Các giải pháp cụ thể

Một phần của tài liệu Bản án hình sự sơ thẩm theo luật tố tụng hình sự việt nam (luận văn thạc sỹ luật học) (Trang 74 - 84)

3.2. Một số giải pháp nâng cao chất lượng bản án hình sự sơ thấm

3.2.2. Các giải pháp cụ thể

Thứ nhất, Nâng cao trình độ, năng lực cho Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân.

Thẩm phán là người được Chủ tịch nước bổ nhiệm để nhân danh Nhà nước thực hiện quyền tư pháp. Trọng trách của Thẩm phán rất nặng nề, sứ mệnh cùa Thẩm phán rất cao quý. Trong tiến trình xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, Đảng, Nhà nước và Nhân dân yêu cầu các Thẩm phán phải thực hiện nhiệm vụ một cách vơ tư, khách quan, thượng tơn pháp

luật; địi hỏi các Thâm phán phải trở thành biêu tượng của đạo đức thanh liêm, tuân thủ những nguyên tắc của Hiến pháp về hoạt động tư pháp, thực hiện được lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Thẩm phán phải “Phụng cơng, thủ pháp, chí cơng vơ tư’’“Gần dân, hiểu dân, giúp dân, học dan".

Nhằm mục đích đề cao ý thức chấp hành pháp luật, duy trì kỷ luật, kỷ cương cơng vụ, đề cao trách nhiệm cá nhân góp phần nâng cao hiệu quà, chất lượng hoạt động công vụ, xây dựng đội ngũ Thấm phán các cấp trong sạch, vững mạnh, kỷ cương, liêm chính; phịng ngừa, hạn chế phát sinh những hành vi tiêu cực, tham nhũng trong hoạt động tư pháp của Tòa án; đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ cải cách tư pháp, ngày 04/7/2018, Hội đồng Tuyển chọn, giám sát Thẩm phán quốc gia đã ban hành Quyết định số 87/QĐ-HĐTC ban hành Bộ Quy tắc đạo đức và ứng xử của Thẩm phán. Bộ Quy tắc này quy định rõ ràng và cụ thể các chuẩn mực đạo đức, quy tắc ứng xử, hành vi Thẩm phán không được làm hoặc phải tránh để bảo đảm sự liêm chính của Thầm phán; là cơ sở để xem xét và xử lý kỷ luật đối với Thẩm phán nếu có hành vi vi phạm chuẩn mực đạo đức, quy tắc ứng xử.

Làm tốt cơng tác giáo dục chính trị, tư tưởng, tiếp tục đẩy mạnh phong trào thi đua "Phụng công, thủ pháp, chỉ công, vô tư” với phương châm "Gần dân, hiểu dân, giúp dân, học dân” gắn với việc thực hiện Chỉ thị 05-CT- TW ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị theo chuyên đề năm 2020 "Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh về đại đồn kết dân tộc; xây dựng hệ thong chính trị vững mạng”

Làm tốt công tác đào tạo, bồi dưỡng gắn với yêu cầu quy hoạch, sử dụng cán bộ, công chức, chú trọng đào tạo nghiệp vụ xét xử, đào tạo chức danh, trong đó tăng cường đào tạo tập huấn, giải đáp vướng mắc bằng hình thức trực tuyến hay đào tạo thông qua việc rút kinh nghiệm công tác xét xử.

Khuyến khích, động viên cán bộ, cơng chức, nhất là Thẩm phán tự nghiên

cứu học tập nâng cao trình độ chun mơn,chủ trọng tập hn các văn bản pháp luật mới, bồi dưỡng chuyên sâu và kỳ năng xét xử cho Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân. Thực hiện tốt công tác đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị, bản lĩnh nghề nghiệp và các kiến thức xã hội, khả năng sử dụng các kỳ thuật tiên tiến cho Thẩm phán, cán bộ, công chức, viên chức Tòa án các cấp để tạo nguồn nhân lực có chất lượng cho các Tịa án. Tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám

sát hoạt động công vụ và cơng tác phịng chống tham nhũng, đồng thời xừ lý kiên quyết, nghiêm minh, đúng pháp luật đối với các trường hợp có hành vi vi phạm, đặc biệt là các hành vi tham nhũng, tiêu cực bị phát hiện.

