Hoàn thiện pháp luật

Một phần của tài liệu Bảo đảm quyền của trẻ em được chăm sóc thay thế ở việt nam hiện nay (luận văn thạc sỹ luật học) (Trang 70)

3.2. Các giải pháp cụ thể

3.2.1. Hoàn thiện pháp luật

Thống nhất, bổ sung quan điểm về quyền trê em và phát triển trẻ em trong quá trình xây dựng pháp luật, phát triển toàn diện con người Việt Nam trở thành

trung tâm của chiến lược phát triền kinh tế - xã hội, bắt đầu từ phát triển toàn diện trẻ em giai đoạn đầu đời. Dành những điều kiện tốt nhất để thực hiện quyền trẻ em, bảo vệ và chãm lo chu đáo nhất cho trẻ em.

Thực hiện Chương trinh hành động quốc gia vì trẻ em giai đoạn 2021 - 2030 với ý nghĩa chiến lược phát triển trẻ em Việt Nam để thực hiện các mục tiêu của

Chương trình nghị sự phát triển bền vững đến năm 2030 liên quan đến quyền trẻ em

mà Việt Nam cam kết thực hiện, cần sớm xây dựng các chương trinh, đề án giai

đoạn 2021 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030 để tăng cường cơng tác bảo vệ trẻ em, giải quyết các vấn đề về trẻ em bao gồm:

Nghiên cứu, bổ sung chính sách hồ trợ chăm sóc, phát triển tồn diện trẻ em trong các mơi trường chăm sóc thay thế, các chính sách trợ giúp

nhóm trẻ em có hồn cảnh đặc biệt, trẻ em dân tộc thiếu số và miền núi,

trẻ em bị ảnh hưởng bởi thiên tai, dịch bệnh, thảm họa; Hồn thiện pháp

luật, chính sách về bảo vệ trẻ em, phòng, chống xâm hại trẻ em, xây dựng hệ thống tư pháp thân thiện với trẻ em.

Tiêp tục nghiên cứu, rà sốt, có lộ trình hồn thiện chính sách, pháp luật và

các văn bản hướng dẫn về bảo đảm thực hiện quyền trẻ em và bảo vệ trẻ em thống

nhất với Luật trẻ em, Nghị định số 56/2017/NĐ-CP (Bộ luật Hình sự, Bộ luật Tố tụng hình sự, Luật Ni con ni, Luật Xử lý vi phạm hành chính, Luật Phịng, chống bạo lực gia đình); Tiếp tục hồn thiện khung pháp lý về chăm sóc thay thế, rà

sốt các văn bản pháp luật có liên quan đến thành lập, hoạt động và quản lý Quỹ

bảo trợ trẻ em để sửa đổi, bổ sung mơ hình tổ chức Quỹ phù hợp, nâng cao tính độc

lập và hiệu quả góp phần đảm bảo trẻ em và người chăm sóc thay thế được hưởng đầy đủ các chính sách cũng như sự hỗ trợ từ quỷ bảo trợ trẻ em.

Luật Trẻ em đã có quy định tại mục III, chương 4 về Chăm sóc thay thế rất cụ thế và chi tiết. Trong đó, Điều 60 quy định về các yêu cầu đối với việc thực hiện chăm sóc thay thế, tại khoản 3 quy định “Phải xem xét ý kiến, nguyện vọng, tình

cảm, thái độ của trẻ em tùy theo độ tuổi và mức độ trưởng thành của trẻ em; trường hợp trẻ em từ đủ 07 tuổi trở lên phải lấy ý kiến của trẻ em”, tuy nhiên, theo tác giả

trẻ em 07 tuổi thì cịn khá nhỏ, trẻ vẫn chưa làm chủ được hành vi và nhận thức của bản thân, vì đây là quy định về độ tuối địi hổi có sự đồng ý của trẻ em. Do đó, có thể

xem xét nâng độ tuổi cao hơn để đảm bảo việc thực hiện quyền của trẻ, tác giả đề xuất quy định 09 tuối đề phù hợp với Luật Nuôi con nuôi “...trường hợp nhận trẻ em từ đủ 09 tuổi trở lên làm con ni thì cịn phải được sự đồng ý của trẻ em đó” [17].

