Việc bảo đảm các quyền khác của người lao động

Một phần của tài liệu Bảo đảm quyền của lao động nữ tại các khu công nghiệp từ thực tiễn tỉnh hà nam (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 69 - 73)

2.3. Thực trạng bảo đảm quyền của lao động nữ làm việc tại các khu công

2.3.5. Việc bảo đảm các quyền khác của người lao động

Lao động nữ ngoài những quyền đặc trưng như trên cịn có những quyền chung của NLĐ, như quyền kết hơn, quyền có chồ ở...Tuy nhiên do mơi trường giao tiếp hạn hẹp, áp lực công việc và thời gian làm việc tăng ca để đù trang trải cuộc sống nên chị em CNLĐ ít có điều kiện để tìm hiểu, xây dựng gia đình. Nhiều chị em chỉ tính làm một thời gian rồi về quê lập gia đình, lớp đàn em đến kế tiếp thay thế. Tuy nhiên, hiện nay xu hướng nữ công nhân kết hôn muộn ngày càng gia tăng, thậm chí nhiều người khơng lấy chồng. Một số tâm sự của các công nhân nữ tại các KCN ở địa bàn tỉnh là do đặc thù công việc họ phải làm miết từ sáng đến tối, chỗ ở lại khơng ốn định nên khơng có thời gian kết bạn giao luu. Thậm chí, khơng dám nghĩ đến

chuyện kêt hôn bởi lo ngại sau khi kêt hơn xong cuộc sơng gia đình sẽ khó khăn hơn hoặc sau khi sinh con có thể sẽ mất việc.

Theo một khảo sát tại KCN Đồng Văn về những khó khăn do chưa lập gia đình đa phần NLĐ cho rằng: (i) Do kinh tế khó khăn (40%); (ii) Chưa tìm được người phù hợp (36.3%); (iii) Khơng có thời gian do phải làm việc tăng ca kíp nhiều cũng như thời gian làm việc và đi lại chiếm hết thời gian của họ; (iv) Sau ngày làm việc vất vả về thậm chí khơng cịn muốn đi chơi nên ít thời gian dành cho bạn bè vui chơi; (v) Do những khó khăn khác, như: nhà ở, mất cân bằng giới tính ở trong mơi trường làm việc...

Băng 2.2. Những khó khăn người lao động chưa lập gia đình ỞKCN Đồng Văn

Khó khăn Tỷ lệ (%)

Khó khăn về nhà ở 15.4%

Khó khăn về kinh tế 40%

Chưa tìm được người phù hợp 36.3%

Khơng có thời gian 26.4%

Mất cân bằng giới tính 4.1%

Khác 4.2%

Tổng so áp dụng 100

7

Ngồi áp lực cơng việc, những công nhân (nhât là lao động di cư) cịn chịu sức ép về khác biệt về văn hóa, lối sống và thiếu thốn tình cảm. Bên cạnh đó, những khó khăn do đời sống vật chất, điều kiện ăn ở thiếu thốn, tù túng gây nên tâm lý bức bách dẫn đến nguy cơ stress rất cao. Do đó, rất cần những hoạt động giải trí cho cơng nhân sau những giờ lao động mệt mỏi và cần có định hướng để giúp họ tránh xa những tệ nạn xã hội. Vào các kỳ nghỉ, dịp lễ, lựa chọn hàng đầu của công nhân vẫn là về quê thăm gia đình hoặc nghi

ngơi. Đơi với LĐN, trong thời gian mang thai hay sau khi sinh con chưa có chính sách quan tâm, giải trí cho đối tượng này. Thời gian mang thai là giai đoạn người phụ nữ thường có nhiều thay đổi về cả cơ thề lẫn tâm sinh lý, dễ rơi vào trạng thái trầm cảm. Nhiều doanh nghiệp trong KCN vẫn chưa thật sự quan tâm đời sống văn hóa, tinh thần cho những đối tượng này. Cuộc sống vật chất và cuộc sống tinh thần của NLĐ đều nghèo nàn, thiếu thốn lâu dài chính là nguyên nhân dẫn đến dễ bị tha hoá, sa ngã vào các loại tệ nạn xã hội như ma tuỷ, mại dâm, lô đề, cá độ, cờ bạc...