Đối với tuyển chọn, bổ nhiệm Thẩm phán: Mở rộng nguồn thi tuyển chọn Thẩm phán; việc thi tuyển chọn, nâng ngạch Thẩm phán phải bảo đảm dân chủ, công khai, minh bạch để lựa chọn được những người có trình độ, năng lực và phẩm chất đạo đức, đáp ứng tiêu chuẩn, điều kiện bổ nhiệm

Thẩm phán theo quy định của Luật Tổ chức tòa án nhân dân năm 2014. Tiếp tục cơng khai hóa các kế hoạch thi tuyển chọn Thẩm phán để những người có đủ điều kiện đăng ký dự thi, chủ động ôn tập, bảo đăm tính cạnh tranh, cơng bằng trong các kỳ thi tuyển chọn. Tòa án nhân dân tối cao đang tiếp tục nghiên cứu, xây dựng quy định tiêu chuẩn thống nhất của từng chức danh Thẩm phán, gắn với vị trí việc làm của từng cấp Tịa án nhân dân; xây dựng và thực hiện kế hoạch tạo nguồn, luân chuyển, điều động biệt phái Thẩm phán, vừa đào tạo, bồi dưỡng theo quy hoạch, vừa phòng ngừa tiêu cực, tham nhũng; bảo đảm tăng cường rèn luyện, thử thách, tuyển chọn đúng người để đề xuất bổ nhiệm Thẩm phán cho các tịa án.

Đổi mới nội dung, chương trình, phương thức đào tạo, bồi dưỡng Thẩm phán phù hợp với yêu cầu chuyên môn, công việc và từng ngạch cùa Thẩm phán. Chú trọng truyền đạt các nội dung: kiến thức pháp luật mới, kỳ năng nghiệp vụ, quản lý nhà nước, lý luận chính trị, pháp luật quốc tế, ngoại

ngữ, tin học, kỹ năng dân vận,... Bảo đảm nội dung kiên thức truyên đạt vừa rộng, vừa chuyên sâu; kết hợp chặt chẽ giữa lý luận và thực tiễn, lý thuyết và thực hành, giúp Thẩm phán nắm vững kiến thức, thành thạo kỹ năng, ngày càng nâng cao trình độ chun mơn, bản lĩnh nghề nghiệp. Ngồi ra, chú trọng, khuyến khích việc đào tạo sau đại học đối với Thẩm phán, tạo điều kiện về thời gian, kinh phí cho Thẩm phán nâng cao trình độ.

Việc tổ chức các phiên tòa rút kinh nghiệm là biện pháp giúp Thẩm phán nhìn nhận ra những sai sót, khiếm khuyết trong thực thi nhiệm vụ, phịng ngừa những vi phạm, kịp thời khắc phục ngay những tồn tại, hạn chế sau mỗi phiên tòa. Việc cơng khai các bản án, quyết định của Tịa án trên Cổng thơng tin điện tử của Tịa án là nhằm cơng khai, minh bạch hoạt động, phán quyết của Tòa án, ràng buộc Thẩm phán phải tự giác học tập, nâng cao trình độ nghiệp vụ, ban hành những bản án chuẩn mực, đúng pháp luật. Đặc biệt, Quyết định số 120/QĐ-TANDTC, ngày 19-6-2017, của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, quy định xử lý trách nhiệm người giữ chức danh tư pháp trong Tòa án là một giải pháp mạnh mẽ nhằm nâng cao năng lực và đạo đức đối với Thẩm phán, Thẩm tra viên và Thư ký trong công tác. Đây là những quyết định, giải pháp mới, lần đầu tiên được ban hành và thực hiện trong hệ thống Tòa án nhân dân.

Việc độc lập của Tòa án khơng chỉ địi hỏi nâng cao năng lực xét xử của các Thẩm phán, mà kể cá Hội thẩm nhân dân khi tham gia công tác xét xử. Nâng cao chất lượng của Hội thẩm nhân dân sẽ giúp khắc phục triệt để tình trạng mà nhiều người cho rằng, Hội thẩm nhân dân trong nhiều phiên tòa xét xử chỉ tham gia cho đủ thành phần, đủ số lượng.

Để tiếp tục nâng cao chất lượng cơng tác Hội thấm nhân dân, các Tịa án nhân dân cần tăng cường công tác tập huấn, nâng cao kỹ năng xét xử cho Hội thẩm nhân dân, tiến hành trao đổi kinh nghiệm giữa các cấp hội thẩm và

các hội thâm cũ, mới. Tạo điêu kiện thuận lợi cho Hội thâm nhân dân thực• 2 • •••• •

hiện nhiệm vụ, đồng thời chỉ bố trí Hội thẩm nhân dân tham gia xét xử khi đã được nghiên cứu hồ sơ, chủ động phối với trưởng đoàn mời hội thẩm nhân dân tham gia vụ án phù hợp với chun mơn. Bên cạnh đó, những người được bầu làm Hội thấm nhân dân cũng chủ động trau dồi kỹ năng nghiệp vụ; tích cực, chủ động xét hỏi khi tham gia xét xử góp phần cùng Thẩm phán ban hành những bản án, quyết định đúng pháp luật. Không ngừng phấn đấu rèn luyện, tu dưỡng đạo đức phẩm chất, luôn giữ vừng quan điếm, lập trường, thực hiện tốt lời dặn của Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với cán bộ làm công tác xét xử là: “Phụng cơng, thủ pháp, chí cơng, vơ tư”

