3.2. Một số giải pháp nâng cao chất lượng bản án hình sự sơ thấm
3.2.1. Các giải pháp chung
Thứ nhất, Hồn thiện hướng dẫn áp dụng pháp luật.
Tịa án nhân dân tối cao tổ chức đối thoại trực tuyến giữa Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao với Thẩm phán Tòa án các cấp, qua đó tăng cường xây dựng thể chế và bảo đảm áp dụng thống nhất pháp luật trong hoạt động xét xử. Đẩy mạnh công tác tong kết thực tiễn xét xử làm cơ sở cho việc xây dựng, ban hành các Nghị quyết của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dần áp dụng thống nhất pháp luật, phát triển án lệ và giải đáp kịp thời các vướng mắc về nghiệp vụ, khấn trương phối hợp với các cơ quan có liên quan nghiên cứu để ban hành hướng dẫn thống nhất về đường lối xét xử vụ án hình sự phức tạp, các tội phạm mới. Thường xuyên ra soát các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan để sửa đổi hoặc kiến nghị cơ quan có thẩm quyền hủy bỏ, sửa đổi, bổ sung cho phù họp. Một trong những đổi mới trong công tác hướng dẫn áp dụng pháp luật của Tòa án nhân dân tối cao trong thời gian qua đó là đối với những vấn đề vướng mắc trong thực tiễn xét xử nhưng chưa thể ban hành ngay được Nghị quyết hướng dẫn, thì Hội đồng Thẩm phán tổng hợp và ban hành các tập giải đáp
vướng măc nghiệp vụ đê các Tòa án tham khảo, cách làm này đã kịp thời tháo gỡ nhiều vướng mắc về áp dụng pháp luật trong quá trình giải quyết các loại vụ án.
Các Tòa án nhân dân càn chủ động tống hợp những khó khăn, vướng mắc về áp dụng pháp luật trong thực tiễn xét xử để đề xuất hướng dẫn. Đây là giãi pháp mới trong hướng dẫn áp dụng pháp luật, có tác dụng thiết thực nên đã thu hút được đông đảo các Thẩm phán, Kiếm sát viên, Điều tra viên toàn quốc tham gia. Các Tòa án tiếp tục quán triệt việc thực hiện đúng các quy định, hướng dần tại các Nghị quyết của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao về nội dung, hình thức, biểu mẫu. Định kỳ tổ chức các hội nghị tập huấn về viết bàn án cho các Thẩm phán, tổ chức rút kinh nghiệm đối với những sai sót trong việc viết bản án. Chủ động góp ý về những điểm chưa phù họp trong các mẫu bản án để sửa đổi, hoàn thiện. Tổ chức phong trào thi đua về viết bản án trong hệ thống các Tịa án và có hình thức khen thưởng phù hợp đối với các Thẩm phán thực hiện viết bản án tốt, đồng thời xem xét trách nhiệm đối với các Thẩm phán có nhiều bản án khơng đạt yêu cầu.
Đẩy mạnh và nâng cao chất lượng phối hợp trong hoạt động xét xử vụ án hình sự: tăng cường cơng tác phối hợp giữa các cơ quan tiến hành tố tụng nhằm bảo đảm việc kịp thời tháo gỡ vướng mắc trong việc áp dụng pháp luật cũng như việc phối hợp kịp thời cần thiết trong cơng tác xét xử sơ thấm hình sự, nhất là quá trình tranh tụng tại phiên tịa xét xử sơ thẩm hình sự để có một phán quyết nghiêm minh, đúng pháp luật từ đó nâng cao chất lượng bản án hình sự sơ thẩm.
Phát triền án lệ: Chú trọng, tăng cường và nâng cao chất lượng về bình luận án lệ, giải thích án lệ, trong đó chú trọng các hoạt động nghiên cứu, đánh giá độc lập về án lệ. Hoàn thiện cơ chế pháp lý về tổng kết, đánh giá những án lệ đã được áp dụng ổn định, được chấp nhận trong đời sống xã hội
như là những chuân mực ứng xử pháp lý chung đê đê xuât, kiên nghị cơ quan có thẩm quyền xây dựng pháp luật pháp điểm hóa thành quy phạm pháp luật thành văn; Khuyến khích, tạo điều kiện cho Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Thẩm tra viên, nghiên cứu viên tham gia, có ý kiến bình luận hoặc thảo luận khoa học gắn phát triển án lệ với công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật của Quốc hội, Chính phủ, các Bộ, ngành có liên quan. Chú trọng phát triển nguồn bản án chất lượng cho công tác phát triển án lệ cùng với việc đào tạo thường xuyên về kỹ năng, nghiệp vụ, trách nhiệm chuyên môn và nghề nghiệp của Thẩm phán trong xây dựng bản án có chất lượng, phát hiện tình huống pháp lý và áp dụng pháp luật.