Thực trạng hiện nay là điều kiện nhà ở của cơng nhân vẫn cịn tồi tàn, tiền điện, tiền nước cao hơn so với giá nhà nước. Chất lượng nhà ở, nước sinh hoạt không đàm bảo; nhiều nơi quanh K.CN nguồn nước bị ơ nhiễm. Bên cạnh đó, gần đây tình hình an ninh trật tự (ANTT) trên địa bàn các KCN tỉnh Hà Nam cũng xảy ra một số vấn đề phức tạp, như: ANTT tại các tuyến đường xung quanh KCN chưa đảm bảo, khiến cho NLĐ, nhất là LĐN làm ca đêm rất lo ngại tình trạng cướp giật, hiếp dâm...

Các cơ sở bệnh viện, trường học, nhà trẻ, mẫu giáo đều thiếu thốn hoặc nếu có thì lại q tải hoặc xuống cấp. Nhiều doanh nghiệp cũng có những hoạt động giải trí cho cơng nhân nhưng chỉ mang tính hình thức cho có mà khơng thực sự quan tâm, chăm lo cho đời sống CNLĐ; cũng chưa coi trọng những kì nghỉ dành cho công nhân, chỉ chăm chăm tập trung kiếm tiền. Việc các doanh nghiệp tố chức cho công nhân đi du lịch dịp hè là vô cùng hiếm, lại càng chưa có các chương trình hay chính sách đưa cơng nhân cùa doanh nghiệp mình đi giao lưu quốc tế để nâng cao tay nghề.

Tiểu kết Chương 2

1. Từ một tỉnh nhỏ thuân nông và kinh tê chậm phát triên trong khu vực Đồng bằng Sông Hồng sau khi được tái lập, Hà Nam đã bứt phá trong phát triển kinh tế-xã hội vươn lên trở thành một trong những địa phương đi đầu tăng trưởng kinh tế cao và là một điểm sáng về phát triển kinh tế của cả nước. Nhằm phát huy các thế mạnh của địa phương và thúc đấy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, Hà Nam đã tập trung phát triển các ngành công nghiệp mũi nhọn, tiến hành quy hoạch và xây dựng các KCN tập trung, thu hút các doanh nghiệp đầu tư sản xuất kinh doanh và hình thành lực lượng LĐN đông đảo ở các KCN. Những năm gần đây, Hà Nam đã trờ thành một trong những địa chỉ hấp dẫn nhất đối với các nhà đầu tư trong và ngoài nước.

2. Nhà nước ta và tinh Hà Nam nói riêng đã thực hiện được cơ bản các quyền đặc thù của LĐN ở các K.CN, bao gồm: Quyền bình đẳng về cơ hội làm việc, thu nhập, tiền lương, không bị phân biệt đối xử; Quyền được bảo đảm thời gian làm việc, nghỉ ngơi, chăm sóc sức khỏe, các quyền về thai sản và BHXH; bảo đảm điều kiện về cơ sở vật chất ở nơi làm việc phù hợp và phịng chống quấy rối tình dục. Tuy nhiên, việc thực thi chế độ chính sách pháp luật về LĐN tại các KCN còn nhiều bất cập, thiếu đồng bộ, hạn chế và chưa thực sự đi vào cuộc sống của CNLĐ. Nhiều doanh nghiệp đặt mục tiêu chính là lợi nhuận cho nên chủ doanh nghiệp vận dụng tối đa sức cùa NLĐ với mức phí thấp nhất (miễn không bị cấm bởi pháp luật để tạo ra sản phẩm) nên vẫn chưa thực hiện đúng các quy định của PLLĐ hoặc hoạt động mang tính hình thức, đổi phó, chưa đảm bảo lợi ích hài hịa giữa DN với NLĐ. Nhiều hoạt động mang tính hình thức, đối phó. Thực tiễn đó đã và đang đặt ra những yêu cầu về việc thúc đấy đảm bảo quyền của LĐN tại các K.CN trong thời gian tới.

Chương 3

PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY BÃO ĐẢM QUYÈN CỦA LAO ĐỘNG NỮ TẠI KHU CÔNG NGHIỆP

Một phần của tài liệu Bảo đảm quyền của lao động nữ tại các khu công nghiệp từ thực tiễn tỉnh hà nam (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 69 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)