Những nguyên nhân hạn chế của bản án hình sự sơ thẩm qua thực tiễn

Một phần của tài liệu Bản án hình sự sơ thẩm theo luật tố tụng hình sự việt nam (luận văn thạc sỹ luật học) (Trang 60)

tiễn xét xử.

2.3.3.1. Nguyên nhân khách quan

Thứ nhất'. Do các quy định pháp luật tố tụng có tính khái qt cao nên muốn áp dụng địi hỏi phải có văn bản giải thích, hướng dẫn của các cơ

quan có thâm quyên hoặc của ngành, của liên ngành. Việc rà soát các quy định của pháp luật cũng như tồng kết thực tiễn xét xử và hướng dẫn áp dụng pháp luật tuy đã đạt được những kết quả quan trọng nhưng ở một số lĩnh vực còn chậm, chưa kịp tháo gỡ những vướng mắc về áp dụng trong thực tiễn công tác xét xử. Mặt khác yêu cầu cải cách tư pháp là đẩy mạnh việc tranh tụng tại phhiên tòa, các phán quyết của Tòa án phải căn cứ vào kết quả tranh tụng, nhưng vẫn còn những quy định về tố tụng làm hạn chế hoặc khơng có quy định làm cơ sở để thúc đẩy việc tranh tụng tại phiên tòa.

Thứ hai, cơ sở vật chất, trang thiết bị của ngành Tòa án phần lớn đã xuống cấp, lạc hậu, không phù hợp với công tác xét xử trong tình hình mới. Một số Tịa án có trụ sở và phịng xử án q chật hẹp, khơng bảo đảm tính trang nghiêm của Tịa án, khơng có phịng cách ly người làm chứng và các bên tham gia tố tụng, ảnh hưởng nhiều đến quá trình tranh tụng tại phiên tịa. Bên cạnh đó kinh phí để đầu tư trang thiết bị phương tiện làm việc và ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ công tác tại các đơn vị hiện nay chưa đáp ứng được nhu cầu nhiệm vụ. Chế độ kinh phí tài chính đối với hoạt động xét xử cịn nhiều bất hợp lý và chưa tương xứng với tính chất đặc thù của cơng tác và địi hỏi u cầu thực hiện nhiệm vụ cải cách tư pháp.

Thứ ba, số lượng vụ án hình sự mà Tịa án phải thụ lý, giải quyết tiếp tục có xu hướng gia tăng với tính chất ngày càng phức tạp, đã xuất hiện một số tội phạm mới hoạt động xuyên quốc gia, tội phạm sử dụng mạng viễn thông, Internet để lừa đảo, đánh bạc, tổ chức đánh bạc quy mô lớn; hoạt động “bảo kê”, “tín dụng đen” ngày càng tinh vi kéo theo tình trạng siết nợ, địi nợ th, cưỡng đoạt tài sản, bắt giữ người trước pháp luật; thực trạng xâm hại tình dục nhất là xâm hại tình dục trẻ em gây bức xúc trong dư luận; tình hình vi phạm trật tự an tồn giao thơng diễn biến phức tạp; khám phá nhiều vụ mua bán, vận chuyển ma túy với quy mô lớn; tội phạm giết người

với hành vi dã man, tàn bạo... trong khi đó các Tịa án tiêp tục phải thực hiện nghiêm các chủ trương về tinh giảm biên chế, nâng cao hiệu lực hiệu quả hoạt động của bộ máy Nhà nước theo các Nghị quyết của Đảng, Quốc hội.

Thứ tư, việc tuyển dụng và bổ nhiệm Thẩm phán cho các huyện vùng sâu, vùng xa cịn nhiều khó khăn do thiếu nguồn cán bộ tại chỗ cũng như nghề có thu nhập thấp, lại áp lực nhiều nên khó thu hút cán bộ có năng lực, trình độ. Cịn có tình trạng một số Tịa án nhân dân cấp huyện chỉ có một Thẩm phán đồng thời là Chánh án đã ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động xét xử cùa Tòa án.