Nghiên cứu, phát triển mơ hình cơ quan tham mưu hiện tại về phát triển án lệ theo hướng hồn thiện, có mơ hình thiết chế độc lập, chun trách và đù thẩm quyền về nghiên cứu, phát triển án lệ trực thuộc Tòa án nhân dân tối cao để bão đảm tính chuyên nghiệp hơn, tính đại diện trong xử lý những vấn đề phát sinh trong q trình lựa chọn, cơng bố án lệ.
Thứ hai, Tổ chức các phiên tịa hình sự sơ thẩm theo u cầu cải cách tư pháp, coi đây là giải pháp đột phá và thiết thực để các Thẩm phán nâng cao tinh thần trách nhiệm, tích lũy kiến thức, kinh nghiệm, tạo một bước chuyển biến lớn trong công tác xét xữ của Tịa án. Đối với Thẩm phán chú ỷ cơng việc chuẩn bị xét xử, đặc biệt là kỹ năng lập kế hoạch xét hởi để Thẩm phán luôn chủ động điều khiển phiên tòa một thứ tự hợp lý và xử lý kịp thời các tình huống phát sinh tại phiên tịa. Thẩm phán phải có ý thức tạo điều kiện cho việc tranh tụng tại phiên tòa diễn ra một cách cơng khai, dân chủ, bình đẳng giữa các bên. Bên cạnh đó phải đổi mới cách viết bản án hình sự
sơ thẩm theo đúng nội dung, đúng mẫu quy định, theo đó các ý kiến tranh tụng cùa Kiểm sát viên, Luật sư, những người tham gia tố tụng đều được thể hiện, phân tích kỳ trong bản án. Việc chấp nhận hay bác bỏ ý kiến nào phải
nêu rõ lý do. Đông thời là một trong các tiêu chí đánh giá mức độ hồn thành nhiệm vụ của mỗi Thẩm phán. Nâng cao chất lượng việc rút kinh nghiệm sau mồi phiên tịa, khơng làm chiếu lệ, hình thức.
Việc đổi mới tổ chức phiên tịa cả về nội dung và hình thức. Các Tịa án bố trí phịng xử án theo mơ hình mới, thay đồi vị trí ngồi của những người tiến hành tố tụng, người tham gia. Hội đồng xét xử giữ vị trí là “trọng tài” xem xét quyết định, phân định trên cơ sở hoạt động tranh tụng của bên buộc tội và bên gỡ tội; bên nguyên đơn và bên bị đơn. Luật sư chính thức được ngồi ngang hàng với đại diện Viện kiểm sát trong các phiên tòa sơ thẩm và phúc thẩm. Đây không chỉ là sự thay đổi về hình thức phiên tịa, mà cịn là sự thế hiện tinh thần đối mới, cải cách tư pháp từ mơ hình tố tụng xét hỏi sang mơ hình tranh tụng, coi tranh tụng là khâu đột phá.
Thứ ba, Thực hiện nghiêm túc việc cơng khai bản án, trong đó có bản án hình sự sơ thẩm trên cổng thơng tin điện tử Tịa án nhân dân, phấn đấu 100% bản án hình sự sơ thẩm có hiệu lực pháp luật đều được đãng tải trên Công thông tin điện tử theo quy định. Đối với các Thấm phán cần phải thực hiện quán triệt về tư tưởng, phải coi việc công khai bản án, quyết định là nhiệm vụ quan trọng, cần được thực hiện nhanh chóng ngay sau khi bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật. Khi thực hiện công khai bản án, quyết định cần được thực hiện đúng các quy định về mã hóa thơng tin, đảm bảo bí mật đời tư, bí mật kinh doanh.. .Lãnh đạo các Tịa án phải có biện pháp kiểm tra, thống kê thường xuyên và định kỳ đối với việc công khai bản án, quyết định. Đồng thời có biện pháp xử lý nghiêm túc đối với những trường hợp vi phạm theo Quyết định số 120/QĐ-TANDTC ngày 19/6/2017 của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao về ban hành quy định xử lý trách nhiệm người giữ chức danh tư pháp trong Tòa án nhân dân.
