Nội dung chính của bản án hình sự sơ thẩm

Một phần của tài liệu Bản án hình sự sơ thẩm theo luật tố tụng hình sự việt nam (luận văn thạc sỹ luật học) (Trang 30)

Ngày 27/11/2015, tại kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa XIII thơng qua Bộ luật Tố tụng hình sự số 101 /2015/QH13. Theo Nghị quyết số 110/2015/QH13 ngày 27/11/2015 của Quốc hội thì Bộ luật này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/7/2016. Tuy nhiên, tại Nghị quyết số 144/2016/QH13 ngày 29/6/2016, Quốc hội đã quyết định lùi hiệu lực thi hành của Bộ luật này đến ngày Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự năm 2015 có hiệu lực thi hành.

Bản án hình sự sơ thẩm được quy định cụ thể tại khoản 1, 2 Điều 260 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 như sau:

“1. Tịa ản ra bản ản nhản danh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Bản án phải có chữ kỷ của tất cả thành viên Hội đồng xét xử.

2. Bản án sơ thâm phải ghi rõ:

a) Tên Tòa án xét xử sơ thâm; số và ngày thụ ỉỷ vụ án; sổ của bản án và ngày tuyên án; họ tên của các thành viên Hội đồng xét xử, Thư ký Tòa án, Kiểm sát viên; họ tên, ngày, tháng, năm sinh, nơi sình, nơi cư trú, nghề nghiệp, trình độ văn hóa, dân tộc, tiền án, tiền sự của bị cáo; ngày bị cảo bị tạm giữ, tạm giam; họ tên, tuổi, nghề nghiệp, nơi sinh, nơi cư trú của người đại diện của bị cảo; họ tên của người bào chữa, người làm chứng, người giám định, người định giá tài sản, người phiên dịch, người dịch thuật và những người khác

được Tòa ản triệu tập tham gia phiên tòa; họ tên, tuổi, nghề nghiệp, nơi cư trú của bị hại, đương sự, người đại diện của họ; số, ngày,

tháng, năm cùa quyêt định đưa vụ án ra xét xử; xét xử cỏng khai hoặc xét xử kín; thời gian và địa điểm xét xử;

b) Sổ, ngày, tháng, năm của bản cáo trạng hoặc quyết định truy tổ; tên Viện kiêm sát truy tố; hành vi của bị cáo theo tội danh mà Viện kiêm sát truy tố; tội danh, điêm, khoản, điều của Bộ luật hình sự và mức hình phạt, hình phạt bơ sung, biện pháp tư pháp, trách nhiệm bồi thường thiệt hại mà Viện kiêm sát đề nghị áp dụng đổi với bị cáo; xử lý vật chứng;

c) Ỷ kiến của người bào chữa, bị hại, đương sự, người khác tham gia phiên tòa được Tòa án triệu tập;

d) Nhận định của Hội đồng xét xử phải phãn tích những chứng cứ xác định có tội, chứng cứ xác định khơng có tội, xác định bị cáo có

tội hay khơng và nếu bị cáo có tội thì là tội gì, theo diêm, khoản, điều nào của Bộ luật hình sự và của văn bản quy phạm pháp luật khác được áp dụng, tình tiết tăng nặng, tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự và cần phải xử lỷ như thế nào. Neu bị cáo khơng có tội thì bản án phải ghi rõ những căn cứ xác định bị cáo khơng có tội và việc giải quyết khỏi phục danh dự, quyền và lợi ích hợp pháp của họ theo quy định của pháp luật;

đ) Phân tích lỷ do mà Hội đồng xét xử khơng chấp nhận những chứng cứ buộc tội, chứng cứ gỡ tội, yêu cầu, đề nghị của Kiểm sát viên, bị cáo, người bào chữa, bị hại, đương sự và người đại diện, người bảo vệ quyền và lợi ích họp pháp của họ đưa ra;

e) Phân tích tính họp pháp của các hành vi, quyết định tố tụng của Điều tra viên, Kiêm sát viên, người bào chữa trong quá trình điều

tra, truy tố, xét xử;

g) Quyêt định của Hội đông xét xử vê từng vãn đê phải giải quyêt trong vụ án, về án phí và quyền kháng cáo đoi với bản án. Trường hợp có quyết định phái thi hành ngay thì ghi rõ quyết định đó ”

về nội dung bản án hình sự sơ thầm được quy định cụ thể tại khoản 2 Điều 260 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015.

