tịa án gặp khó khăn trong việc thu thập chứng cứ và lời khai, không đánh giá được toàn diện vụ án, ảnh hưởng lớn đến hoạt động định tội danh; có những trường hợp người đồng phạm bị xét xử thường đổ lỗi cho người đồng phạm khác bỏ trốn. Ví dụ như vụ án được nêu ở mục 2.2.2, cơ
quan điều tra cũng chỉ bắt được bị cáo Phan Trường Giang còn bị can Hợi đã bỏ trốn.
Bên cạnh đó, trong các vụ án vê ma túy có đơng phạm, một người đơng phạm có thế thực hiện một loạt hành vi hoặc có thể tham gia nhiều loại hành
JL • • • • • • •
vi; vừa có thể là người tổ chức, vừa là người xúi giục, người thực hành. Trong những trường hợp như vậy thì định tội danh như thế nào khi đồng phạm đã hoàn thành, trong trường hợp đồng phạm chưa hoàn thành và trong những trường hợp nửa chừng chấm dứt việc phạm tội? BLHS hiện hành cũng chưa có những quy định cụ thể về vấn đề này.
Hai là, tồn tại hạn chế trong một so trường hợp quá trình điều tra, truy r
Hoạt động thu thập, kiếm tra, đánh giá chứng cứ chưa đầy đủ, chưa toàn diện nên ánh hưởng đến việc định tội danh.
Một sô cán bộ điêu tra còn thiêu sự linh hoạt, nhạy bén trong tư duy nghiệp vụ, dẫn đến quá trình thu thập chứng cứ cịn chưa đầy đủ, tồn diện, việc kiểm tra, đánh giá chứng cứ nhiều lúc cịn cấu thả. Trình độ nghiệp vụ, pháp luật và kinh nghiệm trong điều tra các vụ về ma túy của một bộ phận cán
bộ điều tra còn chưa thực sự đáp ứng yêu cầu thực tiễn điều tra. Đối với vấn đề nhân lực phục vụ đấu tranh phòng, chống ma túy hiện tại còn nhiều hạn chế về cả số lượng và chất lượng. Đây là một trong những nguyên nhân làm hạn chế công tác điều tra, phá án, ảnh hưởng đến chất lượng định tội danh tội phạm về ma túy.
Ba là, sai sót trong việc xác định tình tiết tải phạm, tải phạm nguy hiểm dẫn đến xác định sai tình tiết tăng nặng định khung, nên bản án sơ thẩm bị cấp phúc thâm, giám đốc thâm sửa, hủy
Tái phạm và tái phạm nguy hiếm có thể là tình tiết định tội hoặc tình tiết định khung thể hiện tính nguy hiểm cho xã hội cao hơn của hành vi phạm tội hoặc là tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự được quy định tại điếm h khoản 1 Điều 52 BLHS năm 2015. Trong thực tế áp dụng nhiều bị can, bị cáo có rất nhiều tiền án và do quy định của pháp luật các thời kỳ có sự thay đổi nên một trường hợp Kiểm sát viên, Thẩm phán đã xác định nhầm dẫn đến truy tố, xét xử bị can, bị cáo ở các khung tăng nặng làm bất lợi cho bị can, bị cáo.
Tác giả xin được nêu một vụ án điến hình minh chứng cho lập luận trên. Tóm tắt vụ án: Khoảng 09 giờ 00 phút ngày 17/4/2019, Nguyễn Xuân Đ đi xe bus từ Bắc Ninh về N, Hải Dương chơi. Trên đường đến khu vực huyện Gi, tình Bắc Ninh, Đ nảy sinh ý định mua ma túy về N sử dụng. Đ xuống xe và gặp người thanh niên khoảng 30 tuổi giới thiệu tên Ch có ma túy bán. Đ mua ma túy đá với giá l.óOO.OOOđ, người đàn ơng đưa cho Đ gói nilon có
kích thước (4x6)cm bên trong chứa tinh thê màu trăng. Đ câm ma túy rôi tiêp tục bắt xe bus đi về bến đò K để đi sang huyện N. Đen 11 giờ 35 phút cùng ngày khi Đ đang đi bộ từ bến đị lên đê thuộc địa phận thơn D, xã H, huyện N, tỉnh Hải Dương thì bị phát hiện bắt quả tang.
Tại bản kết luận giám định số 155/KLGĐ (Đ6) ngày 17/4/2019 của Phòng kỹ thuật hình sự - Cơng an thành phố Hải Phòng kết luận: Tinh thể gửi giám định là ma túy, có khối lượng 3,3662g, là loại Methamphetamine.
