Quan điểm chung

Một phần của tài liệu Bảo đảm quyền của trẻ em được chăm sóc thay thế ở việt nam hiện nay (luận văn thạc sỹ luật học) (Trang 66 - 70)

3.1.1. Thực hiện pháp luật về quyền của trẻ em được chăm sóc thay thế dựa trên sự đảm bảo các quyền con người và quyền trẻ em dựa trên sự đảm bảo các quyền con người và quyền trẻ em

Bảo đảm quyền của trẻ em được chăm sóc thay thế không chỉ nhàm đáp

ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội mà còn bảo đảm cho trẻ em có được mơi trường chăm sóc thay thế an tồn, phù hợp vì sự phát triển của trẻ. Quyền trẻ em được chăm sóc thay thế khi được bảo đảm trong thực tiễn là động lực cho sự phát triến kinh tế xã hội và tạo tiền đề cho sự phát triển con người một cách toàn diện

cho thế hệ chủ nhân tương lai của đất nước. Chỉ khi quyền được chăm sóc thay thế

của trẻ em được bảo đảm trong thực tiễn thì khi đó các quyền trẻ em khác mới được đảm bảo, như quyền được học tập, được vui chơi giải trí, được tham gia các hoạt động văn hóa nghệ thuật, được tiếp cận thơng tin, được tự do tư tưởng, tín ngưỡng và tôn giáo, được tôn trọng không bị kỳ thị, phân biệt đối xử ... Do đó,

muốn phát triển kinh tế - xã hội thì điều quan trọng là phải phát triển nguồn lực

con người, trong đó có trẻ em trên cơ sở các chính sách về kinh tế, cách thức quản

lý kinh tể được đưa ra một cách khoa học và có khả thi. Chiến lược phát triến kinh tế xã hội 10 năm giai đoạn 2021 - 2030 về vấn đề Phát triển vãn hóa, xã hội, thực hiện tiến bộ và cơng bằng xã hội; không ngừng nâng cao đời sống vật chất, tinh

thần của nhân dân có nội dung:

Tiếp tục thực hiện tốt chính sách an sinh xã hội, nhất là cho những người

yếu thế, người nghèo. Đổi mới cách tiếp cận, tăng cường phối hợp, lồng ghép, ưu tiên nguồn lực, đẩy mạnh xã hội hóa trong lĩnh vực trợ giúp xã hội. Phát triến và đa dạng hóa các dịch vụ trợ giúp xã hội chuyên nghiệp. Thực hiện đồng bộ và toàn diện các giải pháp phát triển thanh niên, bình

đẳng giới và vì sự tiến bộ của phụ nữ. Giảm dần khoảng cách giới trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội và gia đình. Thực hiện đầy

đủ quyên trẻ em, tạo môi trường lành mạnh, thuận lợi đê trẻ em được

phát triển tồn diện về thể chất, trí tuệ, tinh thần, đạo đức và mối quan hệ xã hội. Tăng cường giáo dục kiến thức, kỹ năng bảo vệ trẻ em, kiểm sốt

tình hình tai nạn, bạo lực, xâm hại trẻ em [10].

Đi đôi với việc bảo đảm quyền con người và quyền trẻ em là quá trình giáo

dục, tuyên truyền, phổ biến pháp luật. Giáo dục về quyền con người cho trẻ em là

một bộ phận cấu thành của hệ thống giáo dục pháp luật cho trẻ em. Giáo dục quyền con người là một trong những nội dung quan trọng của giáo dục toàn diện đặc biệt đối với thế hệ trẻ, do đó trẻ em nếu được tiếp cận quyền con người một cách khoa

học, phù hợp được lồng ghép thông qua các bài học, các buồi ngoại khóa ở trường

từ tiểu học đến trung học sẽ tạo nền tảng vừng chắc cho trẻ để tự bảo vệ các quyền con người của mình mà trước hết đó là các quyền trẻ em. Chính sách nhất quán của Nhà nước là tôn trọng các quyền con người, coi con người là động lực, mục tiêu của

mọi chính sách phát triển vì vậy giáo dục quyền con người có vai trò đặc biệt quan

trọng trong sự nghiệp xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

3.1.2. Thực hiện pháp luật quyền của trẻ em được chăm sóc thay thế phù họp với điều kiện cụ thế của Việt Nam và các cam kết quốc tế mà Việt Nam đã họp với điều kiện cụ thế của Việt Nam và các cam kết quốc tế mà Việt Nam đã tham gia, ký kết hoặc phê chuẩn

