Một số giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động định tội danh tội phạm

Một phần của tài liệu Định tội danh các tội phạm về ma túy trong luật hình sự việt nam (trên cơ sở thực tiễn địa bàn tỉnh hải dương) (luận văn thạc sỹ luật học) (Trang 69)

tội phạm về ma túy

3.1.1. Giải pháp hoàn thiện quy định pháp luật

Định tội danh đạt được kết quả chính xác địi hỏi hệ thống pháp luật cần phải hồn chỉnh. Trước hết là hệ thống pháp luật hình sự hoàn chỉnh là điều kiện tiên quyết đảm bảo hiệu quả hoạt động định tội danh đúng, người tiến hành tố tụng định tội danh sẽ phát huy được khả năng làm việc của mình; việc định tội danh các tội phạm về ma túy khó có thế đạt được kết quả chính xác nếu như dựa trên hệ thống pháp luật chồng chéo, mâu thuẫn, thiếu tính chặt

chẽ, thiếu những khái niệm pháp lý cơ băn, gây nên sự nhận thức không thống nhất giữa các chủ thể tiến hành tố tụng định tội danh.

Quy định BLHS về các dấu hiệu đặc trưng của CTTP phải tương thích với các quy định của pháp luật chuyên ngành. BLHS phải kịp thời có những sửa đổi, bổ sung để đấu tranh có hiệu quả với những hành vi nguy hiểm cho xã hội đã xảy ra trên thực tế, trước những diễn biến ngày càng phức tạp của tình hình tội phạm. Cụ thế, tác giả đề xuất sửa đổi, bổ sung những quy định

sau:

Một là, khắc phục hạn chế tại điểm a khoản 1 các điều 249, 250, 251

BLHS năm 2015 đã phân tích ở trên.

Đê khăc phục những hạn chê, vướng măc như phân tích ở trên, đê nghị sửa đổi bổ sung điểm a khoản 1 các Điều 249, 250, 252 BLHS theo hướng như sau:

íía) Khối lượng chat ma túy dưới mức thấp nhất quy định từ điếm b đến diêm i khoản l Điều này, hoặc đã hị xử phạt vi phạm hành chỉnh về hành vi quy định tại Điều này, hoặc đã bị kết án về một trong các tội: Tội sản xuất trái phép chất ma tủy, tội tàng trữ trái phép chất ma túy, tội vận chuyển trái phép chất ma túy, tội mua bản trái phép chất ma tủy, tội chiếm đoạt chất ma

tủy, chưa được xóa án tích mà cịn vi phạm".

Hai là, để định tội danh các tội phạm về ma túy trong trường hợp đồng

phạm được chính xác, cần bổ sung, hoàn thiện khái niệm pháp lý cơ bản như: “khái niệm đồng phạm”, “trách nhiệm hình sự trong đồng phạm”. Theo quan điểm của tác giả, bố sung về “khái niệm đồng phạm” nên sử dụng khái niệm

“cùng tham gia” thay thế cho thuật ngữ. “cùng thực hiện”. Bởi lẽ, việc sử dụng thuật ngữ “cùng thực hiện” mới chỉ thể hiện được hành vi của một loại người đồng phạm, đó là người thực hành. Điều đó chì đề cập đến hình thức đồng phạm đơn giản, với sự phạm tội của những người cùng thực hành mà khơng có những người đồng phạm khác.

Cụ thể, sửa khoản 1 Điều 17 BLHS năm 2015 như sau:

“Đóng phạm là trường hợp có từ hai người trở lên co ý cùng tham gia

một tội phạm".

Ba là, do các đặc điểm của các chất ma túy theo quy định của BLHS có

nhiều điểm khác nhau, từ những phân tích trên tác giả cho rằng để đảm bảo tính khách quan, khoa học và pháp chế, giải quyết các tranh cãi không ngừng xung quanh vấn đề giám định/xác định các chất ma túy, các cơ quan có thẩm quyền cần xác định lại tính chất và đặc điểm của các chất ma túy theo quy

định cùa pháp luật hình sự; phân các chât ma túy thành hai hoặc nhiêu nhóm tương ứng với các yêu cầu về việc cần giám định hàm lượng chất ma túy hoặc không cần giám định hàm lượng trong quá trình xác định chất ma túy khi giải quyết các vụ án hình sự cũng như các vấn đề có liên quan. Tác giả đề xuất có thể chia thành ba nhóm:

Nhóm 1: Nhóm các chất ma túy cần giám định xác định chất, hàm lượng các chất và khối lượng chất ma túy tinh chất nguyên chất áp dụng đối với các chất đối với gồm Heroine, Cocaine, Methamphetamine, Amphetamine, MDMA và XLR - 11 và các chat ma túy theo danh mục các chất ma túy và tiền chất do Chính phủ quy định, loại trừ lá Coca, cần sa và các chế phẩm, thuốc phiện và các chế phẩm; tinh dầu hay bất kỳ hỗn họp nào có chứa

Safrole, Isosafrole.

