Giải pháp hoàn thiện pháp luật

Một phần của tài liệu Bảo đảm quyền của phụ nữ trong tố tụng hôn nhân và gia đình tại toà án từ thực tiễn toà án nhân dân quận bắc từ liêm, thành phố hà nội (luận văn thạc sỹ luật học) (Trang 87)

Thơng qua phân tích những quy định của pháp luật về bảo vệ quyền lợi của phụ nữ trong tố tụng vụ việc HNGĐ tại Toà án nhân dân quận Bắc Từ Liêm và thực tiễn áp dụng đã nêu trên, pháp luật về bào vệ quyền lợi của phụ nữ cần được bổ sung và hoàn thiện hơn. Trong giới hạn phạm vi của vấn đề nghiên cứu, tác giả đưa ra một số kiến nghị nham góp phần đảm bảo tốt hơn cho việc bảo vệ

quyền lợi của phụ nữ trong tố tụng vụ việc HN&GĐ. Cụ thể như sau:

- Sửa đổi, bổ sung quy định về đại diện giữa vợ và chồng cho phù hợp với thực tiễn, hạn chế các nguy cơ vô hiệu của giao dịch;

- Sửa đồi, bổ sung các quy định về đăng ký tài sản thuộc sở hữu chung của vợ chồng và các quy định khác về quyền sở hữu của vợ chồng đế đảm bảo sự minh bạch, công khai đối với các giao dịch liên quan đến tài sản trong hơn nhân góp phần bảo vệ lợi ích của gia đình, quyền, lợi ích của người thứ ba ngay tình.

- Vê bảo vệ quyên tự do li hôn của người phụ nữ

Thứ nhất, trong trường hợp yêu cầu ly hôn xuất phát từ một bên theo

quy định tại Điều 56 Luật HN&GĐ năm 2014 [13, Điều 56], pháp luật cần nêu rõ cụ thể như thế nào là vi phạm nghiêm trọng quyền và nghĩa vụ của vợ chồng để đảm bảo quyền lợi cho người vợ.

Thứ hai, cần quy định bổ sung xem xét các trường hợp người vợ bị tâm

thần hoặc bị bệnh khác mà không nhận thức, làm chủ được hành vi của minh đồng thời người chồng khơng có hành vi bạo lực với người vợ nhưng có hành vi tẩu tán, chiếm đoạt tài sản cùa người vợ. Trong trường hợp này pháp luật chưa có quy định cụ thể để đảm bảo quyền lợi cho người vợ.

Thứ ba, quy định tại Điều 51 Luật HN&GĐ năm 2014 [13, Điều 51]

cần phải có những hướng dần bổ sung quy định làm rõ các trường hợp sau: Nếu người chồng khơng có hành vi bạo lực gia đình mà có hành vi tẩu tán, chiếm đoạt tài sản của người vợ thì cha, mẹ, người thân thích cũng được quyền thay mặt người vợ yêu cầu ly hôn.

- về báo vệ quyền làm mẹ của người vợ khi ly hôn

Một là, để bào vệ quyền làm mẹ của người vợ thì pháp luật đã hạn chế

quyền ly hôn của người chồng trong một số trường hợp. Nhưng cần xem xét một số trường hợp sau để thuận tiện trong việc thực thi pháp luật. Truông hợp người chồng biết rõ và có chứng cứ khắng định người vợ đang mang thai không phải là con chung của hai người thì cần quy định để người chồng được quyền ly hôn. Trường hợp người vợ nhận nuôi con riêng và con nuôi dưới 12 tháng tuổi, pháp luật nên cho phép người chồng có quyền ly hơn để đảm bảo cuộc sống ổn định của vợ, chồng.

Hai là, pháp luật cần quy định người vợ bị tâm thần, bị bệnh khác mà

không nhận thức, làm chủ được hành vi của mình cần có người đại diện hoặc giám hộ để chăm sóc, quản lý tài sản sau khi ly hôn theo quy định tại Điều 51

Luật HN&GĐ năm 2014.

- Ké bảo vệ quyên sở hữu tài sản của người vợ khi ly hôn

Một là, pháp luật ghi nhận sau khi kết hơn thì quyền sừ dụng đất mà vợ

chồng có được là tài sản chung của vợ chồng. Tuy nhiên, đế đảm bảo hơn nữa thì ngồi pháp luật HN&GĐ thì các quy định pháp luật khác về đăng ký,về chuyển nhượng quyền sử dụng đất cần có quy định chặt chẽ hơn, phù hợp để đảm bảo quyền sử dụng đất của người vợ.