Tại bản án hình sự sơ thẩm số 31/2019/HSST ngày 30/5/2019, áp dụng điểm o khoản 2 Điều 249; điểm s khoản 1 Điều 51; Điều 38 BLHS TAND huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương đã quyết định: Tuyên bố bị cáo Nguyễn Xuân Đ phạm tội “Tàng trữ trái phép chất ma túy”.
Ngày 26/6/2019 Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Hải Dương kháng nghị về phần áp dụng pháp luật và hình phạt của Bản án sơ thẩm số 31/2019/HSST ngày 30/5/2019 cua TAND huyện Nam Sách đã xét xử đối với bị cáo Nguyễn Xuân Đ, về tội Tàng trừ trái phép chất ma túy.
Trong phiên xét xử phúc thấm, TAND tỉnh Hải Dương cho rằng:
Bị cáo Nguyễn Xuân Đ, sinh ngày 22/10/1996 khi phạm tội và bị xét xử tại Bản án số 14/2014/HSST ngày 08/4/2014 của TAND huyện Thuận Thành, tinh Bắc Ninh về tội Trộm cắp tài sản (tội phạm ít nghiêm trọng) khi đó bị cáo mới 17 tuổi 27 ngày. Theo quy định tại khoản 3 Điều 7, điểm b khoản 1 Điều
107 của BLHS thì lần kết án này của bị cáo được coi là khơng có án tích. Tại bản án số 10/2016/HSST ngày 02/3/2016 của TAND huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh xử phạt Nguyễn Xuân Đ 30 tháng tù về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”, bị cáo chấp hành xong hình phạt tù ngày 02/02/2018, chưa được xóa án tích.
Ngày 17/4/2019 bị cáo Đ có hành vi tàng trữ trái phép 3,3662g Methamphetamine nên bị cáo phải chịu trách nhiệm hình sự về tội “Tàng trữ trái phép chất ma túy” theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 249 của BLHS và có mức hình phạt từ 01 năm đến 05 năm tù. Bản án hình sự sơ thẩm số 31/2019/HSST ngày 30/5/2019 của TAND huyện Nam Sách áp dụng điểm o khoản 2 Điều 249 của BLHS xử phạt bị cáo 05 năm 09 tháng tù là không đúng về việc áp dụng pháp luật, khơng đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp
của bị cáo.
Do vậy, kháng nghị của Viện trưởng Viện kiềm sát nhân dân tỉnh Hài Dương về áp dụng pháp luật và hình phạt là có căn cứ chấp nhận. Bị cáo bị kết án theo bản án số 10/2016/HSST ngày 02/3/2016 của TAND huyện Thuận
Thành, tinh Bắc Ninh, chưa được xóa án tích nay lại phạm tội do cố ý nên bị cáo phải chịu tình tiết tăng nặng là Tái phạm, theo quy định tại điểm h khoản
1 Điều 52 của BLHS. Từ phân tích trên, Hội đồng xét xử áp dụng điểm b khoản 1 Điều 355, Điều 357 của BLHS sửa bản án sơ thẩm theo hướng chuyển khung hình phạt và giảm mức hình phạt đối với bị cáo.
Tại bàn án số 99/2019/HS-PT ngày 20/8/2019, áp dụng điểm c khoản 1 Điều 249; điểm s khoản 1 Điều 51, điểm h khoản 1 Điều 52; Điều 38 BLHS, TAND tỉnh Hải Dương Xử phạt bị cáo Nguyễn Xuân Đ 03 (ba) năm 06 (sáu) tháng tù về tội “Tàng trữ trái phép chất ma túy”.
Bốn là, vấn đề giảm định các chất ma túy
Vấn đề thống nhất việc thực hiện giám định ma túy ở thể rắn có nhiều chất hợp thành (Methamphetamine + MDMA + Ketamine hoặc Methamphetamine + MDMA + Methylphenidate) vì quy định của pháp luật hiện hành với ma túy ở thể rắn chỉ giám định khối lượng, khơng giám định
hàm lượng; do đó trong q trình yêu câu giám định, phải yêu câu cơ quan giám định khối lượng từng chất ma túy.