Với chủ trương ’’Việt Nam sẵn sàng là bạn, là đối tác tin cậy cùa các nước

trong cộng đồng quốc tế, phấn đấu vì hịa bình, độc lập, hợp tác và phát triển", Việt Nam luôn mở cửa, sằn sàng giao lưu, mở rộng vịng tay đón bạn bè xa gần, tăng cường đối thoại và hợp tác quốc tế, kể cả trong lĩnh vực quyền con người trên cơ sở bình đẳng, xây dựng, tơn trọng và hiểu biết lẫn nhau. Với tinh thần đó, Việt Nam đã chù động tham gia vào nhiều lĩnh vực hợp tác về quyền con người trong

khuôn khố các diễn đàn đa phương cũng như trong quan hệ song phương và đạt được nhiều kết quả tích cực.

Bảo đảm quyền của trẻ được chăm sốc thay thế cần phải gắn với bảo đảm

quyền con người và quyền trẻ em quốc tế. Trước những yêu cầu của hội nhập quốc tế, Việt Nam đã tham gia hội nhập một cách toàn diện, trong đó có hội nhập về lĩnh

vực bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em. Tham gia vào các cơng ước qc tê vê

quyền con người nói chung, Cơng ước quốc tế về quyền trẻ em nói riêng là một chủ trương thường xuyên và nhất quán của Việt Nam, thể hiện cam kết cũng như quyết tâm của Việt Nam trong việc bảo đảm và thực hiện các tiêu chuẩn pháp lý quốc tế

về quyền con người, quyền trẻ em.

Việt Nam tham gia, hội nhập quốc tế cần phải cụ thể hóa các quy định của

pháp luật quốc tế về quyền trẻ em, về chăm sóc thay thế. Kể từ khi tham gia cơng

ước về quyền trẻ em, nhà nước ta đã nỗ lực bảo đảm tuân thủ các nguyên tắc xuyên

suốt trong tồn bộ Cơng ước, đó là: Khơng phân biệt đối xử trong việc đảm bảo thực hiện quyền trẻ em; Dành cho trẻ em nhừng lợi ích tốt đẹp nhất; Trẻ em có quyền được xác lập và thể hiện ý kiến riêng của mình; Trong trường hợp những điều khoản trong luật pháp quốc gia và điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ

nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác nhau về cùng một vấn đề thì áp dụng quy định của điều ước quốc tế đó, trừ Hiến pháp |20J. Hệ thống pháp luật nước ta nói

chung, pháp luật về quyền được chăm sóc thay thế của trẻ em nói riêng đã từng bước được ghi nhận và phát triển, nhưng nhìn chung vẫn cịn khơng ít bất cập ví dụ như

quy định về độ tuối của trẻ em chưa đồng nhất giừa các văn bản quy phạm trong nước cũng như pháp luật quốc tế, chưa đáp ứng được tình hình và nhiệm vụ trong giai đoạn mới của công cuộc bảo vệ trẻ em. Ớ nước ta hiện nay, vấn đề giáo dục, bảo vệ trẻ em hiện được quy định trong nhiều văn bản luật và dưới luật. Tuy nhiên, việc quy định độ tuổi bao nhiêu là trẻ em thì giữa các văn bản luật cũng như các văn bản dưới luật

hiện khơng có sự thống nhất. Chính điều này đã gây ra khơng ít khó khăn, bất cập trong cơng tác quản lý nhà nước liên quan đến trẻ em, chưa đáp ứng được tình hình

và nhiệm vụ trong giai đoạn mới của công cuộc bảo vệ trẻ em.

