Tiếp đoạn thứ sáu:
“Khơng được ngồi chung tịa với bạch y, trừ pháp hội lớn”
“Bạch y” tức là cư sĩ tại gia, chúng ta đã xuất gia rồi, dù cịn chưa thọ Đại giới, thì cũng là thân phận người xuất gia, Sa di thì có khác với Tục chúng tại gia. Nên thường không ngồi chung một chỗ với người thế tục, đương nhiên giường ngủ nghỉ cũng không thể cùng trong một gian phòng. Đây là để tránh cho quý vị tiêm nhiễm tập khí của người đời, bởi vì người đời thì ắt hẳn có những người có sở thích riêng của họ, chuyện của họ nói đa số là chuyện đời, quý vị nghe rồi khiến quý vị cũng bị ô nhiễm, cho nên phải tránh, đạo lý là chỗ này. Đây khơng nói là có ác cảm với người thế tục, mà đối với người vẫn tôn trọng, đối với Cư sĩ tại gia cũng tôn trọng, không dám coi thường. Phổ Hiền Bồ Tát nói “lễ kính chư Phật”, đối với tất cả chúng sanh chúng ta đều phải lễ kính, huống hồ là đối với Cư sĩ tại gia, họ cũng học Phật, cũng hộ pháp, đương nhiên chúng ta phải tôn trọng. Nhưng căn cứ theo Luật này để nói, khơng ngồi chung với họ một ghế, thí dụ ghế ngồi hai người, thì chúng ta khơng ngồi chung với họ. Tuy nhiên trừ khi lúc Pháp hội lớn, chỗ ngồi cịn trống, hoặc là điều kiện hiện trường khơng cho phép quý vị chia chỗ ngồi, thì q vị khơng thể gượng ép, làm thêm phiền phức cho người ta. Người tổ chức thì sắp xếp rất nhiều người ngồi trên một ghế, mà q vị lại nói tơi khơng ngồi chung, tơi phải ngồi riêng, những người khác đều nhường chỗ cho quý vị. Đây không phải là thêm phiền phức sao? Người xuất gia không thể làm người khác thêm phiền phức, nên lúc đó đều có khai duyên.
Tiếp điều thứ bảy:
“Phàm rửa mặt, không được sử dụng nhiều nước”
Chúng ta rửa mặt, bao gồm tắm rửa cũng không thể sử dụng nhiều nước, đây là tích phước. Một người khơng thể khơng có phước báo, có phước báo, thì q vị tu hành mới thuận lợi, khơng có phước báo, thì quý vị tu hành gặp chướng ngại trùng trùng. Cho nên chúng ta