Năm 1542 tạu Recaneti, một thành phố nhỏ ở nước Ý, bà Lyxuni rất đạo đức, có hai cậu con trai, nhân đức cùng lớn lên với tuổi tác.
Bỗng đâu tiền tài phá nhân nghĩa, hai cậu trở nên bất hòa, rồi đi đến bạo hành. Anh đáng em một bợp tai, em liền đâm anh một nhát gươm vào ngực. Giết anh xong cậu em chạy trốn.
Nhưng công lý đã kịp chận cậu lại và bắt chịu một khổ hình khủng khiếp. Cậu bị trói lại với xác anh và chơn sống ban đêm, trong nghĩa trang các thầy dòng Phan Sinh.
Các thầy dịng cũng như dân chúng khơng ai hay biết việc đó.
Sáng hơm sau, các trẻ em nơ đùa ở gần các mộ phần, nhận thấy đất động dưới chân, khi thì nhơ lên, khi thì hạ xuống nhè nhẹ.
Khiếp sợ, chúng la hét inh ỏi và kêu cứu các tu sĩ, họ chạy đến và cũng thấy hiện tượng trên. Bấy giờ, họ định đào đất chỗ đó. Vừa cuốc mấy lát đầu, đã nghe tiếng thì thầm, khiến họ cũng phẫn chí cuốc thêm mấy lớp đất nữa. Và một tiếng nói rõ ràng vang lên: “Xin cẩn thận.”
Sau cùng, các tu sĩ đào thấy hai chàng thanh niên bị trói lại với nhau.
Chuyện lạ bay nhanh như chớp khắp thành phố Recaneti. Ông thị trưởng, Đức Giám Mục và dân chúng lũ lượt tuôn đến chứng kiến hiện tượng lạ. Người ta xúm lại hỏi dồn dập hai nạn nhân.
Cậu anh bị giết đáp:
“Khi con thấy thế nào cũng chết, con tha thứ cho em con và phú mình trong tay Chúa trước tiên, rồi cầu xin chân phước Lukedio (Luchesio) mà mẹ con thường khuyên nhủ thành kính đặc biệt từ khi còn tấm bé. Và vị thánh dòng Phan Sinh này, không những đã phù trợ con trong lúc nguy tử, mà còn xin cho con được thoát khỏi Luyện Ngục và linh hồn về với xác để đối tội lập cơng.
“Về phần con,” cậu em nói, “khi họ cột con với thi thể anh con để chôn sống, con cũng cầu xin chân phước Lukedio, và giục lòng ăn năn tội các trọn, cùng hứa sẽ vào dịng thánh Phanxicơ, nếu được sống.”
Thân mẫu hai anh đóng các vai chính trong bi kịch, bà Luxuni đã chạy tới với những người đến trước nhất. Bà lặng đi trong suối lệ buồn vui. Khi bà nói được, bà kể bà đã có lịng tơn kính đặc biệt chân phước Lukedio như thế nào, đã dâng hai con chân phước từ khi mới lọt lòng mẹ, đã xin ngài đừng để con bà chết mất linh hồn. Chân phước đã làm hơn thế nữa...
Người anh được tái sinh, về nhà với mẹ và quyết làm một vị thánh giữa đời. Người em gia nhập dòng Phan Sinh, và đã nêu gương thánh thiện cho cả dòng.