Nhóm 2: Nhóm các chất ma túy cần giám định xác định chất và khối lượng/thể tích và phải giám định hàm lượng trong trường họp cỏ sự pha loãng, trộn lẫn: các chế phẩm cần sa, thuốc phiện, tinh dầu hay hỗn hợp chứa Safrole, Isosafrole...

Nhóm 3: Nhóm các chất ma túy cần giám định xác định chất và khối lượng của các chất ma túy, gồm các chất ma túy là các thực thể tự nhiên, cây, lá thân, cành, hoa quả, cao của các cây coca, cần sa, thuốc phiện, lá khát và các cây có chứa chất gây nghiện khác.

Để phân loại được các nhóm chất ma túy và tiền chất như trên là một cơng việc rất khó khăn và tiêu tốn thời gian, địi hỏi phải dựa trên nhiều kết quả các nghiên cứu khoa học (hóa học và y khoa). Tuy nhiên, đó là việc làm cần thiết, góp phần nâng cao hiệu quả giải quyết các trong cơng tác đấu tranh, phịng chống tội phạm về ma túy cũng như góp phần bảo đảm các quyền con người mà Đãng và Nhà nước ta đang hướng tới.

3.1.2. Xây dựng các tiêu chí đơi với việc giải qut án ma túy

Trong q trình thụ lý, giải quyết một vụ án hình sự, các cơ quan tiến hành tổ tụng và trực tiếp là những người tiến hành tố tụng phải căn cứ vào

chức năng, nhiệm vụ của từng cơ quan để thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao trong từng giai đoạn nhanh chóng làm sáng tỏ vụ án, đưa người phạm tội ra truy tố đúng người, đúng tội và có bản án đúng với hành vi và

mức độ phạm tội.

Như vậy, để nâng cao chất lượng giải quyết án ma túy, cần đạt những yêu cầu sau:

Thứ nhất, nhanh chóng, kịp thời

Việc giải quyết nhanh chóng, kịp thời vừa có tác dụng trừng phạt, răn đe đối với hành vi vi phạm pháp luật, người có hành vi vi phạm pháp luật; ngăn chặn sự ảnh hường của ma túy đến cộng đồng, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của nhà nước và cá nhân; kịp thời thu hồi tài sản, khắc phục hậu quả cho người bị hại; giữ gìn an tồn xã hội, lịng tin của quần chúng vào các cơ quan tư pháp; đạt hiệu quả về việc tiết kiệm thời gian, nhân lực và vật lực.

Thứ hai, việc giải quyết vụ án phải chính xác

Mục tiêu của việc điều tra là làm sáng tở vụ án, xác định sự thật, làm rõ hành vi phạm tội, người phạm tội, mức độ lồi, chứng cứ...do đó giải quyết chính xác là việc xác định đúng vai trò của bị can, bị cáo trong vụ án; làm rõ các yếu tố CTTP, các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ của bị can, bị cáo...làm cơ sở để truy tố, xét xử có căn cứ và đúng pháp luật. Việc giải quyết chính xác cịn thể hiện việc người tiến hành tố tụng thực hiện chức năng, nhiệm vụ theo đúng quy định của pháp luật tố tụng.

Thứ ba, đảm bảo tính răn đe, phịng ngừa đơi vói hành vi và ngi phạm tội

Việc xử lý đúng pháp luật là một hình thức răn đe, phịng ngừa tội phạm hiệu quả nhất. Do đó thực hiện được yếu tố giải quyết vụ án chính xác là hình thức răn đe đối với bất cứ đối tượng nào có ỷ định đi trái với quy định của pháp luật. Việc răn đe, phòng ngừa còn được thể hiện việc thông qua việc truy tố, xét xử tại phiên tòa, người tiến hành tố tụng tuyên truyền , phổ biến pháp

luật trực tiếp đến bị cáo, đến từng người dân tham dự phiên tòa.

Thứ tư, đạt yêu cầu phòng ngừa cao

Việc giải quyết triệt để, thấu đáo một vụ án phải đồng thời tìm ra lý do, nguyên nhân phạm tội. Thông qua thực hiện chức năng, nhiệm vụ của từng cơ quan 1 tiến hành tố tụng tìm ra những sơ hở, thiếu sót trong khâu quản lý, trong trình kiểm sốt các hoạt động xã hội, kinh tế của cơ quan, tổ chức, cá nhân để có những kiến nghị, phịng ngừa kịp thời.