Thứ nhất, về phần Mở đầu: Là phần phải thể hiện đầy đủ các nội dung quy định tại điếm a khoản 2 Điều 260 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015, ghi thông tin của những người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng và người khác được Tòa án triệu tập tham gia phiên tòa; thời gian, địa điểm tiến hành phiên tịa; thơng tin về quyết định đưa vụ án ra xét xử; phiên tòa xét xử cơng khai hay xét xử kín; thời gian và địa điểm xét xử.

về cách ghi tên và chức danh của những người tiến hành tố tụng khác: đối với Thư ký phiên tịa, ngồi việc ghi rõ, đầy đủ họ tên thì phải ghi thêm ngạch chức danh (nếu Thư ký phiên tịa giữ ngạch Thư ký Tịa án thì ghi thêm nội dung “Thư ký Tòa án”, ngạch Thẩm tra viên thì ghi thêm “Thẩm tra viên”); đối với Kiềm sát viên, ngoài việc phải ghi rõ, đầy đủ họ tên thì phải ghi thêm ngạch Kiểm sát viên như “Kiểm sát viên sơ cấp”, “Kiểm sát viên trung cấp” hoặc “Kiểm sát viên cao cấp”; Bổ sung thành phần về dân tộc của bị cáo; bị cáo là pháp nhân thương mại; số chứng minh nhân dân/số hộ chiếu/số căn cước công dân của bị cáo. Việc bổ sung nội dung này góp phần thể hiện chính xác, đầy đủ những đặc điểm riêng về nhân thân của bị cáo; đồng thời bồ sung một chủ thể mới phải chịu trách nhiệm hình sự là pháp nhân thương mại; Sửa đối cụm từ “Trú tại” thành “Nơi cư trú” của bị cáo cho phù hợp với quy định của Luật cư trú; Bố sung việc ghi cụ thế họ tên của những người tham gia tố tụng khác, những người được Tòa án triệu tập tham gia phiên tịa mà trước đây nội dung này khơng phải là bắt buộc.

Có thê thây răng, mặc dù phân này mang nhiêu ý nghĩa hình thức nhưng lại là những quy định, nội dung về tố tụng. Vì vậy, việc ghi chính xác, đầy đủ các chi tiết, thơng tin trong phần mở đàu của bản án là vô cùng cần thiết. Bởi nếu ghi thiếu, ghi sai thì khả năng bản án bị hùy án là rất cao.

Thứ hai, phần Nội dung: Phần này gồm “Nội dung vụ án” và “Nhận định của Hội đồng xét xử”.

về phần “Nội dung vụ án” được dùng thay cho “Nhận thấy” theo mẫu hiện hành. Tuy nhiên, theo quy định mới thì “Nội dung vụ án” phải thể hiện đầy đủ các nội dung quy định tại điểm b và điểm c khoản 2 Điều 260 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015, chứ khơng theo kết cấu, trình tự như mẫu hiện hành. Đây là một trong những điểm mới rõ nét nhất trong việc viết bản án hình sự sơ thẩm. Nội dung này tùy thuộc cách sắp xếp của từng Thẩm phán chủ tọa phiên tòa và Hội đồng xét xử, để tăng cường tính chủ động, khoa học trong việc thể hiện nội dung vụ án, bảo đảm mạch lạc, ngắn gọn, dễ hiểu. Theo đó, nội dung vụ án phải tổng hợp đầy đủ, chính xác từng vấn đề cụ thể qua các nguồn thông tin, các giai đoạn tố tụng.

Sau quá trình nghiên cứu hồ sơ và diễn biến tại phiên tòa, Thẩm phán phải tự mình tống hợp diễn biến của vụ án, xác định được hành vi phạm tội

của bị cáo. Tóm tắt, mơ tả hành vi phạm tội của bị cáo theo bản cáo trạng, các lời khai và chứng cứ khác mà khơng chép tồn văn nội dung bản cáo trạng. Mặc dù là tóm tắt, nhưng phải thể hiện được đầy đủ về thời gian, không gian, địa điểm thực hiện tội phạm, diễn biến hành vi thực hiện tội phạm, động cơ, mục đích, thủ đoạn của người phạm tội và hậu quả của tội phạm. Việc tóm tắt, mơ tả hành vi phạm tội của bị cáo qua các lời khai, chứng cứ như biên bản về phạm pháp quả tang, biên bản thu giữ, niêm phong, mở niêm phong vật chứng của vụ án; các lời khai, biên bản hỏi cung bị can, biên bản ghi lời khai của bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự,

người có quyên và nghĩa vụ liên quan; biên bản đôi chât; kêt luận giám định; biên bản khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm phương tiện phạm tội và ý kiến của bị cáo, người đại diện (nếu có), người bào chữa; bị hại hoặc người đại diện cho người bị bại, người đại diện cho cơ quan, tố chức bị thiệt hại do bị cáo gây ra, người bảo vệ quyền lợi cho bị hại, bị hại; đương

sự, người bão vệ quyền lợi cho đương sự, người khác tham gia phiên tòa được Tòa án triệu tập;