Hai là, quyền sở hữu tài sản của người vợ trong tài sản chung đưa vào

sản xuất kinh doanh cần có quy định cụ thể hơn trong các trường hợp tài sản chung của vợ chồng là các tài sản vơ hình, các quyền tài sàn, quyền sở hữu trí tuệ được đưa vào sản xuất, kinh doanh. Việc phân định tài sản này cho các bên

sau khi ly hơn cịn nhiều bất cập chưa đáp ứng được so với thực tiễn đặt ra.

Ba là, việc vợ chồng lựa chọn chế độ tài sản theo thởa thuận cần được y • • • • • • <

quy định cụ thể hơn. cần phải cho phép vợ chồng lựa chọn chế độ tài sản theo thỏa thuận ngay cả khi vợ chồng đã kết hơn thì mới đảm bảo quyền nhân thân về tài sản của vợ chồng cũng như đáp ứng yêu cầu của thực tiễn. Pháp luật cần định cụ thể về việc thỏa thuận trong nội dung thỏa thuận về tài sản quy của vợ chồng. Lựa chọn chế độ tài sản theo thỏa thuận tức là về nguyên tắc là không cần sử dụng đến quy định của pháp luật khi phân chia tài sản sau ly hôn. Do vậy, cần quy định cụ thể sau khi ly hôn người vợ, người chồng được hường phần tài săn như thế nào trong khối tài sản chung và được hưởng thế nào trong khối tài sản riêng của bên kia.

- về bảo vệ quyền lưu cư ở của người vợ khi ly hôn

Một là, pháp luật cần quy định cụ thể hóa quyền lưu cư cho người vợ.

về mặt quy định pháp luật người vợ có quyền lưu cư nhưng nếu người chồng khơng có nghĩa vụ cho người vợ được lưu cư thì rất khó có thể thực hiện

quyền này của người vợ. pháp luật cũng chưa dự phòng được những trường hợp thực tế nếu người vợ được quyền lưu cư lại trong nhà của người chồng

nhưng người chơng có hành vi cản trở việc thực hiện quyên, có hành vi gây khó khăn trở ngại cho người vợ như cắt điện, cắt nước sinh hoạt, có hành vi chửi bởi, mắng đuổi người vợ trong thời gian lưu cư thì pháp luật HN&GĐ chưa quy định được chế tải cụ thể để bảo vệ quyền lợi cho người vợ.

Hai là, việc phân chia nhà ở của vợ chồng khi nhà ở là tài sản của

người khác cũng chưa có quy định cụ thể nhằm bảo vệ quyền lợi cho người vợ. Pháp luật cần bổ sung thêm quy định bảo vệ sự ổn định về nơi ở của người vợ khi ly hôn trong trường hợp này. Đặt trong bối cảnh cụ thể người vợ khi ni con nhỏ rất khó khăn trong trường hợp ổn định nơi ở và nếu sau khi

ly hơn người chồng có những hành vi gây trở ngại cho người vợ thì sẽ ảnh hưởng, đảo lộn cuộc sống của người vợ. Do đó, cần bổ sung thêm quy định về trường hợp này.

- về bảo vệ quyền được cấp dưỡng của người vợ. Pháp luật quy định

người chồng cỏ nghĩa vụ cấp dưỡng cho người vợ sau khi ly hôn nếu người vợ khó khăn, túng thiếu và có lý do chính đáng. Neu người chồng khơng thực hiện việc cấp dưỡng thì theo quy định người vợ có được quyền yêu cầu Tòa án buộc người chồng phải thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng hay không? Đế đảm bảo tốt hơn cho quyền lợi cùa người vợ thì pháp luật về tổ tụng cần quy những trường hợp này phải được thực hiện trong thời gian tố tụng ngắn nhất và nhanh nhất đồng thời phải trải qua thủ tục tố tụng đơn giản nhất. Thêm vào đó phải bổ sung khái niệm thế nào là khó khăn, túng thiếu.

•_1. ĩ__ ___ Ậ 2 0 _ 1__'L _ À. 1 _ _ 1 _ Ậ__1__** 1 . •

3*2. Giải pháp vê tơ chức, thê chê và xã hội

Hồn thiện những quy định của pháp luật hiện hành là giải pháp cần thiết, tạo cơ sở pháp lý cho việc đảm bảo quyền lợi cùa người phụ nữ. Tuy nhiên, để đưa những quy định này vào thực tiễn góp phàn nâng cao hiệu quả bão vệ quyền của phụ nữ là một chặng đường dài, địi hỏi những giải pháp có tính đồng bộ, huy động sự tham gia tích cực của tồn xã hội. Đe nâng cao

hiệu quả áp dụng pháp luật quy định vê bảo vệ quyên lợi của phụ nữ trong tô tụng vụ việc HN&GĐ, theo tác giã, cần thực hiện những biện pháp sau:

