2.1. Thực trạng
2.1.3. Thực trạng xâm hại quyền của trẻ em được chăm sóc thay thế
Trường hợp thứ nhất: Cán bộ tại Trung tâm Hỗ trợ xã hội TP. Hồ Chí Minh
dâm ơ nhiều bé gái [34].
Như Tuổi Trẻ Online thơng tin, có nhiều bé gái ở Trung tâm Hồ trợ xã hội tố cáo bị xâm hại tình dục. Cụ thể, trong quá trình hỗ trợ tâm lý cho N.N.K.N. (14
tuổi) cho thấy em có dấu hiệu bất ổn về tâm sinh lý N. trình bày khi ở Trung tâm Hỗ
trợ xã hội, em và nhiều trẻ khác đã bị ông D., làm ở bộ phận tiếp nhận hồ sơ, dâm ơ nhiều lần. Ngồi N., cịn có các em L.T.K.T. (15 tuổi) bị dâm ô, em T.B.N. (12 tuổi)
bị người này dụ dỗ. Hành vi dâm ơ có sự chứng kiến của các em L.T.B.N. (10 tuổi)
và L.T.N.T. (8 tuổi). Ịng D. cũng có hành vi dâm ơ với em H.T.K.D. và Đ.T.K.A. (hai trẻ này đã hồi gia). Theo lời khai của các em, ông D. đã sờ và bóp ngực, yêu cầu các em cởi áo quần, sờ vào bộ phận sinh dục của ông này. Sau khi thực hiện
hành vi, ông D. cho các em hút thuốc lá, uống nước ngọt, cho nước sôi nấu mì tơm
ăn và cịn hứa hẹn sẽ sửa hồ sơ cho các em sớm hồi gia hoặc sớm "đi trường". Ngày
14-11, bé H.T.K.D. và bé Đ.T.K.A. đã có đơn tố cáo gửi báo chí và cơ quan chức năng tố cáo hành vi xâm hại tình dục của ông D.
Trường hợp thứ hai: Nhân viên Trung tâm Bảo trợ xã hội ở Bình Dương xâm hại tĩnh dục, hiếp dâm trẻ được háo trợ [36].
Vụ việc em H. (sinh 28/11/2001) tố cáo một nhân viên cùa Trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh Bình Dương có hành vi xâm hại tình dục, hiếp dâm em H. trong thời gian em ở trung tâm. Theo nội dung tố cáo, khoảng giữa năm 2017, em H. bị đưa
vào Trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh Bình Dương. Trong quá trình sinh sống ở trung
tâm, em H. đã bị một nhân viên của trung tâm có hành vi xâm hại, hiếp dâm. Khi
em H. chống cự và phản kháng thì bị nhân viên này đánh. Theo em H., em bị nhân
viên này có hành vi xâm hại, hiếp dâm nhiều lần trong khoảng thời gian em ở trung
tâm (từ năm 2017 đến năm 2019). Đến năm 2019, em H. được chuyển về Trung tâm
Hỗ trợ xã hội Thành phố Hồ Chí Minh trên đường Nơ Trang Long, phường 13, quận Bình Thạnh.
Tại đây, em H. có những biểu hiện tâm lý bất thường. Qua cơng tác chia sẻ,
tìm hiểu, bước đầu phía Trung tâm Hồ trợ xã hội Thành phố Hồ Chí Minh nhận định em H. bị sốc tâm lý nặng do bị hãm hiếp nhiều lần trong thời gian ở Trung tâm
Bảo trợ xã hội tỉnh Bình Dương. Đến ngày 24/11/2019, em H. đã làm đơn tố cáo gứi đến Cơng an phường 13, quận Bình Thạnh, Thành phố Hồ Chí Minh.
Trường hợp thứ ha: Cà Mau điều tra vụ xâm hại tĩnh dục nhiều trẻ em tại
trung tâm háo trợ xã hội [31].
Trước đó, ngày 31 tháng 05, Bệnh viện đa khoa tỉnh Cà Mau tiếp nhận một thanh niên ngất xỉu tại hành lang của bệnh viện nên đưa vào điều trị cấp cứu, được
chấn đoán hen phế quản bội nhiễm. Người này khai tên Wang Yuan (15 tuổi, người Đài Loan), không người thân; sau đó được đưa vào Trung tâm bảo trợ xã hội tỉnh
Cà Mau theo “diện bảo vệ khẩn cấp”.