Thú' năm, phục vụ kịp thịi nhiệm vụ chính trị chung và cơng tác trọng tâm của địa phương

Việc giải quyết tốt một vụ án, giải quyết tốt nhiều vụ án bên cạnh việc góp phần giữ gìn an ninh, chính trị trên địa bàn, nhưng sâu sắc hơn đó chính là lòng tin của quần chúng vào các cơ quan bảo vệ pháp luật, lòng tin của nhân dân vào việc hành vi tội phạm phải bị trừng trị thích đáng, lịng tin của

con người vào lẽ phải và sự công bằng.

3.1.3. Tăng cường hướng dẫn áp dụng pháp luật

Ngành Tịa án, Viện Kiểm sát, Bộ Cơng an, Bộ Tư pháp cùng các cơ quan chuyên trách cần tổ chức các đợt tập huấn, hướng dẫn cán bộ có thẩm quyền giải quyết án ma túy đúng, đầy đủ và tồn diện những quy định trong

BLHS và các Thơng tư liên tịch về hướng dẫn một số quy định các tội phạm về ma túy và các văn bản quy định về ma túy, liên quan đến ma túy.

Trước tiên, cần hướng dẫn tại diem a tiểu mục 3.7 mục 3 phần II Thông tư số 17/2007, Điều 49 BLHS và các điều luật có liên quan đến xác định tái phạm, tái phạm nguy hiếm. Theo quan điếm của cá nhân tác giả như sau:

Một là, trường hợp “đã tái phạm” là căn cứ xác định tái phạm nguy hiểm

cần được xét thỏa mãn cả điều kiện về nội dung pháp lý (bị coi là tái phạm) và điều kiện về hình thức pháp lý (có bản án nhận định và xác định là tái phạm và bản án này chưa được xóa án tích). Trường hợp thỏa mãn điều kiện nội dung để xác định tái phạm nhưng khơng thỏa mãn điều kiện về hình thức, tức là bán án xét xử không nhận định và xác định là tái phạm thì khơng coi là

căn cứ để xác định tái phạm nguy hiểm ở lần phạm tội sau.

Hai là, trường hợp có hai tiền án về tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán

trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy (không thuộc trường hợp tái phạm nguy hiểm), đều chưa được xóa án tích, lại tiếp tục có hành vi tàng trữ, vận chuyển trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy dưới mức định lượng ở khoản 1 của Điều trong luật tương ứng.

về nguyên tắc, tiền án thứ nhất là căn cứ để xác định tái phạm ở lần phạm tội thứ hai (tiền án thứ hai) do thỏa mãn đã bị kết án chưa được xóa án tích lại phạm tội do cố ý, nên không sử dụng tiền án thứ nhất đề tăng nặng TNHS trong lần phạm tội thứ ba. Như vậy, tiền án thứ hai, dù là tái phạm,

cũng chỉ được xem xét là tình tiết “đã bị kết án” để truy cứu TNHS theo khoản 1 Điều luật tương ứng với hành vi đã thực hiện mà thôi. Nếu bẳn án thứ hai không nhận định và áp dụng tái phạm, tức là tiền án thứ nhất chưa bị

áp dụng đề tăng nặng TNHS trong tiền án thứ hai, thì tiền án thứ nhất sẽ bị áp dụng trong lần xác định TNHS đối với hành vi phạm tội ở lần thứ ba. Theo

đó, tiền án thứ nhất được xác định là căn cứ định tội, tiền án thứ hai sẽ là căn7• ••• 7

cứ tăng nặng TNHS.

Ba là, trong triên khai áp dụng quy định mới của BLHS năm 2015 vê các

tội độc lập, đặc biệt về 04 dạng hành vi tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép và chiếm đoạt chất ma túy, tiền chất...việc làm rõ tính liên quan giữa các biểu hiện thực tế “tàng trữ”, “vận chuyển”, “mua bán” và “chiếm đoạt” có ý nghĩa rất quan trọng trong xác định hành vi khách quan của tội phạm và tội danh. Việc làm rõ này lại trên cơ sở xác định nhận thức chù quan cũa chủ thể. Nếu ý thức chủ quan của chủ thể rõ ràng thì việc định tội danh và quyết định hình phạt khơng gặp vướng mắc.

Ví dụ, cất giấu chất ma túy nhằm để bán lại là hành vi khách quan của tội mua bán trái phép chất ma túy; cất giấu chất ma tủy để sử dụng là hành vi khách quan của tội tàng trừ trái phép chất ma túy. Tuy nhiên, sẽ cần phải bàn thêm về định tội danh và định khung hình phạt trong trường hợp ý thức chủ quan của chủ thế không rõ ràng.