Kiến nghị, đề xuất Tịa án nhân dân tối cao có hướng dẫn cụ thể hơn về việc mã hóa thơng tin cho phù hợp vì qua thực tế thấy rằng việc mã hóa thơng tin đối với đơn vị hành chính cấp quận, huyện là khơng cần thiết.
Đồng thời, cần nâng cấp cổng Thông tin điện tử Tòa án nhân dân, thay đổi giao diện, sửa phần mềm để việc cập nhật bản án, tìm kiếm bản án đã được công bố thuận lợi hơn.
Thứ tư, Bảo đảm cơ sở vật chất và chế độ đãi ngộ. Tiếp tục đầu tư xây dựng, cải tạo trụ sở của các Tòa án đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp. Tập trung đầu tư hoàn thành và phấn đấu đưa và sử dụng đối với trụ sở Tòa án nhân dân cấp huyện đang xuống cấp hoặc nhà tạm. Hoàn thành việc chấp trang thiết bị bàn ghế phịng xét xử theo mơ hình phịng xét xử mới.
Đổi mới cơ chế phân bổ ngân sách, tập trung đổi mới về định mức chi, chế độ chi, định mức trang cấp phương tiện làm việc và quy mô xây dựng trụ sở nhằm cải thiện điều kiện làm việc cho các Tịa án. Xây dựng chế độ chính sách tiền lương, khen thưởng phù họp với lao động đặc thù của Tòa án, đặc biệt là Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, có chính sách ưu tiên khuyến khích cán bộ cơng chức đến làm việc ở vùng sâu, vùng xa, hải đảo và những nơi có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn.
Thứ năm, Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin tiến tới xây dựng Tòa án điện tử, gắn với đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính tư pháp tại Tịa án. Các ứng dụng mang tính thực tiễn cao, tạo được hiệu ứng tích cực từ cán bộ, Thẩm phán của các Tịa án và từ phía người dân, góp phần nâng cao hiệu quả công tác chỉ đạo, điều hành, hồ trợ công tác xét xử, tạo môi trường làm việc hiện đại, thuận tiện, tiết kiệm tối đa kinh phí, thời gian
trong việc tổ chức hội nghị, hội thảo, đào tạo, tập huấn.
Công tác cải cách thủ tục hành chính tư pháp tập trung vào việc đổi mới các quy trình, thủ tục tiếp nhận, xử lý cơng việc và tăng cường ứng
dụng công nghệ thông tin vào các hoạt động của Tịa án thơng qua việc: nâng cấp hạ tầng công nghệ thông tin; khai thác và sử dụng có hiệu quả hệ thống truyền hình trực tuyến; nghiên cứu, xây dựng phần mềm phân công án ngẫu nhiên áp dụng cho Tòa án nhân dân cấp tỉnh và cấp huyện; phần mềm chuyển giọng nói tại phiên tịa thành văn bản; xây dựng mới 66 Trang thông tin điện tử; xây dựng hệ thống gửi, nhận đơn khởi kiện, tài liệu, chứng cứ và cấp tống đạt, thơng báo văn bản tố tụng của Tồ án bằng phương tiện điện tử, xây dựng hệ thống giám sát Thẩm phán... Khẩn trương hoàn thiện phần mền quản lý các loại vụ án và đưa vào sử dụng. Tổ chức thực hiện nghiêm túc và khai thác hiệu quả các phần mền ứng dụng và hệ thống truyền hình trực tuyến. Nghiên cứu, xây dựng cơ chế, phương thức đế thực hiện việc tin học hóa trong hoạt động tố tụng và hành chính tư pháp tại Tịa án làm nền tảng cho việc xây dựng Tòa án điện tử. Tiếp tục hồn thiện mơ hình tổ chức và hoạt động của bộ phận hành chính tư pháp hoặc phịng hành chính tư pháp, trong đó, tập trung hồn thiện quy trình để thực hiện cơ chế một cửa liên thơng và đơn giản hóa việc tiếp nhận, hướng dẫn giải quyết các yều cầu của các cơ quan, tổ chức, công dân trước và sau các phiên tịa xét xử. Tiếp tục hồn thiện quy trình phân cơng cơng việc một cách ngẫu nhiên, bảo đảm tính khách quan trong quá trình giải quyết các vụ án.