Tùy từng vụ án cụ thể mà các vấn đề khác như kết luận giám định, kết luận định giá, biện pháp tư pháp, trách nhiệm bồi thường thiệt hại của bị cáo hoặc người có trách nhiệm bồi thường, xử lý vật chứng của vụ án cũng được nêu tóm tắt, phản ánh khách quan về nội dung vụ án như: Đối với vụ án trộm cắp tài sản mà vật chứng là tài sản (xe máy, ơ tơ, điện thoại...), thi phải có cả kết luận định giá tài sản. Đối với vụ án về ma túy thì phải nêu rõ kết luận giám định....Trường họp, vụ án có nhiều nội dung quan trọng thì cần phải nêu lần lượt từng vấn đề, cụ thể, rõ ràng. Sau đó, tổng họp ý kiến của những người tiến hành tố tụng, những người tham gia tố tụng về kết luận định giá, giám định, về xử lý vật chứng, đã bồi thường hay chưa bồi thường.. .của quá trình giải quyết

vụ án từ giai đoạn điều tra đến tại phiên tịa.

Việc trích dẫn bản Cáo trạng hoặc Quyết định truy tố; phải có tên Viện kiểm sát truy tố; hành vi của bị cáo theo tội danh mà Viện kiểm sát truy tố; điểm, khoản, điều của Bộ luật Hình sự và mức hình phạt, hình phạt bố sung, biện pháp tư pháp, trách nhiệm bồi thường thiệt hại mà Viện kiểm sát đề nghị áp dụng đoi với bị cáo; xữ lý vật chứng.

Sau khi trích dần bản Cáo trạng của Viện kiểm sát, Thẩm phán chủ tọa phiên tịa ghi tóm tắt nội dung luận tội của Kiểm sát viên về tội danh, về các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ theo các điểm, khoản, điều của Bộ luật Hình sự, về trách nhiệm dân sự, về xử lý vật chứng và các nội dung khác liên

quan đên việc giải quyêt vụ án; lời khai của bị cáo, bị hại, nguyên đon dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền, nghĩa vụ liên quan, người đại diện hợp pháp (nếu có), người làm chứng tại phiên tịa; ý kiến của người bào chữa, bị

hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ; ý kiến của người giám định, người định giá tài sàn; ý kiến của người làm chứng, người chứng kiến và những người khác được Tòa án triệu tập đến phiên tịa (nếu có). Cuối phần này là lời nói sau cùng của bị cáo nếu bị cáo có nói lời sau cùng.

Như vậy, có thể thấy phần “Nội dung vụ án” khơng chỉ tổng hợp đầy đủ, toàn diện các chứng cứ, bản cáo trạng hoặc quyết định truy tố, ý kiến của Kiểm sát viên, bị cáo, người bào chữa và những người tham gia tố tụng như phần “Nhận thấy” của bản án hình sự sơ thẩm hiện hành mà còn xem xét ý kiến của người tham gia phiên tòa được Tòa án triệu tập, với yêu cầu cụ thể chi tiết hơn rất nhiều. Việc tổng hợp tồn diện này thể hiện tính khách quan, tồn diện, minh bạch hơn trong việc xét xử, theo đó, mọi chứng cứ đều phái được đưa ra xem xét khách quan, tồn diện và cơng khai tại phiên tòa, thể hiện rõ tư tưởng đề cao tranh tụng trong tố tụng hình sự, lấy kết quả