“Gần dân, hiểu dân, học dân, giúp dân”. Hội đồng nhân dân và Uỷ ban mặt trận Tổ quốc các cấp - các cơ quan có thẩm quyền trong việc bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Hội thẩm - nên có sự phối hợp tốt hơn đối với Toà án đề thực sự Hội thẩm nhân dân là đại diện cho nhân dân nhưng vần bảo đảm được hoạt động của Toà án được thuận lợi.• • • • • •

Thứ hai, Tăng cường công tác khen thưởng. Với việc không ngừng đổi mới, sáng tạo trong phong trào thi đua yêu nước và cơng tác khen thưởng của các Tịa án ngày càng đi vào thực chất đảm bảo khen thường đúng người, đúng việc, đúng thành tích; kịp thời biểu dương, tơn vinh và nhân rộng các điển hình tiên tiến, gương người tốt, việc tốt và những tập thể, cá nhân có nhiều thành tích trong các phong ưào thi đua yêu nước, tạo niềm tin và trách nhiệm trong mỗi tập thể, cá nhân xứng đáng với danh hiệu đạt được. Thi đua đã trở thành động lực thúc đẩy cán bộ, công chức, người lao động hăng hái tích cực hồn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, góp phần tạo nên khí thế hào hứng, phấn khởi, cồ vũ tinh thần của cán bộ, công chức.

Thứ ba, Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật trong quần chúng nhân dân , trong đó Tòa án cần tăng cường xét xử lưu

động đê góp phân nâng cao ý thức pháp luật của nhân dân. Đây cũng là một giải pháp quan trọng nhằm nâng cao hiệu quả xét xử sơ thẩm hình sự cũng như chất lượng bẳn án hình sự sơ thẩm. Giáo dục pháp luật qua hoạt động xét xử là hình thức giáo dục đặc thù nhất và quan trọng nhất của Tịa án,Thấm phán ln làm cho mọi người thấy rằng bất cứ sự việc vi phạm pháp luật nào đều bị xử lí theo pháp luật. Bằng thái độ khách quan, nghiêm túc của Thẩm phán trong quá trình xét hỏi hay trong việc đảm bảo quyền bình đẳng của các bên trong tranh luận để tìm ra sự thật của vụ án cũng như đảm bảo đầy đủ, đúng yêu cầu các nguyên tắc của quá trình xét xử làm cho những người tham gia tố tụng và đơng đảo qn chúng tham dự phiên tịa có thái độ đúng đắn với những hành vi vi phạm pháp luật, giáo dục họ ý thức tuân thủ các quy phạm pháp luật mà Nhà nước đã đề ra, mọi hành vi vi phạm pháp luật đều bị xử lí theo từng trường hợp cụ thể mà phiên tịa là một minh chứng cho sự nghiêm minh của pháp luật.

KÉT LUẬN

Với mục tiêu của Chiên lược cải cách tư pháp đên năm 2020 mà Nghị quyết số 49/NQ-TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị đề ra là: “Xây dựng nền tư pháp trong sạch, vững mạnh, dân chủ, nghiêm minh, bảo vệ công lý, từng bước hiện đại, phục vụ nhân dân, phụng sự Tổ quốc Việt nam xã hội chủ nghĩa; hoạt động tư pháp mà trọng tâm là hoạt động xét xử được tiến hành có hiệu quả và hiệu lực cao”. Như vậy, Tòa án phải là khâu trung tâm của quá trình cải cách tư pháp và xét xử là trọng tâm của toàn bộ hoạt động tư pháp. Thông qua hoạt động xét xử, Tịa án góp phần quan trọng vào việc thực hiện nhiệm vụ phát hiện chính xác, nhanh chóng, xử lý công minh, kịp thời mọi hành vi phạm tội, không để lọt tội phạm, không làm oan cho người khơng có tội, góp phần bảo vệ pháp chế Xã hội chù nghĩa, bảo vệ quyền, lợi ích họp pháp của công dân, giáo dục công dân nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật và kỷ cương đất nước.

Các quy định cúa Bộ luật tố tụng hình sự về bàn án hình sự đã từng bước phát triển với tinh thần cài cách tư pháp gồm hai nội dung chính: Quy định chung về nội dung bản án hình sự sơ thẩm. Ngồi ra các quy định về thẩm quyền, trình tự, cách thức viết bản án hình sự sao cho đúng quy định của Bộ luật tố tụng hình sự để có một bản án hình sự sơ thẩm có chất lượng.