Theo thông tin ban đầu, một cán bộ của Trung tâm này tố cáo kẻ tự nhận là
Wang Yuan trong quá trình sống ở trung tâm bảo trợ đã có hành vi hiếp dâm nhiều
trẻ em từ 8 đến 15 tuổi. Kẻ này đã nhiều lần thực hiện hành vi xâm hại tình dục đốiJ 9 9 • •
với em N.V.L, N.V.N, T.V.T.G ở nhà tắm và phòng ở nam của Trung tâm. Trung tâm bảo trợ xã hội tỉnh Cà Mau đã bàn giao người này cho cơ quan công an xác minh, điều tra. Công an tỉnh Cà Mau xác định Wang Yuan là Phạm Chí Cường.
Trường hợp thử tư: Mẹ bạo hành con ni vì khơng hợp tỉ [301
Do hiếm muộn, bà Nguyễn Thị H (trú tại phường Cam Giá, Thành phố Thái
Nguyên) đã xin một bé gái 6 tuổi về nuôi nấng. Tuy nhiên, trong một lần đi xem bói, nghe “thầy” phán cháu không hợp tuổi nên người mẹ nuôi này đã lạnh nhạt
với cháu bé. Từ ngày đó, cháu N phải làm tất cả mọi công việc ở nhà, từ chăn bò,
nấu cơm, dọn dẹp ... Neu N làm khơng tốt thì bà H đánh đập khơng thương tiếc.
Trận đánh nặng nhất khiến cháu N phải nhập viện là vào ngày 2/4/2016. Trước đó, vì q đói nên cháu N lờ lấy 10.000 đồng của bà H đi mua xôi ăn. Khi phát hiện ra, bà H đã dùng một cây gậy lớn đánh vào mu bàn chân phải của cháu. Cú đánh mạnh, khiến cho ngón chân áp út bị gãy. Mặc dù bị đánh rất đau nhưng cháu N
vẫn phải đi làm những công việc thường ngày. Là người trực tiếp điều trị cho bé
N, bác sỹ Tô Hừu Khôi - Khoa Ngoại (Bệnh viện Gang Thép Thái Nguyên) cho
biết: “Khoảng 17h30 ngày 7/4 cháu N được một người đưa vào cấp cứu với tình trạng hoảng loạn. Sau khi thăm khám chúng tôi được biết cháu đau đầu, đau ngực,
cơ thể xuất hiện nhiều vết bầm tím. Tại bàn chân bên phải bị gãy một xương đốt bàn thứ 5. Cháu N cho biết: “Mẹ H không cho con ăn cơm, đi chăn bị thì trưa khơng được về, lúc nào con cũng đói. Mồi lần khơng vừa ý là mẹ lại đánh con. Mẹ cịn cấm con khơng được nhận hay ăn đồ ăn của người khác cho, nếu con ăn mà bị
nhìn thấy thì mẹ đánh đau lắm”.
Thơng qua các ví dụ nêu trên để thấy nguy cơ trẻ em bị xâm hại về cả thể xác lẫn tinh thần có thể xảy ra bất cứ lúc nào trong môi trường sống được xem là tốt nhất cho trẻ. Trẻ em có thề bị xâm hại bởi ngay chính người thân thích, cha mẹ ni, cán bộ trung tâm bảo trợ và bởi chính đứa trẻ khác tại trung tâm bảo trợ mà trẻ đang sống. Khi các em không được hoặc không thể sống cùng bố mẹ mà được chăm sóc thay thế bởi các cá nhân, gia đình hoặc tại các cơ sở trợ giúp xã hội, trẻ em phải đối mặt với nguy cơ bị xâm hại, từ việc chịu sự mắng chửi, tới không được đảm bảo
về các điều kiện sinh hoạt ăn uống, học tập, bị bạo hành và nguy cơ bị xâm hại tình
dục rất cao. Các nghiên cứu và thống kê cho thấy các nạn nhân bị xâm hại sẽ chịu
ảnh hưởng kéo dài suốt cuộc đời. Các vụ xâm hại thân thế nghiêm trọng có thể dẫn
đến khuyết tật, tử vong. Riêng về hậu quả của xâm hại tình dục là rất sâu sắc, ảnh hưởng đến thể chất và tình thần cùa trẻ lẫn người thân, gây hoang mang cho cộng
đồng. Điều đáng chú ý là ngay tại thời điềm trẻ bị xâm hại lại khơng dám tố cáo để địi lại quyền lợi cho mình, để chấm dứt tình trạng xâm hại đặc biệt là xâm hại về tình dục. Thơng thường các vụ xâm hại được tố cáo bởi những người xung quanh
nơi trẻ em được chăm sóc thay thế hoặc do sau một thời gian trẻ chịu sự xâm hại đà
có biểu hiện bất thường, khi bị tra hỏi trẻ mới khai báo và tố cáo thủ phạm. Nguyên
nhân trẻ em bị xâm hại nhưng không được tố giác kịp thời:
- Trước hết là nguyên nhân xuất phát từ phía nạn nhân'. Nạn nhân bị xâm hại
là trẻ em vẫn chưa phát triển đầy đủ về nhận thức và năng lực hành vi của bản thân,
và đặc biệt đối với tội phạm xâm hại tình dục thì khả năng chống cự, phịng vệ của trẻ em cịn hạn chế. Bên cạnh đó trẻ vì sợ ảnh hưởng tới cuộc sống nên khơng thể tố
giác bởi chính những kẻ xâm hại đang chăm sóc trực tiếp cuộc sống hằng ngày cho trẻ, sợ bị người khác nghĩ xấu, xa lánh nếu như biết trẻ bị xâm hại tình dục, do đó
trẻ chọn im lặng và chịu sự xâm hại trong thời gian dài.