- Giải pháp nhằm nâng cao chất lượng dãn trí. Nhà nước cần chú trọng

đầu tư, nâng cao trình độ dân trí cho đồng bảo dân tộc thiếu số, các vùng nơng thơn, hải đảo, miền núi, các vùng có điều kiện kinh tế khó khăn. Việc nâng cao trình độ dân trí đồng nghĩa với việc người dân có khả năng tiếp cận thông tin một cách dễ dàng hơn. Từ đây góp phần cải tạo tư duy theo lối mới ở những người lạc hậu bảo thù. Đồng thời có sự phối hợp giữa gia đình, nhà trường, các đoàn thể xã hội để đào tạo giáo dục, định hướng cho thanh thiếu niên về HN&GĐ ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường.

- Giải pháp về tuyên truyền, phổ biến pháp luật. Tuyên truyền, giáo dục

pháp luật là giải pháp nhằm mục đích nâng cao trình độ hiểu biết pháp luật của người dân nói chung, người phụ nữ nói riêng để họ chủ động, tích cực bảo vệ quyền của mình và dũng cảm đấu tranh khi các lợi ích của mình bị xâm phạm. Để việc tuyên truyền, phố biến pháp luật về bảo vệ quyền lợi của phụ nữ trong quan hệ HN&GĐ đạt hiệu quả, các cơ quan chức năng ở địa phương, Sở Tư pháp cần phổi hợp chặt chẽ với các đoàn thế xã hội trong việc đấy mạnh tuyên truyền, phổ biến chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước để bảo vệ quyền lợi của phụ nữ trong quan hệ HN&GĐ nói chung; pháp luật về bình đẳng giới, pháp luật về bảo vệ quyền lợi, danh dự, nhân phẩm của phụ nừ tại các địa bàn dân cư bằng nhiều hình thức và phương tiện khác nhau như mở lớp tuyên truyền, phố biến giáo dục pháp luật, tổ chức các cuộc thi về tìm hiểu Luật HN&GĐ, Luật bình đẳng giới; Luật phịng chống bạo lực gia đình; phát hành tờ rơi, thơng tin trên báo đài và các phương tiện truyền thông khác theo quy định của pháp luật ... Bên cạnh việc nâng cao hiểu biết pháp luật càn tăng cường nhận thức cho người dân, đặc biệt là chị em phụ nữ ở nông thôn, vùng sâu, vùng xa về thực trạng tảo hơn, chung sống như vợ chồng khơng có đăng

ký kêt hơn; đưa ra các ví dụ điên hình vê sơ phận của nhũng người phụ nữ bât hạnh khi ly hơn ... Từ đó, góp phần thay đổi quan điểm của chị em phụ nữ và nâng cao ý thức bảo vệ mình trong quan hệ HN&GĐ.

- Giải pháp đổi với hoạt động của các cơ quan chuyên mơn và các tơ chức đồn thê cỏ liên quan trong việc bảo vệ quyền lợi của người phụ nữ trong quan hệ hơn nhân vả gia đình. Bảo vệ quyền của phụ nữ trong quan hệ

HN&GĐ đòi hỏi sự phối hợp chặt chẽ của nhiều cơ quan, tổ chức có thẩm quyền: Đối với các cơ quan quản lý hộ tịch, việc nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ Tư pháp - Những người trực tiếp thực thi và áp dụng pháp luật về kết hơn cần phải được chú ý. Vì thế, Bộ Tư pháp, Sở Tư pháp địa phương cần thường xuyên tổ chức các buổi tập huấn nghiệp vụ, trao đổi kinh nghiệm, đảm báo cán bộ Tư pháp có trình độ chuyên môn đe đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của cơng tác quản lý hộ tịch, góp phần quản lý chặt chẽ, hạn chế những hành vi vi phạm pháp luật xâm hại tới quyền lợi của phụ nữ trong quan hệ HN&GĐ. Ngành Tịa án nhân dân có vai trị quan trọng trong việc tn thủ, chấp hành các quy định của pháp luật HN&GĐ trong thực hiện, bảo về các quyền về HN&GĐ của người dân. Ngành Tịa án cần tích cực thực hiện cơng tác triển khai thi hành Luật HN&GĐ năm 2014. Bên cạnh việc tham gia ban hành các văn bản hướng dẫn thi hành Luật HN&GĐ năm 2014, Tòa án nhân dân tối cao cần phải tiến hành nhiều hoạt động tập huấn nâng cao nghiệp vụ giải quyết các vụ việc dân sự nói chung, vụ việc về HN&GĐ nói riêng để hạn chế ban hành những bản án, quyết định thiếu rõ ràng, có sai sót hoặc khó thi hành ... Trong thời gian qua, ngành Kiểm sát nhân dân đã đóng vai trị tích cực trong việc kiểm sát việc tuân theo pháp luật HN&GĐ trong tố tụng dân sự, thực hiện các quyền yêu cầu, kiến nghị, kháng nghị theo quy định của pháp luật nhằm bảo đảm việc giải quyết vụ việc về HN&GĐ kịp thời, đúng pháp luật. Đồng thời, ngành Kiểm sát thông qua công