2.3.3.2. Nguyên nhãn chủ quan

Thứ nhất, Một trong những nguyên nhân làm ảnh hưởng đến chất lượng bản án hình sự sơ thẩm là do trình độ chuyên môn nghiệp vụ, năng lực xét xử, năng lực viết bản án của Thẩm phán, nhất là Thẩm phán cấp huyện còn hạn chế. Việc tự giác học tập, nghiên cứu để nâng cao trình độ chun mơn, nghiệp vụ, cập nhận văn bản mới đối với một số Thẩm phán còn hạn chế, nhưng lại ỷ lại vào kinh nghiệm của bản thân. Một số Thẩm phán và Hội đồng xét xử còn chủ quan, chưa thận trọng nghiên cứu kỳ hồ

sơ, thu thập, đánh giá chứng cứ

Thứ hai, chất lượng của bản án hình sự sơ thẩm cũng còn bị ảnh hưởng bởi thành phần trong Hội đồng xét xử là Hội thẩm nhân dân. Khi tham gia xét xử, quyền của Hội thẩm nhân dân được pháp luật quy định ngang với Thầm phán. Điều này đương nhiên đòi hởi kiến thức pháp luật của Hội thẩm nhân dân phải tương đương Thẩm phán. Nhưng thực tế, Hội thẩm thường là các cán bộ, công, viên chức của các cơ quan Nhà nước hoặc đương chức hoặc đã về hưu, do ủy ban mặt trận tổ quốc giới thiệu, hầu hết chưa được đào tạo bài bản, thiếu và yếu về trình độ pháp luật nên cũng chưa đáp ứng được yêu cầu thực tiễn.

Thứ ba, Phâm chât của một sơ cán bộ Tịa án thối hóa, biên chât, vi phạm pháp luật, làm trái với lương tâm và đạo đức nghề nghiệp để kiếm tiền. Tinh thần đấu tranh bảo vệ công lý phê phán cái sai của một bộ phận Thấm phán, thư ký bị giảm sút. Có một số cán bộ, Thấm phán vi phạm phẩm chất, lối sống, có biểu hiện tiêu cực nên đã tuyên bản án sai pháp luật, khơng được dư luận đồng tình, ảnh hưởng đến niềm tin của nhân dân vào cơ

quan xét xử.

Thứ tư, Ý thức pháp luật trong một bộ phận nhân dân vẫn cịn hạn chế: tham gia vào q trình tranh tụng cịn có bị cáo, người bị hại, người liên quan nhưng nhận thức, ý thức pháp luật trong một bộ phận nhân dân vẫn còn hạn chế. Họ tham gia vào các giai đoạn tố tụng còn chưa nắm vững được luật để bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho mình, nên chưa thể ý thức được rằng họ tham gia vào quá trình tố tụng ấy cũng là để bảo vệ pháp luật, giám sát việc thực thi pháp luật của các cơ quan tư pháp, nhất là hiện nay công tác hướng dần, tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật về lình vực tư pháp chưa sâu rộng.

CHUÔNG 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LUONG BẢN ÁN HÌNH Sự SO THẤM TRƯỚC YÊU CẦU CẢI CÁCH TƯ PHÁP Ở

VIỆT NAM HIỆN NAY

3.1. Cơ sở của giải pháp nâng cao chât lượng bản án hình sự sơ thâm trước yêu cầu cải cách tư pháp ở Việt Nam hiện nay.

Thực hiện công cuộc đổi mới do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo, đặc biệt là triển khai Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 liên quan đến cải cách tư pháp hoàn thiện mơ hình tố tụng hình sự Việt Nam. Các cơ quan tiến hành tố tụng, trong đó có Tồ án các cấp đã phấn đấu vươn lên mạnh mẽ, có những đổi mới quan trọng, tạo sự chuyển biến tích cực và sâu sắc trên các tất cả các lĩnh vực công tác, trọng tâm là công tác xét xử - nhiệm vụ trụ cột của Tồ án. Qua đó, góp phàn giữ vững an ninh chính trị, trật tự an tồn xã hội, bảo vệ cuộc sống thanh bình của nhân dân, tạo lập môi trường lành mạnh để phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Để tiếp tục nâng cao hiệu lực, hiệu quả xử lý công việc và công khai, minh bạch các hoạt động của Tịa án, xây dựng hình ảnh Tịa án thân thiện,

“Gần dãn, hiểu dân, giúp dân, học dãn", là chỗ dựa của nhân dân và là nơi bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.