Sự cần thiết xây dựng thiết chế và thí điếm mơ hình hỗ trợ ni con ni

trong nước. Ngày 01/02/2012, Việt Nam trở thành thành viên của Công ước La Hay số 33 về bảo vệ trẻ em và hợp tác trong lĩnh vực nuôi con nuôi quốc tế (sau đây gọi là Công ước La Hay). Đe đảm bảo việc giải quyết nuôi con nuôi được thực hiện có

hiệu quả và vì lợi ích tốt nhất của trẻ em, Điều 9 Công ước La Hay quy định rằng, các quốc gia thành viên cần thực hiện các biện pháp phù hợp đế phát triến các dịch vụ tư vấn về nuôi con nuôi và sau khi nhận con nuôi. Cũng theo Điều 9 Công ước La Hay, các vấn đề liên quan đến nuôi con nuôi tại một quốc gia sẽ do Cơ quan

trung ương trực tiếp thực hiện hoặc thông qua các cơ quan công quyền hoặc các tố

chức khác được chỉ định. Điêu 11 của Công ước La Hay quy định, các tô chức được

chỉ định phải đảm bảo các yêu cầu nhất định như hoạt động vì mục đích phi lợi nhuận, đội ngũ nhân viên phải có đủ tiêu chuẩn về đạo đức, chun mơn hoặc có

kinh nghiệm nhất định trong lĩnh vực nuôi con nuôi, đặc biệt là nuôi con nuôi quốc tế, và chịu sự giám sát của các cơ quan có thẩm quyền về cơ cấu, hoạt động và tình

trạng tài chính. Như vậy, Cơng ước La Hay thừa nhận mơ hình tố chức hỗ trợ việc giải quyết nuôi con nuôi tại các quốc gia thành viên [12]. Điểm 6.4.7. Sách hướng dẫn thực hiện tốt Cơng ước La Hay số 1 có nêu, khi xây dựng hệ thống cho nhận con nuôi trong nước, cần xác định các dịch vụ cần thiết trong lĩnh vực nuôi con nuôi, cơ quan nào sẽ cung cấp các dịch vụ này và bằng cách nào. Trong khi, Việt

Nam chưa có chế định về mơ hình tổ chức này để thực hiện các dịch vụ hỗ trợ giải quyết việc nuôi con nuôi. (Pháp luật về nuôi con nuôi hiện hành mới chỉ quy định

về việc cấp phép hoạt động tại Việt Nam của Văn phịng đại diện cho Tố chức con

ni nước ngồi). Như vậy, cơ sở pháp lý quốc tế đã chỉ ra rằng việc nuôi con nuôi là một biện pháp chăm sóc thay thể, tạo cho trẻ em một gia đinh mới, thiết lập mối quan hệ pháp luật lâu dài giừa trẻ em và người nhận con nuôi. Khi quyết định tách trẻ em ra khỏi gia đình gốc và tỉm gia đình thay thế cho trẻ em, cần thiết phải có sự chuẩn bị tư vấn và hỗ trợ đầy đủ để tránh việc gây tổn thương, ảnh hưởng tâm lý, sự

phát triền của trẻ em. Do đó, việc phát triển dịch vụ hồ trợ ni con nuôi trong nước

là cần thiết đối với các nước là thành viên Công ước quyền trẻ em, Công ước La

Hay, nhằm bảo đảm việc nuôi con nuôi là vì lợi ích tốt nhất của trẻ em, của người

nhận con ni và cha mẹ đẻ.

Hồn thành các quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chăm sóc thay thế đối với các cá nhân, cơ quan, tổ chức vi phạm các quy định về chăm sóc thay thế. Đối với các hành vi cấu thành tội phạm cần kiên quyết đưa ra pháp luật đế ngăn chặn tình trạng trẻ em bị xâm hại ngày càng nhiều trong mơi trường

chăm sóc thay thế, áp dụng khung hình phạt cao nhất có thể để răn đe nhóm tội phạm về trẻ em đang ngày càng gia tăng.

3.2.2. Phát triên nguôn nhân lực và hệ thơng bảo vệ, chăm sóc thay thê cho trẻ em

Phát triển nguồn nhân lực về chăm sóc thay thế cho trẻ em cần thực hiện các

nhiệm vụ cụ thể:• • •

- Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ làm công tác trẻ em và tham gia thực hiện các quyền của trẻ em ở các bộ, ngành, tổ chức chính trị - xã hội, tố chức xã hội, cơ sở giáo dục, cơ sở cung cấp dịch vụ chăm sóc, bảo vệ trẻ em và địa phương,

cộng đồng dân cư. Chú trọng củng cố nhận thức, kiến thức về quyền trẻ em, trách

nhiệm, nãng lực, phẩm chất và đạo đức nghề nghiệp trong việc thực hiện cơng tác chăm sóc, giáo dục, bảo vệ trẻ em.