tác kiêm sát điêu tra và thực hành quyên công tơ đã góp phân quan trọng trong việc xử lý kịp thời các hành vi xâm phạm chế độ HN&GĐ, báo đăm pháp chế xã hội chủ nghĩa, quyền, lợi ích chính đáng của người dân được tôn trọng và bảo vệ. Để thực hiện tốt chức năng kiểm sát các hoạt động tư pháp trong lĩnh vực HN&GĐ, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao cần tổ chức nhiều đợt tập huấn cho Viện Kiểm sát nhân dân các cấp những nội dung cơ bản, những điểm mới cùa Luật HN&GĐ năm 2014 và nghị định hướng dần áp dụng một số quy định cùa Luật HN&GĐ; đảm bảo cho đội ngũ cán bộ, Kiểm sát viên nắm vững những quy định của pháp luật trong lĩnh vực HN&GĐ để áp dụng cho phù hợp trong quá trình thực hiện chức năng kiểm sát. Ngoài ra, Viện Kiếm sát nhân dân tối cao cần chú trọng tập hợp các vướng mắc trong quá trình thực hiện Luật HN&GĐ năm 2014, xây dựng các thông báo rút kinh nghiệm trong nhận thức, áp dụng pháp luật cho Viện Kiểm sát địa phương. Cần chỉ đạo hướng dẫn tập trung, đồng bộ của Viện kiểm sát nhân dân tối cao cùng với sự tích cực nghiên cửu, tìm hiểu để vận dụng của cán bộ tồn ngành góp phần làm cho ngành Kiềm sát hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

Bên cạnh các giải pháp chính nêu trên, cịn có những giải pháp khác có thể đỏng góp trong việc đảm bảo quyền của phụ nữ:

- Hoàn thiện hệ thống chính sách về bình đẳng giới, thực hiện vấn đề lồng ghép bình đẳng giới trong HN&GĐ trong các chính sách, pháp luật, chương trình, chiến lược;

- Phát triển các hệ thống dịch vụ có chất lượng, hiệu quả để hồ trợ cho phụ nữ và nam giới tiếp cận và thực hiện được các quyền của mình trong HN&GĐ;

- Có cơ chế huy động nguồn lực từ xã hội và ngân sách của Nhà nước cho việc thực thi bảo vệ quyền lợi của người phụ nữ trong quan hệ trong HN&GĐ;

- Tăng cường các nghiên cứu liên quan đến bình đẳng giới nói chung, trong việc bảo vệ quyền lợi của người phụ nữ trong quan hệ HN&GĐ nói

riêng nhăm cung câp cơ sở khoa học vững chăc cho việc hoạch định và thực thi chính sách, pháp luật về vấn đề này trong HN&GĐ;

- Đẩy mạnh hợp tác quốc tế đa phương, song phương và phi Chính phủ, nâng cao hiệu quả hội nhập đế người dân có nhiều cơ hội hơn trong tiếp cận các quyền về HN&GĐ nói chung và bình đắng giới nói riêng;

- Nâng cao năng lực, thể chế phục vụ công tác băo vệ quyền lợi của người phụ nữ trong quan hệ HN&GĐ. Tăng cường sự chỉ đạo và kiếm tra của các cấp ủy Đảng, chính quyền đối với cơng tác bình đẳng giới nói chung, trong

HN&GĐ nói riêng nhằm tạo sự thống nhất cả về nhận thức và hành động trong triển khai, thực hiện các mục tiêu về bình đẳng giới trong HN&GĐ.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Sau khi nghiên cứu các nội dung tại chương 3, tác giả luận văn rút ra một số kết luận:

Trên cơ sở kết quả nghiên cứu lý luận và thực tiễn bảo đăm quyền của phụ nữ trong tổ tụng vụ việc HNGĐ, chương 3 của luận văn đã đưa ra các nhóm giải pháp cụ như: Giải pháp hoàn thiện pháp luật và giải pháp về hoàn thiện tổ chức, thể chế và xã hội ... Để bảo đăm quyền phụ nữ trong tố tụng vụ

Một phần của tài liệu Bảo đảm quyền của phụ nữ trong tố tụng hôn nhân và gia đình tại toà án từ thực tiễn toà án nhân dân quận bắc từ liêm, thành phố hà nội (luận văn thạc sỹ luật học) (Trang 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)