Yếu tố ý thức pháp luật và văn hoá pháp lý

Một phần của tài liệu Bảo đảm quyền của phụ nữ trong tố tụng hôn nhân và gia đình tại toà án từ thực tiễn toà án nhân dân quận bắc từ liêm, thành phố hà nội (luận văn thạc sỹ luật học) (Trang 53 - 56)

Bảo đảm quyền của phụ nữ là trách nhiệm của toàn xã hội, trách nhiệm này xuất phát từ đặc điểm của phụ nữ, những người thuộc về phái yếu trong xã hội, nhóm người dễ bị tổn thương. Trong những năm gần đây Nhà nước và xã hội đã có những hành động cụ thể nhằm bảo vệ quyền của phụ nữ. Tuy nhiên tình trạng xâm phạm quyền của nhóm người yếu thế này vẫn diễn ra phổ biến. Thực trạng này là kết quả tất yếu của nhiều yếu tố.

Đầu tiên, phải kể đến trình độ văn hóa của chủ thể pháp luật. Đây là

yếu tố tác động trực tiếp đến việc thực hiện pháp luật về bảo vệ quyền cùa phụ nữ, là điều kiện đầu tiên, cơ bản để có những hành vi xử sự hợp pháp, với người có trình độ văn hóa cao họ sẽ dễ dàng hiếu biết pháp luật, nhận thức đúng pháp luật và dẫn đến việc thực hiện pháp luật nghiêm minh. Cịn với những người trình độ văn hóa thấp, điều đó sẽ ngược lại, thật khó khăn cho họ trong việc hiếu biết cũng như thực hiện pháp luật mà lại là pháp luật quy định về quyền và bảo vệ quyền của phụ nữ có thể chưa đầy đủ và phần nào đó cịn bị xem nhẹ; nhiều thói quen, phong tục, tập quán có hại cho phụ nữ chưa được quan tâm đấu tranh loại bỏ như đánh vợ hay dạy dỗ vợ là lẽ thường tình, chồng bào gì phải nghe theo răm rắp, vì ở nước ta đâu đó vẫn tồn tại nhiều tư tưởng trọng nam khinh nữ, suy nghĩ gia trưởng, áp đặt.

Thứ hai, xuât phát từ yêu tô tâm lý của các thành viên trong gia đình và

cộng đồng, đặc biệt ở nông thôn, việc ngược đãi, xâm hại, bạo lực, bóc lột đối với phụ nữ chưa được cộng đồng chủ động phát hiện sớm và báo cho các cơ

quan chức năng xử lý, can thiệp kịp thời vi họ khơng muốn có sự rắc rối liên quan đến họ hay nói cách khác là sự thờ ơ trước những hành vi trái pháp luật; chưa có thói quen giải quyết tranh chấp mâu thuẫn bằng con đường tư pháp, tâm lý e ngại phải hầu Tồ.

Thứ ba, có những ngun nhân thuộc về chính phụ nữ đó là xuất phát

từ đặc điềm tâm lý của phụ nữ, số ít khơng được trang bị kịp thời, thiếu kỳ năng sống cơ bản để thích nghi với đời sống kinh tế - xã hội có nhiều biến đối. Do đó chính bản thân họ khơng ý thức được về quyền của mình, khơng đóng vai trị chủ động trong quá trình giải quyết vụ việc ảnh hưởng trực tiếp đến quyền và lợi ích hợp pháp của minh.

Bên cạnh đó là ý thức pháp luật, trình độ, đạo đức của người tiến hành

tố tụng là yếu tố quan trọng trong việc đảm bảo quyền của phụ nữ, vừa trực tiếp, vừa gián tiếp. Qua hoạt động tố tụng vụ việc HNGĐ trực tiếp đảm bảo quyền của phụ nữ khi ly hơn tại tồ án. Trong quá trình giải quyết vụ việc HN&GĐ đã tuyên truyền pháp luật đến các đương sự là người chồng và người vợ. Nhưng cũng khơng thể khơng nói tới tình trạng trong những năm gần đây, ý thức pháp luật của một bộ phận người tiến hành tố tụng ngày càng giảm sút, biến chất, thối hóa trong khi thực hiện công vụ, không những không đãm bảo được quyền của phụ nữ nói riêng, quyền con người nói chung

mà còn mang lại hậu quả mất niềm tin ở nhân dân.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Sau khi nghiên cứu nhũng nội dung tại chương 1, luận văn rút ra một số kết luận sau:

Cơ sờ lý luận liên quan đến vấn đề đảm bảo một số quyền cơ bản, phổ biến của phụ nữ trong quá trình giải quyết vụ việc HN&GĐ tại Tòa án. Hệ thống các quy định này là cơ sở pháp lý cho hoạt động tố tụng của Tịa án trong q trình giải quyết các vụ việc HN&GĐ để đảm bảo được quyền của phụ nữ.

Việc đảm bảo quyền của phụ nữ trong tố tụng vụ việc HN&GĐ là hoạt động của Tịa án thơng qua chức năng xét xử, bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người và trên cơ sở cơ chế tố tụng, Tòa án tạo ra những điều kiện nhằm thực hiện và đảm bảo quyền của phụ nữ với tư cách là đương sự trong vụ án HN&GĐ.

CHƯƠNG 2

THựC TRẠNG BẢO ĐẢM QUN CỦA PHỤ NỮ

TRONG TĨ TỤNG HƠN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH TẠI TỒ ÁN NHÂN DÂN QUẬN BẮC TỪ LIÊM

Một phần của tài liệu Bảo đảm quyền của phụ nữ trong tố tụng hôn nhân và gia đình tại toà án từ thực tiễn toà án nhân dân quận bắc từ liêm, thành phố hà nội (luận văn thạc sỹ luật học) (Trang 53 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)