- Cơ quan ở trung ương có trách nhiệm xây dựng chương trình, tài liệu về chàm sóc thay thế, tổ chức đào tạo đội ngũ giảng viên nòng cốt và hỗ trợ địa phương tổ chức tập huấn cho đội ngũ công chức, viên chức, cộng tác viên làm cơng

tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em ở các cấp. Ngoài tập huấn về lý thuyết, cần có các ca cụ thể làm quy trình mẫu để đảm bảo cho hoạt tập huấn đạt hiệu quả cao nhất và gần

với thực tế.

Phát triển hệ thống dịch vụ đáp ứng thực hiện quyền trẻ em có sự lồng ghép

và phối hợp giừa các dịch vụ y tế, giáo dục, tư pháp và các dịch vụ an sinh xã hội; ưu tiên hệ thống dịch vụ bảo vệ trẻ em đặc biệt là trẻ em cần được chăm sóc thay thế. J

- Phát triển hệ thống cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em nhàm đáp ứng yêu cầu hỗ trợ trẻ em ở cả 3 cấp độ. Việc cung cấp các dịch này phải bảo đảm tính chun nghiệp và có đủ số lượng, điều kiện đáp ứng nhu càu cần sự bảo vệ của mọi trẻ em

ở mọi lúc, mọi nơi. Bảo đảm tất cả các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có ít nhất một Trung tâm cơng tác xã hội làm đầu mối về việc phối hợp và cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em. Xây dựng các loại hình cơ sở cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em, bao gồm cả cơ sở công lập và cơ sở ngồi cơng lập đáp ứng u cầu của cơng tác bảo vệ

trẻ em nói chung và trẻ em cần chăm sóc thay thể nói riêng.

- Nghiên cứu, xây dựng và phát triển các mạng lưới, mơ hình cung cấp dịch vụ bảo vệ, chăm sóc trẻ em có sự lồng ghép, phối hợp, chuyển tuyến liên ngành,

liên câp theo hình thức dịch vụ một cửa và các gói dịch vụ tiêp cận trẻ em, cha mẹ và người chăm sóc trẻ em tại gia đình và cộng đồng.

- Duy trì, phát triển hệ thống cơ sở có chức năng, nhiệm vụ chuyên biệt cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em ở cấp trung ương, cấp vùng và cấp tỉnh: duy trì và mở

rộng hoạt động của các cơ sở có một phần chức năng, nhiệm vụ cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em.

- Phát triển, nhân rộng các mơ hình về bảo vệ, chăm sóc thay thế cho trẻ em,

đặc biệt phòng, chống xâm hại trẻ em trên phạm vi cả nước.

Đe phát triển được một hệ thống bảo vệ và chăm sóc thay thế cho trẻ em một

cách chuyên nghiệp, cần phải triển khai một số hoạt động như:

- Nghiên cứu, xây dựng văn bản quy phạm pháp luật quy định cụ thể về chức

năng, nhiệm vụ, điều kiện thành lập, hoạt động và giải thế của cơ sở cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em. Hiện nay các quy định về loại hình này được quy định tại Luật Trẻ em năm 2016 từ Điều 55 đến Điều 59 với 5 điều khoản là: Các loại hình cơ sở cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em; Điều kiện thành lập, đăng ký hoạt động của cơ sở cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em; Thẩm quyền thành lập, cấp đăng ký hoạt động đối với cơ sở cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em; Hoạt động của cơ sở cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em; Đình chỉ, chấm dứt hoạt động đối với cơ sở cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em. Do đó, cần phải có văn bản dưới luật sớm điều chỉnh về lĩnh vực này để đảm bảo trẻ em được bảo vệ và được can thiệp chăm sóc thay thế kịp thời.

- Triên khai đồng bộ việc cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em ở 3 cấp độ: phòng ngừa, hỗ trợ, can thiệp giảm thiểu nguy cơ và trợ giúp trẻ em có hồn cảnh đặc biệt.

Đặc biệt cần chú trọng việc cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em ở cấp độ can thiệp vì

đây là cấp độ bảo vệ cao nhất được áp dụng cho các tình huống khẩn cấp, và thơng thường trẻ em sè được chăm sóc thay thế trong các trường hợp can thiệp nhàm tách trẻ ra khỏi môi trường nguy hại với trẻ.