Hiện nay quyền trẻ em không chỉ là vấn đề riêng của các quốc gia mà là vấn

đề chung của tồn cầu, vì vậy, tham gia hội nhập càn phải cụ thể hóa các quy định

của pháp luật quốc tế về quyền trẻ em, đồng thời các quy định của pháp luật quốc gia phải phù hợp với các quy định pháp luật quốc tế về quyền con người và quyền

trẻ em đặc biệt là các quy định liên quan đến chăm sóc thay thế cho trẻ em. Bên

cạnh đó, cân phải khãc phục những hạn chê, bât cập của pháp luật quôc gia vê quyền con người và quyền trẻ em. Đối với quyền con người, hiện nay nước ta vẫn chưa có văn bản luật về quyền con người do đó cần phải xem xét những điều kiện thực tiễn để nghiên cứu đưa luật về quyền con người đi vào đời sống sớm nhất có thể. Từ đó củng cố thêm các quyền con người của nhân dân và cụ thể hóa các quyền

con người phù hợp với các điều ước quốc tế về quyền con người mà Việt Nam đã tham gia. Đối với quyền trẻ em nói chung và quyền của trẻ em được chăm sóc thay

thế nói riêng cần phải nghiên cứu và áp dụng các mơ hình tiên tiến về bảo vệ, chăm sóc thay thế cho trẻ trên cơ sở tiếp thu những tiến bộ cùa cộng đồng quốc tế phù hợp với tình kinh tế - xã hội của đất nước.

3.1.3. Thống nhất nhận thức của các chủ thể trong việc thực hiện pháp luật về quyền của trẻ em được chăm sóc thay thế luật về quyền của trẻ em được chăm sóc thay thế

Do nhận thức của xã hội về việc bảo đảm quyền của trẻ em được chàm sóc

thay thế cịn nhiều hạn chế, tình trạng vi phạm có xu hướng ngày càng tăng như

nhiều trẻ em bị bạo lực, bị xâm hại ngay chính trong mơi trường chăm sóc thay thế,

ngày càng có nhiều trẻ em bị bỏ rơi và tình trạng trẻ em lang thang có chiều hướng gia tăng... vì vậy, bảo đảm quyền của trẻ em được chăm sóc thay thế phải đi đôi với hoạt động tuyên truyền, giáo dục quyền trẻ em đến các đối tượng khác nhau trong

xã hội, đặc biệt là đối với gia đình và bản thân các em. Các hành vi xâm phạm đến tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm của trẻ em được xử lý bằng các chế tài hành chính hoặc hình sự, cho nên bên cạnh việc phát hiện, xử lý kiên quyết các hành vi này, còn cần phải áp dụng đồng bộ các biện pháp phịng ngừa chúng khơng

xảy ra. Pháp luật về bảo vệ trẻ em chỉ có thế đi vào cuộc sống khi mà các chủ thể

pháp luật có nhận thức đầy đù về pháp luật, có ý thức tuân thủ các quy định của pháp luật, chấp hành pháp luật và sử dụng pháp luật về chăm sóc thay thế nói riêng và bảo vệ trẻ em nói chung; đồng thời nhận thức rõ được trách nhiệm, vai trò của mình cũng như tầm quan trọng thực hiện pháp luật về chăm sóc thay thế.

Đe nâng cao nhận thức pháp luật của các chủ thể một cách đầy đù và đúng đắn thì trước hết phải nâng cao trình độ dân trí, trình độ hiểu biết pháp luật của nhân

dân và đội ngũ cán bộ, công chức các câp trong công tác trẻ em và người trực tiêp

làm cơng tác chăm sóc thay thế cho trẻ em; phải tạo điều kiện thuận lợi để các chủ

thể có thể nắm bắt được các quy định pháp luật về bảo vệ trẻ em và chăm sóc thay

thế cho trẻ một cách tốt nhất. Bảo vệ trẻ em là trách nhiệm của nhiều chú thể khác nhau có liên quan đến trẻ em, đó là cơ quan nhà nước, tổ chức, gia đình, cộng đồng, cá nhân và bản thân trẻ em. Do đó, q trình thực hiện pháp luật về chàm sóc thay thế phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa các chủ thế đế bảo đảm trẻ em được sống

trong mơi trường an tồn, lành mạnh; phòng ngừa, ngăn chặn và xử lý các hành vi xâm hại trẻ em theo quy định cũa pháp luật.

Một phần của tài liệu Bảo đảm quyền của trẻ em được chăm sóc thay thế ở việt nam hiện nay (luận văn thạc sỹ luật học) (Trang 66 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)