Thực hiện chính sách hình sự của Đảng và Nhà nước, công tác giải quyết án hình sự của các Tịa án nhân dân đã góp phần quan trọng vào việc phân hố tội phạm với một chính sách nhất quán và rõ ràng: nghiêm trị đối với những đối tượng chủ mưu, cầm đầu, ngoan cố chống đối; khoan hồng đối với những đối tượng thật thà khai báo, ăn năn hối cải, người bị lôi kéo,

dụ dỗ. Những bản án, quyết định của Tồ án đúng pháp luật có ý nghĩa quan trọng trong việc đánh giá kết quả hoạt động của ngành. Áp dụng pháp luật trong hoạt động giải quyết án hình sự là hoạt động thường xun của Tịa án nhân dân trong quá trình thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình do Hiến pháp và pháp luật quy định. Quy trình áp dụng pháp luật trong hoạt động giãi quyết án hình sự của Tồ án được thực hiện theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự nhưng luật nội dung giải quyết vụ án hình sự phải là Bộ luật Hình sự. Việc áp dụng pháp luật trong hoạt động của Tồ án ln là mối quan tâm của xã hội, đặc biệt là khi đang tiến hành cải cách tư pháp nhằm thực hiện tốt nhất công cuộc đổi mới, xây dựng nhà nước pháp quyền.

Qua thực tiễn hoạt động của Tòa án nhân dân hai cấp tỉnh Thanh Hóa cho thấy cơng tác hướng dẫn áp dụng pháp luật thực hiện chưa đầy đủ, nhiều nội dung pháp luật quy định không thống nhất được phát hiện nhung cơ quan có thẩm quyền chậm sửa đổi hoặc Tòa án nhân dân tối cao không hướng dẫn áp dụng, các văn bản quy định về cơ chế phối hợp giữa các ngành, các cấp với ngành Tòa án còn bất cập, chưa đồng bộ nên Tòa án thường vận dụng linh hoạt những hướng dẫn của Tòa án nhân dân tối cao đề áp dụng cho từng vụ cụ thể, nhung các địa phương hiểu và thực hiện các hướng dẫn của Tòa án nhân dân tối cao còn khác nhau xảy ra giữa các cấp Tòa án nhân dân trong tỉnh nên làm việc áp dụng pháp luật trong hoạt động giải quyết án hình sự chưa được như mong muốn.

Đe khắc phục các khiếm khuyết của pháp luật, bảo đảm việc áp dụng pháp luật thống nhất trong xét xử, tạo lập tính ổn định, minh bạch và tiên liệu được trong các phán quyết của Tòa án. Đảng ta đã đưa ra quan điếm phải phát triển án lệ được xác định tại Nghị quyết số 48-NQ/TW ngày 24- 5-2005 của Bộ Chính trị “về Chiến lược hồn thiện hệ thống pháp luật định hướng đến năm 2020” và giao cho Tòa án nhân dân tối cao nhiệm vụ Phát

triển án lệ được nêu rõ tại Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02-6-2005 của Bộ Chính trị “về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020”; theo đó. “7bư án nhãn dân tối cao có nhiệm vụ tổng kết kinh nghiêm xét xử, hướng dẫn áp dụng thong nhất pháp luật, phát triển án lệ và xét xử giám đốc thâm, tái thâm... Ngày 28/10/2015, Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao đã ban hành Nghị quyết số 03/2015/NQ-HĐTP về quy trình lựa chọn, cơng bố và áp dụng án lệ. Theo đó, việc ban hành án lệ được tiến hành thơng qua một quy trình hết sức chặt chẽ từ khâu rà soát, phát hiện, đề xuất án lệ đến khâu thẩm định, thông qua án lệ; đồng thời Nghị quyết này đã làm rõ khái niệm án lệ, các tiêu chí lựa chọn án lệ, nguyên tắc áp dụng án lệ trong xét xử để áp dụng thống nhất trong tồn quốc. Ngày 30/5/2016, Chánh án Tịa án nhân dân tối cao đã ban hành Chỉ thị số 04/2016/CT-CA về việc tăng cường công tác phát triển và công bố án lệ, áp dụng án lệ trong xét xử. Ngay sau khi Nghị quyết sổ 03/2015/NQ-HĐTP và Chỉ thị số 04/2016/CT-CA được ban hành, các Tòa án đã tố chức quán triệt nội dung các văn bản nêu trên đến toàn thể các Thẩm phán, Thẩm tra viên, Thư ký Tòa án, Hội thẩm nhân dân để nghiên cứu, áp dụng trong xét xử; thực hiện đúng nguyên tắc áp dụng án lệ để giải quyết các vụ việc tương tự, bảo đảm những vụ việc có tình tiết, sự kiện pháp lý giống nhau phải được giải quyết như nhau. Ngày 19/10/2016, Trang tin điện tử về án lệ của Tòa án nhân dân tối cao đã được khai trương và chính thức đi vào hoạt động. Trang tin điện tử về án lệ đã kịp thời đăng tải các tin tức, sự kiện liên quan đến án lệ, các bản án, quyết định được đề xuất lựa chọn, phát triển án lệ, các dự thảo án lệ được công bố; các án lệ đã được công bố và tạo điều kiện cho mọi chủ thể nghiên cứu, bình luận, góp ý kiến đối với các án lệ, dự thảo án lệ được công bố.