- Tăng cường đầu tư ngân sách dành cho cơng tác trẻ em nói chung và thực

hiện pháp luật về chăm sóc thay thế cho trẻ em nói riêng. Nhà nước có vai trị nịng cốt trong việc bảo đảm quyền của trẻ em được chăm sóc thay thế, do đó, Nhà nước

cần xác định mục tiêu bảo vệ trẻ em thơng qua chăm sóc thay thế luôn phải được đặt trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội. Trong những nãm qua, Nhà nước đà đầu tư nhiều ngân sách cho công tác trẻ em nói chung. Tuy nhiên, để bảo đảm thực hiện pháp luật về chăm sóc thay thế hiệu quả Nhà nước phải tăng cường đầu tư ngân sách hơn nữa nhằm xây dựng được hệ thống các cơ sở cung cấp dịch vụ trẻ em

trên tất cả các vùng miền đồng thời nâng cao chất lượng của các cơ sở cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em.

3.2.3. Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật nhằm nâng cao nhận thức về chăm sóc thay thế và thực hiện pháp luật về chăm sóc thay thế

Cơng tác tun truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật ln có vị trí quan trọng

trong quá trình xây dựng Nhà nước xã hội chủ nghĩa hiện nay, là một bộ phận của

công tác giáo dục chính trị, dưới sự lành đạo của Đảng cộng sản Việt Nam và sự

điều phối, tồ chức thực hiện của các cơ quan nhà nước và các tồ chức, đoàn thể; là khâu then chốt, quan trọng để chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước thực sự

đi vào cuộc sống xã hội, đi vào ý thức, hành động của từng chủ thể trong xã hội.

Phổ biến, giáo dục pháp luật là càu nối để chuyển tải pháp luật vào cuộc sống. Nói cách khác, quá trình đưa pháp luật vào cuộc sống được bắt đầu bằng hoạt động phổ biến giáo dục pháp luật. Thực hiện pháp luật dù bằng hình nào trước

hết đều phải có hiểu biết pháp luật. Neu khơng nhận thức đầy đù vị trí quan trọng và

khơng thực hiện tốt cơng tác phổ biến, giáo dục pháp luật thì dù cơng tác xây dựng pháp luật có làm tốt đến mấy cũng không đạt được hiệu quả thực thi pháp luật. Do vậy, một phần quan trọng tạo nên thành cơng của cơng tác bảo vệ trẻ em nói chung

cũng như quyền được chăm sóc thay thế cúa trẻ em nói riêng khơng thể thiếu hoạt

động tun truyền, phổ biến giáo dục pháp luật, cụ thể là Luật Trẻ em năm 2016.

Pháp luật Nhà nước không phải khi nào cũng được mọi người trong xã hội biết đến, tìm hiểu, đồng tình ủng hộ và thực hiện nghiêm chỉnh. Tuy rằng bản chất

pháp luật của Nhà nước là tốt đẹp, nó phản ánh ý chí, nguyện vọng, mong muốn của

đông đảo quần chúng nhân dân trong xã hội. Tuy nhiên, dù những quy định pháp

luật có tốt đẹp nhưng khơng được nhân dân biết đến thì vẫn khơng đi vào cuộc

sống. Thực tiễn cho thấy nhiều người dân vẫn chưa biết được đầy đủ các quyền,

nghĩa vụ của mình được hưởng theo pháp luật, đặc biệt ở những vùng sâu, vùng xa nơi mà điều kiện sống cịn khó khăn và nhân dân khơng có cơ hội để tiếp xúc nhiều với giáo dục hay sự thay đổi của pháp luật, dẫn tới quyền trẻ em cũng như quyền được chăm sóc thay thế không được đảm bảo và không được coi trọng.

Phố biến, giáo dục pháp luật về trẻ em chính là phương tiện truyền tải những

thông tin, những yêu cầu, nội dung và các quy định pháp luật về chăm sóc thay thế đến với người dân, giúp cho người dân hiểu biết, nắm bắt kịp thời mà không mất

quá nhiều thời gian, công sức cho việc tự tìm hiếu, tự học tập. Đó chính là phương

tiện hỗ trợ tích cực để nâng cao hiếu biết pháp luật cho nhân dân và hiệu quả thực hiện pháp luật về chăm sóc thay thế. Đẩy mạnh tuyên truyền nâng cao nhận thức về

chăm sóc thay thế mục đích nâng cao trách nhiệm của chính quyền các cấp trong

xây dựng và thực hiện cơng tác chăm sóc thay thế cho trẻ em ở địa phương; nâng

cao năng lực của cán bộ làm công tác trẻ em, gia đình, cộng đồng và bản thân trẻ em trong thực hiện quyền trẻ em được chăm sóc thay thế. Trong đó chú trọng thực

Một phần của tài liệu Bảo đảm quyền của trẻ em được chăm sóc thay thế ở việt nam hiện nay (luận văn thạc sỹ luật học) (Trang 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)