Nguyên nhân chủ quan

Một phần của tài liệu Bảo đảm quyền của phụ nữ trong tố tụng hôn nhân và gia đình tại toà án từ thực tiễn toà án nhân dân quận bắc từ liêm, thành phố hà nội (luận văn thạc sỹ luật học) (Trang 81 - 83)

2.3. Nguyên nhân cùa bất cập, hạn chế trong báo đảm quyền của phụ

2.3.1. Nguyên nhân chủ quan

Thứ nhất, công tác quản lý nhà nước về gia đình cịn nhiều biến động

(trước tháng 8/2007, cơng tác này được giao cho ủy ban Dân số, Gia đình và Trẻ em thực hiện và hiện nay, nhiệm vụ này được Chính phủ giao cho Bộ Văn hóa, Thế thao và Du lịch), ngồi ra nội dung về cơng tác gia đình thuộc thấm quyền của nhiều Bộ, ngành khác nhau. Do đó, việc triển khai cơng tác gia đình và triển khai thi hành Luật HN&GĐ năm 2014 còn chưa thực sự bài bản, hệ thống. Số lượng và năng lực cán bộ, công chức làm công tác chuyên trách về lĩnh vực HN&GĐ còn hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu. Việc nhận thức và áp dụng pháp luật HN&GĐ và các văn bản pháp luật khác có liên quan trong q trình giải quyết các quan hệ HN&GĐ chưa thống nhất, có nhiều cách tiếp cận khác nhau.

Thứ hai, công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về Luật

HN&GĐ đã được thực hiện ở nhiều Bộ, ngành, địa phương và tổ chức có liên quan, nhưng nhìn chung cơng tác này ờ các cấp chính quyền chưa sâu rộng, khơng thường xun, chưa kịp thời, hiệu quả còn thấp nên nhận thức về pháp luật HN&GĐ trong nhân dân còn chưa cao, dẫn đến việc chống đổi không chấp hành nghĩa vụ tố tụng của các đương sự trong các vụ án nói chung và vụ án HNGĐ nói riêng.

Thứ ba, trong công tác giải quyết các vụ việc HN&GĐ, đội ngũ cán bộ,

công chức của Tịa án nhân dân các cấp nhìn chung chưa đủ về số lượng, một

bộ phân cịn bât cập vê trình độ chun mơn, nghiệp vụ và năng lực cơng tác. Trong khi đó cơng tác đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng, tập huấn nghiệp vụ mặc dù đã được quan tâm nhưng vẫn chưa theo kịp yêu cầu của tình hình mới nên thẩm phán còn gặp nhiều khỏ khăn trong giải quyết các vụ việc HN&GĐ, dẫn tới chất lượng giải quyết nhiều vụ việc về HN&GĐ còn chưa cao.

Thứ tư, việc phát huy vai trò của các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền

trong phối hợp giải quyết các vụ việc về HN&GĐ hoặc trong công nhận, thực hiện và bảo vệ quyền về HN&GĐ của người dân còn nhiều bất cập. Các cơ quan, tổ chức có quyền về yêu cầu giải quyền các vụ việc về HN&GĐ ít thực hiện được vai trị của mình do thấm quyền đã thay đổi hoặc không phát huy hết năng lực của cơ quan, tổ chức. Một số cơ quan, chính quyền địa phương chưa phối hợp chặt chẽ, chưa quan tâm đúng mức đến cơng tác của Tịa án,đặc biệt

là việc cung cấp tài liệu, chứng cứ, công chúng, giám định, thẩm định, đo đạc đất đai của các cơ quan, tổ chức có liên quan khơng chính xác đã ảnh hưởng rất lớn đển chất lượng của công tác giải quyết các vụ việc về HN&GĐ.

Mặc dù các quy định của Luật HN&GĐ và các văn bẳn hướng dần đã khá đầy đủ và cụ thế, nhưng trong thực tiễn áp dụng các quy định của pháp

luật để giải quyết tranh chấp liên quan đến tài sản cùa vợ chồng trong vụ việc HN&GĐ trên cơ sở nguyên tắc đàm bảo quyền, lợi ích hợp pháp của vợ vẫn gặp nhiều khó khăn vướng mắc, gây lúng túng cho Thẩm phán áp dụng. Đặc biệt khi xem xét, đánh giá, giải quyết vấn đề phân chia tài sản khi ly hôn hoặc chia tài sản chung cùa vợ chồng trong thời kỳ hơn nhân có hoặc khơng có cơng sức đóng góp nhằm đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp tốt nhất cho người vợ cũng là một trong những khó khăn, thách thức lớn đối với Thẩm phán. Hơn nữa pháp luật quy định về công sức đỏng góp cũng như quy định về nguyên tắc bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người vợ nhiều khi chỉ mang tính định tính dễ dẫn đến cách hiểu, áp dụng khác nhau. Mặt khác các chứng

cứ trong nhiêu trường hợp không đây đủ, các bên cô ý che dâu chứng cứ bât lợi. Bên cạnh đó cịn một số ngun nhân do trình độ và năng lực của Thẩm phán còn hạn chế, sự yếu kém trong công tác tổ chức và áp dụng Luật HN&GĐ trong quá trình giải quyết tranh chấp liên quan đến tài sản của vợ chồng, công tác đào tạo, hướng dẫn chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ của ngành Tịa án chưa được chú trọng. Ngồi ra, sự phối hợp giữa các cơ quan chức năng chưa chặt chẽ làm ảnh hường đến quá trình giải quyết tranh chấp gặp khó khăn. Đồng thời phải kể đến là do nhận thức pháp luật về quyền sở hữu của các đương sự cịn hạn chế. Đó là một vài khó khăn điển hình đã làm ảnh hưởng đến nhận định cùa Thẩm phán, chất lượng giải quyết khi phân chia chưa cao, cịn tình trạng thời gian giải quyết kéo dài, án bị sửa do phần nào khơng đảm bảo được quyền, lợi ích hợp pháp của phụ nữ.

Một phần của tài liệu Bảo đảm quyền của phụ nữ trong tố tụng hôn nhân và gia đình tại toà án từ thực tiễn toà án nhân dân quận bắc từ liêm, thành phố hà nội (luận văn thạc sỹ luật học) (Trang 81 - 83)