Ngày 16/3/2017, Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao đã bản hành Nghị quyết sổ 03/2017/NQ-HĐTP về việc công bố bản án, quyết định

trên Cơng thơng tin điện từ của Tịa án nhăm nâng cao năng lực, trách nhiệm của Thẩm phán trong việc ban hành bản án, quyết định; từ đó góp phần nâng cao chất lượng bản án, quyết định; đồng thời tăng cường tính minh bạch, thong nhất trong việc áp dụng pháp luật, tạo điều kiện đế người dân và xã hội tham gia giám sát hoạt động xét xử của Tòa án, tiếp cận và đề xuất án lệ.

Đồng thời, tăng cường công tác tập huấn nâng cao trình độ chun mơn, nghiệp vụ cho đội ngũ Thẩm phán,Thẩm tra viên, Thư ký Tòa án, Hội

thẩm nhân dân; phối kết hợp với cơ quan tiến hành tố tụng để chọn án điểm; chú trọng cơng tác tổ chức phiên tịa, từng bước nâng cao chất lượng tranh tụng tại phiên tòa, nâng cao chất lượng xét xử cho hội thấm nhân dân, phối hợp chặt chẽ với cơ quan tiến hành tố tụng tăng cường nắm bắt hồ sơ để phân tích, đánh giá bão đàm việc khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử đúng

người, đúng tội, đúng pháp luật.

Bên cạnh đó, Bản án và quyết định của Tồ án khi đã có hiệu lực pháp luật phải được nghiêm chỉnh chấp hành. Nghị quyết so 49-NQ/TW, ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị khóa IX về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 đã khẳng định: “Xây dựng cơ chế bảo đảm mọi bản án của Tỏa án có hiệu lực pháp luật phái được thi hành Đây là một trong những nhiệm vụ quan trọng của Chiến lược cải cách tư pháp. Trên cơ sở đó, Điều

106 Hiến pháp 2013 cũng đã quy định: “Bản án, quyết định của Tịa án nhân dân có hiệu lực pháp luật phải được cơ quan, tô chức, cả nhân tôn trọng; cơ quan, tổ chức, cá nhãn hữu quan phải nghiêm chỉnh chấp hành."

Nguyên tắc Hiến định này đã được Bộ luật tố tụng hình sự quy định là một trong những nguyên tẳc cơ bản của tố tụng hình sự; thể hiện sức mạnh, tính hiệu quả của pháp luật trên thực tế và có ý nghĩa lớn đối với việc nâng cao hiệu quả đấu tranh phịng chống tội phạm. Để góp phần bảo đảm hiệu lực

của bản án và quyêt định của Toà án, các cơ quan nhà nước, chính qun xã, phường, thị trấn, tổ chức và cơng dân, trong phạm vi trách nhiệm được pháp luật quy định phải phối hợp với cơ quan, tố chức có nhiệm vụ thi hành bản án, quyết định của Toà án trong việc thi hành án. Đây là quy định mới được bố sung vào Bộ luật tố tụng hình sự nhằm đề cao trách nhiệm của các cơ quan nhà nước, chính quyền xã, phường, thị trấn, tổ chức và công dân trong việc phối hợp với các cơ quan có nhiệm vụ thi hành án trong việc thi hành án. Các cơ quan nhà nước, chính quyền xã, phường, thị trấn, theo quy định của pháp luật khơng có trách nhiệm phối họp với các cơ quan, tổ chức có nhiệm vụ thi hành băn án, quyết định của Tồ án thì có trách nhiệm tạo điều kiện và thực hiện yêu cầu của cơ quan, tố chức có nhiệm vụ thi hành bản án. Đây cũng là quy định mới đề cao trách nhiệm của các cơ quan nhà nước, chính quyền xã, phường, thị trấn trong việc tạo điều kiện và thực hiện các yêu cầu của các cơ quan, tổ chức có nhiệm vụ thi hành án.

3.2. Một số giải pháp nâng cao chất lượng băn án hình sự sơ thẩm.

Một phần của tài liệu Bản án hình sự sơ thẩm theo luật tố tụng hình sự việt nam (luận văn thạc sỹ luật học) (Trang 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)