Theo quy định của pháp luật, chất ma túy ớ thể rắn thì khơng phải giám định hàm lượng. Tuy nhiên, khi gặp trường hợp vật chứng thu giữ là chất ma túy ở thể rắn hợp thành từ nhiều chất ma túy ở thể rắn khác nhau thì yêu cầu Cơ quan điều tra xác định tỷ trọng của từng chất ma túy trong chất ma túy hợp thành để xác định khối lượng từng chất ma túy. Trên cơ sớ đó, áp dụng tình tiết định khung: có hai chất ma túy trở lên...để xử lý tội phạm. Việc xác định khối lượng của từng chất ma túy trong chất ma túy hợp thành là bắt buộc vì có những trường hợp các chất ma tủy thành phần không cùng quy định trong cùng một điểm của điều luật.
Tuy nhiên, trên thực tế hầu hết các trường hợp cơ quan giám định không thể xác định được khối lượng từng chất ma túy thành phần. Điển hình như vụ án của đối tượng Hồng Thị Bích Việt đã nêu ở mục 2.1.4. Trong vụ án này, Phịng kỹ thuật hình sự - Cơng an tinh Hải Dương gặp khó khăn trong việc giám định chất ma túy thu được. Chất rắn dạng tinh thể mầu trắng niêm phong trong phong bì, ghi thu của Hồng Thị Bích Việt, gửi đến giám định khối lượng là: 67,785g (sáu mươi bẩy phẩy bẩy trăm tám mươi lăm gam), khơng tìm thấy chất ma túy thường gặp, vượt quá khả năng giám định của Phịng kỹ thuật hình sự - Cơng an tỉnh Hải Dương (do hệ thống mẫu chuẩn các chất ma túy mới chưa đủ). Và buộc phải gửi mầu đến Viện khoa học hình sự Bộ cơng an.
Năm là, vấn đề xác định CTTP của một số tội phạm trên thực tế
Vấn đề thống nhất cách giải quyết những tranh chấp, xung đột trong định tội danh đối với trường hợp tàng trữ trái phép chất ma túy nhằm mục
đích đê bán nhưng không xác định được người mua là cân thiêt đê phục vụ tôt hơn trong công tác xét xử các tội phạm về ma túy.
Bộ luật Hình sự năm 2015 đã đưa ra phần giả định rất rõ ràng trong các điều luật. Cụ thể đổi với tội tàng trữ trái phép chất ma túy quy định: ‘‘Người
nào tàng trữ trái phép chat ma tủy mà khơng nhằm mục đích mua hán, vận chuyên, săn xuất trái phép chất ma tủy... ”. Như vậy, việc xác định tội danh
phụ thuộc vào ý chí chủ quan của người thực hiện hành vi phạm tội, nếu người phạm tội khai tàng trữ nhằm mục đích mua bán, tuy nhiên chưa kịp thực hiện đã bị phát hiện bắt giữ (chưa bán được cho ai) thì phải xử lý về tội
“Mua bán trái phép chất ma túy”, không xử lý về tội “Tàng trữ trái phép chất ma túy”. Tuy nhiên, trên thực tế, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát rất khó để có thể cùng cố chặt chẽ tài liệu, chứng cứ vì bị can phản cung thay đổi lời khai ở các giai đoạn tố tụng. Thực tế, rất nhiều trường hợp, các bị can, bị cáo thay đối lời khai từ nhằm để bán sang nhằm sử dụng cá nhân chỉ gây khó khăn cho cơ quan tiến hành tổ tụng đối với trường hợp lượng ma túy thu giữ được nhỏ (vài gram hoặc vài chục gram), nếu khối lượng ma túy thu giữ được rất lớn (từ kilogram Heroin hoặc Methamphetamine trở lên), mặc dù không
xác định được người mua, bị can có thay đổi lời khai so với ban đầu từ nhằm mục đích mua bán sang nhằm mục đích tàng trữ để sử dụng thì khơng chấp nhận.
vấn đề nhất quán trong định tội danh giữa tàng trừ và mua bán trái phép chất ma túy theo quy định của BLHS 2015 ngay sau khi xác định được toàn bộ hành vi khách quan, động cơ, mục đích có ý nghĩa quan trọng, thiết thực đối với công tác kiểm sát điều tra, truy tố.
Thực tiễn hiện nay xảy ra trường hợp: Tồn bộ q trình điều tra, truy tố bị can khai nhận tàng trữ trái phép chất ma túy mục đích ai mua thì bán,
nhưng cơ quan tơ tụng đánh giá chứng cứ cho răng: Ngồi lời khai của bị can không xác định được người mua cụ thể nên không đủ căn cứ xác định bị can phạm tội Mua bán mà bị can chỉ phạm tội Tàng trữ trái phép chất ma túy. Ví dụ như vụ án của đối tượng Nguyễn Đình M Tịa án kết luận phạm tội “Tàng