Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em là một trong những truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam được giữ gìn, tơn trọng và phát huy. Trẻ em luôn được coi là nhân tố quan trọng trong đường lối, chiến lược phát triền con người của Đảng và Nhà nước ta. Trong suốt tiến trinh cách mạng dưới sự lãnh đạo của Đảng, dù ở thời
kỳ cách mạng giải phóng dân tộc trước đây cho đến thời kỳ xây dựng và bảo vệ tố quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa ngày nay thì vấn đề bảo đảm quyền bảo vệ của trẻ em khởi mọi• • hình thức bạo lực• về thể chất ln được Đảng • và Nhà nước đặc biệt• • quan tâm và thể hiện trong chủ trương, đường lối lãnh đạo của Đảng. Các chủ trương, chính sách của Đảng về trẻ em được quy định trong nhiều văn kiện nhưng đáng chú ý là Chỉ thị số 197-CT/TW ngày 19/3/1960 của Ban bí thư Trung ương Đảng về một chính sách tồn diện về công tác bảo vệ trẻ em: Các em thiếu niên, nhi đồng ngày nay sẽ là lớp người xây dựng chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản sau này. Quan tâm đến thiếu niên, nhi đồng là quan tâm đến việc đào tạo, bồi dưỡng một lớp người mới không những phục vụ cho sự nghiệp xà hội chủ nghĩa hiện nay mà cịn chính là cho sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa cộng sản sau này [1 ].
Đại hội VĨI của Đảng (năm 1991) thông qua Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, trong đó khẳng định con người là trung tâm của sự phát triển và mục tiêu của sự phát triển là chăm lo đến quyền và lợi ích
chính đáng của tất cả mọi người.
Đê tiêp tục thúc đây việc thực hiện quyên trẻ em. Ban Bí thư Trung ương Đảng đã ban hành Chỉ thị số 38-CT/TW ngày 30/5/1994, về tăng cường cơng tác bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em, trong đó Đảng đã yêu cầu: Xây dựng và thực hiện chính sách chăm sóc, bảo vệ các trẻ em đặc biệt khó khăn. Xử lý kịp thời các vụ vi phạm quyền trẻ em hoặc lợi dụng, lôi kéo, xúi giục trẻ em làm trái pháp luật [2]. Ngày 28/6/2000, Bộ Chính trị đã ban hành Chỉ thị số 55-CT/TW về tăng cường sự
lãnh đạo của các cấp ủy đảng ở cơ sở đối với cơng tác bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em, trong đó yêu cầu hạn chế đến mức thấp nhất sự xâm hại đối với trẻ em. Có biện pháp giải quyết tốt một số mục tiêu quan trọng như: Tích cực phịng chống tình
trạng dụ dỗ trẻ em tham gia bn bán và nghiện hút ma túy, trẻ em bị xâm hại, trẻ em làm trái pháp luật, trẻ em lang thang kiếm sống.
Tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm quyền trẻ em trong tình hình mới, ngày 05/11/2012, Bộ Chính trị đã ban hành Chỉ thị số
20-CT/TW và yêu cầu các cấp ủy Đảng phải quan tâm giáo dục pháp luật, kiến thức, kỹ năng chăm sóc, giáo dục và bảo đảm quyền bảo vệ của trẻ em, phê phán, lên án các hành vi vi phạm pháp luật, xâm hại, bạo lực, lôi kéo trẻ em vào hoạt động tội phạm và cản trở việc thực hiện các quyền trẻ em. Rà sốt, sửa đồi, bổ sung và hồn thiện hệ thống pháp luật, chính sách về chăm sóc, giáo dục và bảo đảm quyền của trẻ em... [4].
Đại hội XI của Đảng thông qua Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xà hội bổ sung, phát triển năm 2011 đà tái khẳng định mục tiêu về phát triển bình đắng giới, chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em... . Trong văn kiện Đại hội XII (năm 2016), Đảng ta cũng nhấn mạnh cần coi trọng chăm sóc sức khỏe nhân dân, cơng tác bảo vệ và chăm sóc sức khởe bà mẹ, trẻ em; bảo đảm cân bằng tỷ lệ giới tính khi sinh và quyền trẻ em. Các văn kiện của Đảng luôn nhất quán tư tưởng xuyên suốt qua các thời kỳ đại hội về bảo đảm quyền bảo vệ của trẻ em, đặt
nó vào vị trí ưu tiên hàng đầu trong chiến lược phát triển con người của đất nước.
Qua sự phân tích trên, có thể thấy rằng, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng cộng sản Việt Nam đều nhỉn nhận vai trò của trẻ em trong sự nghiệp xây dựng và phát
triền đất nước. Từ cách nhìn nhận này, Đảng và Nhà nước ta, qua nhiều giai đoạn lịch sử, luôn coi trọng hàng đầu công tác bảo đảm quyền bảo vệ của trẻ em. Đảng đã đề ra những đường lối, chính sách cụ thể về chính trị, pháp luật và xã hội. Tất cả tạo cơ sở chính trị vũng chắc cho việc bảo đảm quyền bảo vệ của trẻ em ở Việt Nam.
Sự bảo đảm về chính trị có ý nghĩa hết sức quan trọng cho việc bảo đảm quyền bảo vệ• cùa trẻ em khỏi mọi hình thức • •bạo lực • •về thể chất đạt được• hiệu• quả1 tốt.