Cụ thể, nếu cất giấu 05 gam hêrôin với ý thức để sử dụng, nhưng cũng sẵn sàng bán nếu có người hỏi mua. Nếu định 01 tội “mua bán trái phép chất ma túy” như thực tiễn xét xử hiện nay sẽ dẫn tới bất lợi cho người phạm tội bởi họ phải chịu TNHS về toàn bộ khối lượng chất ma túy vừa để dùng, vừa để bán đó. Hơn nữa, rõ ràng người phạm tội thực hiện 02 hành vi phạm tội, nhưng lại chỉ tuyển 01 tội “mua bán trái phép chất ma túy” là không phù hợp với hướng dẫn tại Thông tư số 17/2007. Nếu định 02 tội “tàng trữ trái phép chất ma túy” và “mua bán trái phép chất ma túy” thì cơ quan tiến hành tố tụng sẽ gặp phải khó khăn trong xác định đâu là khối lượng ma túy để sử dụng và đâu là khối lượng ma tủy đề mua bán. Tình tiết “05 gam hêrơin” có cùng được sử dụng để định khung hình phạt đối với cả 02 tội hay phải xác định

mức khôi lượng hêrôin bao nhiêu cho từng tội? Trường hợp này cân thiêt phải được hướng dẫn thống nhất áp dụng.

Theo quan điểm cá nhân, tác giả cho rằng trường hợp bóc tách được khối lượng chất ma túy đã sử dụng thì định 02 tội và sử dụng khối lượng bóc tách để xác định TNHS. Trường hợp khơng thể bóc tách khối lượng chất ma túy để sử dụng và khối lượng chất ma túy để bán thì mặc định tồn bộ khối lượng chất ma túy này là đối tượng của hành vi mua bán trái phép chất ma túy và định 01 tội danh mua bán trái phép chất ma túy đế bảo đảm tính răn đe, phịng ngừa tội phạm.

Bôn là, tương tự trường họp một người mua ma túy đê sử dụng, sau đó

thu tiền của người khác để cho những người này cũng sử dụng ma túy: bản chất việc thu tiền chính là việc bán lại một phần ma túy, hành vi cần được xác định tội danh là mua bán trái phép chất ma túy. Đối với khối lượng chất ma túy sử dụng chung, trong trường hợp khơng thể bóc tách riêng phần bán và phần sữ dụng, cần mặc định toàn bộ khối lượng chất ma túy này là đối tượng của hành vi mua bán trái phép.

Năm là, trường hợp mua hộ ma túy cho người khác đế được cùng sử

dụng chỉ được xem là hành vi tàng trữ trái phép chất ma túy.

về căn cứ viện dẫn trong trường hợp miễn TNHS do chuyển biến của tình hình, tác giả cho rằng cần có nội dung hướng dẫn trực tiếp, trong đó thống nhất cách hiểu về nội dung, hậu quả pháp lý của khoản 2 Điều 8 BLHS năm 2015 (tương ứng với khoản 4 Điều 8 BLHS năm 1999) và điểm a khoản

1 Điều 29 BLHS năm 2015 (tương ứng khoăn 1 Điều 25 BLHS năm 1999). Nhấn mạnh khoản 2 Điều 8 BLHS năm 2015 được viện dẫn áp dụng cho trường hợp hành vi tại thời điểm thực hiện, đối chiếu với quy định của pháp luật và văn băn hướng dẫn, tuy có dấu hiệu của tội phạm nhưng tính chất

nguy hiêm cho xã hội không đáng kê (chưa đạt định lượng chât ma túy đê truy cứu TNHS) thì khơng phải là tội phạm và xử lý bằng các các biện pháp khác. Điểm a khoản 1 Điều 29 BLHS năm 2015 được viện dần áp dụng cho trường hợp hành vi tại thời điếm thực hiện, đối chiếu với quy định của pháp luật và văn bản hướng dẫn, được xác định là hành vi phạm tội, nhưng trong quá trình tiến hành điều tra, truy tố, xét xử thì có sự thay đổi chính sách pháp luật làm cho hành vi phạm tội đó trở nên khơng cịn nguy hiểm cho xã hội nữa, nên được miễn TNHS. Trong trường hợp có sự thay đổi chính sách pháp

Một phần của tài liệu Định tội danh các tội phạm về ma túy trong luật hình sự việt nam (trên cơ sở thực tiễn địa bàn tỉnh hải dương) (luận văn thạc sỹ luật học) (Trang 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)