tranh tụng tại phiên tòa làm căn cứ chủ yếu để Tòa án ra phán quyết. Nguyên tắc tranh tụng trong xét xử khẳng định quyền bình đẳng của Điều tra viên, Kiểm sát viên, người khác có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người bị buộc tội, người bào chữa và những người tham gia tố tụng khác trong việc đưa ra chứng cử, tài liệu, đồ vật, yêu cầu và tranh luận trước Tịa án; quy định rõ mọi chứng cứ, tình tiết của vụ án, xác định tội danh, quyết định hình phạt, mức bồi thường thiệt hại và việc xử lý vật chứng đề phải được trình bày, tranh luận, làm rõ tại phiên tòa. Bản án quyết định của Tòa án được ban hành phải căn cứ và kết quả xét hỏi, tranh tụng và những chứng cứ đã được kiểm tra, đánh giá tại phiên tịa. Bói khơng có tranh tụng và khơng

bảo đảm tranh tụng khách quan, bình đăng thì việc giải qut vụ án ln có tính phiến diện, định kiến, một chiều và ln tiềm ẩn nhũng oan, sai mà điều đó trong hoạt động tố tụng hình sự ln để lại những hậu q nặng nề nhất vì nó động chạm đến quyền đuợc sống, quyền tự do và sinh mệnh chính trị của con người, của công dân.

về phần “Nhận định của Hội đồng xét xử:” được dùng thay cho phần “Xét thấy” của mẫu bản án hiện hành. Tuy nhiên, theo quy định mới thì phần này phải thể hiện đầy đủ các nội dung quy định tại các điểm d, đ và e khoản 2 Điều 260 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015. Các nhận định (đánh giá) của Hội đồng xét xử phải tổng hợp được các nội dung trong phần “Nội dung của vụ án” theo từng vấn đề cụ thể. Trường hợp phải trích dẫn để chứng minh cho lập luận của Hội đồng xét xử thì phần trích dẫn phải để trong ngoặc kép, ghi rõ số bút lục được trích dần. Những điểm mới trong phần này có thể kể đến như: Phần nhận định của Hội đồng xét xử trong bản án hình sự sơ thẩm cũng giống như bản án dân sự, hành chính sơ thẩm, các đoạn đều phải được đánh số thứ tự (theo dãy số tự nhiên) để người đọc dễ nhận biết từng vấn đề của vụ án; đồng thời tạo thuận lợi cho việc trích dẫn, phát triển và áp dụng án lệ. Chủ thể thực hiện nhận định trong bản án là “Hội đồng xét xử”, mà khơng phải “Tịa án” như Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003.

Hội đồng xét xử phân tích những chứng cứ xác định có tội, chứng cứ xác định khơng có tội. Trong phần này phải xác định, ghi nhận về mặt pháp lý sự phù họp giữa hành vi phạm tội cụ thể đã được thực hiện với cấu thành tội phạm đã được quy định trong pháp luật hình sự. Nhìn chung, trong cấu thành tội phạm cụ thể đã nêu dấu hiệu về hành vi nguy hiểm cho xã hội, xâm phạm đến từng loại khách thể trực tiếp và hậu quả do hành vi phạm tội quy định trong phần các tội phạm cùa Bộ luật Hình sự nên khi xem xét về

tội phạm cụ thê phải đánh giá đây đủ bôn yêu tô câu thành tội phạm (dâu hiệu về khách thể, chủ thể, mặt khách quan, mặt chủ quan) đề xác định chính xác tội danh đó thuộc nhóm khách thể nào bị xâm hại, chủ thể có năng lực chịu trách nhiệm hình sự hay khơng, hành vi khách quan là hành vi gì, hậu quả như thế nào và ý thức chủ quan ra sao. Khi xác định bị cáo phạm tội gì thì phải nêu rõ đặc trưng hành vi bị cáo đã thực hiện quy định trong cấu thành cơ bản.

Nếu bị cáo có tội thi là tội gì, theo điểm, khoản, điều nào của Bộ luật Hình sự và của văn bản quy phạm pháp luật khác được áp dụng. Hội đồng xét xử phải xác định, ghi nhận về mặt pháp lý, sự phù hợp giữa hành vi phạm tội cụ thể đã được thực hiện với cấu thành tội phạm đã được quy định

-L • • •••• • JL •• X y •

cụ thể tại điều luật nào của Bộ luật Hình sự. Hành vi phạm tội của bị cáo có• • • • • • JL • • • đủ các yếu tố cấu thành tội phạm như về khách thể, chủ thể, khách quan, chủ quan hay không. Khi xác định bị cáo phạm tội gì thì phải nêu rõ đặc trưng hành vi của bị cáo đã thực hiện quy định trong cấu thành cơ bản. Việc

Một phần của tài liệu Bản án hình sự sơ thẩm theo luật tố tụng hình sự việt nam (luận văn thạc sỹ luật học) (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)