Bên cạnh các quy định chung của Bộ luật tố tụng hình sự thì Hội đồng Thẩm phán Tịa án nhân dân tối cao đã ban hành các Nghị quyết hướng dẫn về các mẫu bản án hình sự , cũng như đã tố chức hội nghị trực tuyến để hướng dẫn viết bản án đến tồn thể cán bộ cơng chức trong tồn hệ thống ngành Tịa án, đặt biệt là các Thẩm phán chịu trách nhiệm nghiên cứu hồ sơ, soạn thảo bản án hình sự đúng người, đúng tội, đúng pháp luật.

Qua thực tiễn xét xử trên cả nước và tại tinh Thanh Hóa, nhìn thấy việc thực hiện các quy định pháp luật về bản án hình sự sơ thấm là tương đối tốt. Tuy nhiên vẫn cịn tình trạng một số bản án sơ thẩm viết khơng đúng mẫu theo quy định của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao về cách viết bản án, lập luận của bán án không chặt chẽ và đầy đủ như diễn biến tại phiên tòa. Ngồi ra, sự hạn chế về trình độ, kĩ năng nghề nghiệp, tác phong làm việc cũng như đạo đức và tinh thần trách nhiệm không cao của Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân cũng là nguyên nhân dần đến chất lượng bản án hình sự sơ thẩm chưa cao, bộc lộ nhiều hạn chế.

Tác giả đã đề xuất được một số giải pháp đồng bộ nhằm nâng cao chất lượng giải qut các vụ án hình sự nói chung và bàn án hình sự sơ thấm nói riêng. Thứ nhất, hoàn thiện hướng dẫn áp dụng pháp luật trong việc bản án hình sự sơ thẩm bảo đảm đúng người, đúng tội, đúng pháp luật. Thứ hai,

nâng cao trình độ, năng lực cho Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân để tăng cường tính độc lập khi xét xử của Hội đồng xét xử. Thứ ba, bảo đảm cơ sở vật chất và chính sách đãi ngộ phù hợp với những người làm công tác xét xử phù hợp với mức sống của xã hội. Thứ tư, các biện pháp về ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động xét xừ, tăng cường sự phổi hợp giữa các cơ quan tiến hành tố tụng và công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật trong nhân dân.

Trong giai đoạn hiện nay, việc hoàn thiện và thực hiện các biện pháp nâng cao chất lượng xét xử sơ thẩm, nhất là bản án hình sự sơ thẩm là vấn đề rất quan trọng cần được quan tâm và sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị nhằm tăng cường pháp chế và bảo vệ tốt hơn các quyền và lợi ích hợp pháp của cơng dân.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO• •

1. BỘ Chính trị ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam (2002), Nghị quyết 08-NQ/TW ngày 02/01/2002, về một số nhiệm vụ trọng tâm công tác trong thời gian tới, Hà Nội.

2. Bộ Chính trị ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam (2005), Nghị quyết 49-NQ/TW ngày 02/6/2005, về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020, Hà Nội.

3. Bộ Chính trị ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam (2014), Kết luận số 92-KL/TW ngày 12/3/2014, về việc thực hiện Nghị quyết 49-NQ/TW ngày 02/6/2005 của Bộ chính trị về “chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020”, Hà Nội.

4. Bộ tư pháp (2006), Từ điển luật học, Nxb từ điển bách khoa, Hà Nội.

5. Lê Cảm (chủ biên) (2009), Giáo trình tư pháp hình sự, Bộ mơn tư pháp hình sự, Khoa Luật, Đại học quốc gia Hà Nội.

6. Nguyễn Ngọc Chí (chủ biên) (2001), Giáo trình luật tố tụng hình sự Việt Nam, Khoa luật, Đại học quốc gia Hà Nội.

7. Hoàng Thị Minh (chủ biên) (2008), Giáo trình luật tố tụng hình sự Việt Nam, Trường Đại học luật Hà Nội.

8. Nguyễn Sơn (2004), Kỹ năng viết bản án hình sự, Giáo trình kỹ năng giải quyết vụ án hình sự, Nxb Tư pháp, Hà Nội.

9. Nguyễn Quang Lộc: Kỳ năng viết bản án hình sự sơ thẩm, Tạp chí Tịa án nhân dân số 17/2014.

10. Hồng Quang Lực, Vài suy nghĩ về vấn đề nâng cao chất lượng viết bản án hình sự sơ thẩm, Tạp chí Tịa án nhân dân số 8,9/2014.

Một phần của tài liệu Bản án hình sự sơ thẩm theo luật tố tụng hình sự việt nam (luận văn thạc sỹ luật học) (Trang 74 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)