- Từ phía thủ phạm'. Tất cả những thủ phạm xâm hại trẻ em đều có hành vi đe
dọa trẻ, dùng vũ lực khiến trẻ bất an, sợ hãi và không dám tố giác tội phạm, chỉ khi
có sự vào cuộc của các cơ quan điều tra, báo chí và sự lên án của cộng đồng những kẻ bạo hành mới phải chịu trách nhiệm trước pháp luật.
- Ngồi ra cịn một ngun nhân khách quan đến từ công tác thanh tra, kiểm tra định kỳ đối với trẻ em được chăm sóc thay thế tại các gia đình, cơ sờ trợ giúp xã hội. Do chưa có quy định chặt chẽ về quy trình thanh tra kiểm tra, tiêu chí đánh giá
phù hợp cũng như chế tài xử lý vi phạm chưa nghiêm đối với các cá nhân có hành
vi xâm hại trẻ dẫn tới nhóm tội phạm này vẫn cịn diễn ra trong suốt thời gian qua.
Bên cạnh vấn đề xâm hại trẻ em được chăm sóc thay thế, những người chăm sóc thay thế còn lợi dụng trẻ để tư lợi, chiếm tiền trợ cấp từ nhà nước, tiền từ thiện từ các nhà hảo tâm, nhiều cơ sở bảo trợ xã hội thu chi khơng rõ ràng, khơng đúng mục đích khơng đúng đối tượng. Ví dụ như vụ việc VTC News đã đưa tin: Các cán
bộ của Trung tâm bảo trợ trẻ tàn tật, mô côi Thị Nghè (Thành phơ Hơ Chí Minh) được chia 760 triệu đồng từ khoản tiền để ngồi sổ sách kế tốn. Theo kết quả thanh
tra ban đầu xác định có việc để ngồi sổ sấch kế tốn với tổng giá trị quy đổi của
các loại hàng hóa được tài trợ, từ thiện là hơn 1,1 tỷ đồng, số tiền này đã chia cho cán bộ, nhân viên của Trung tâm Thị Nghè là hơn 760 triệu đồng (gồm nàm 2018 là
gần 720 triệu đồng và 4 tháng đầu nám 2019 là 41 triệu đồng) [33].
Cụ thể hóa Hiến pháp năm 2013, Luật Trẻ em năm 2016 quy định các hành vi bị nghiêm cấm tại điều 6, trong đó nghiêm cấm hành vi lợi dụng việc nhận chăm
sóc thay thế trẻ em để xâm hại trẻ em; lợi dụng chế độ, chính sách của Nhà nước và sự hỗ trợ, giúp đờ của tố chức, cá nhân dành cho trẻ em để trục lợi. Tuy nhiên, khung pháp lý cũng như thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực chăm
sóc thay thế chưa rõ ràng, cụ thể, cũng như chưa có văn bản dưới luật chính thức
quy định vấn đề xử phạt vi phạm hành chính về bảo trợ, cúu trợ xã hội và bảo vệ, chăm sóc trẻ em nói chung và chăm sóc thay thế cho trẻ em nói riêng kể từ khi Luật trẻ em năm 2016 được ban hành. Do đó, vấn đề cấp thiết là cần hồn thiện dự thảo
“quy định xử phạt vi phạm hành chính về bảo trợ, cứu trợ xã hội và bảo vệ, chăm sóc trẻ em” và ban hành văn bản quy phạm sớm nhất có thế đề đảm bảo sự thống nhất giữa hệ thống pháp luật, tạo nền tảng pháp lý để quyền được chăm sóc thay thế của trẻ em được thực hiện tốt nhất, kịp thời phát hiện và xử lý sai phạm.