II. NHỮNG GIẢI PHÁP GÓP PHẦN TĂNG LỢI NHUẬN CỦA CÔNG TY:
6. Nâng cao hiệu quả của hệ thống quản lý trong Công ty:
Hiện nay cơ chế quản lý trong Công ty vẫn còn lỏng lẻo, còn thiếu tính khoa học, những thông tin quan trọng cần thiết trong Công ty khi đến với các nhà quản lý thường chậm, tính chính xác chưa cao. Do vậy nhiều khi Công ty giải quyết vướng mắc chưa kip thời, mất những cơ hội làm ăn. Vì vậy mà kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty chưa cao. Muốn nâng cao được hiệu quả sử dụng vốn thì việc đầu tiên cần phải là việc quản lý tổ chức tốt mọi khâu trong quá trình sản xuất được tiến hành một cách thông suốt, có sự phối hợp giữa các bộ phận. Vì vậy muốn sản xuất kinh doanh có hiệu quả thì Công ty nên có sự kết hợp tương hỗ lẫn nhau để đạt được hiệu quả cao nhất. Chính vì thế mà Công ty cần phải nâng cao được hiệu quả của hệ thống quản lý tài chính như Công ty nên cử người đi học thêm các nghiệp vụ nâng cao trình độ và Công ty thường xuyên phát động phong trào thi đua lao động trong toàn Công ty.
Tóm lại:
- Để tăng lợi nhuận cho Công ty thì cần phải quản lý tốt các chi phí, phấn đấu giảm giá chi phí, hạ giá thành sản phẩm. Muốn giảm và quản lý tốt thì cần phải giảm tiêu hao về nguyên vật liệu, đầu tư đổi mới thiết bị để giảm mức tiêu hao lực lượng.
- Thực hiện khoán các khoản chi đến từng bộ phận, từng hoản chi phí một.
- Tích cực huy động các nguồn vốn chủ sở hữu, giảm các khoản vốn vay mà không có hiệu quả, lựa chọn phương pháp khấu hao tài sản cố định làm sao cho hợp lý.
- Huy động vốn kịp thời, sử dụng vốn tiết kiệm và có hiệu quả. Vì vậy, để sử dụng hiệu quả vốn Công ty cần:
+ Đối với khâu sản xuất, phải tăng khối lượng và chất lượng sản phẩm, đa dạng hoá mặt hàng, thường xuyên nghiên cứu cải tiến mẫu mã sản phẩm cho phù hợp với thị hiếu tiêu dùng của từng nhóm khách hàng, từng thị trường..
+ Đẩy mạnh việc tiêu thụ sản phẩm, sản xuất kinh doanh chú trọng tới việc tiêu thụ hàng của Công ty sản xuất ra để đẩy mạnh sản xuất phát triển, chất lượng hàng để thị trường trong nước chấp nhận.
+ Đối với khâu tiêu thụ phải đi đôi với việc quảng cáo giới thiệu sản phẩm cần tổ chức hợp lý công tác tiêu thụ, xử lý kịp thời thông tin từ thị trường, áp dụng giá linh hoạt và làm tốt dịch vụ sau bán hàng. Vì vậy, Công ty cần làm tốt công tác marketing hơn nữa như: giới thiệu sản phẩm, hoạt động kinh doanh trên các cataloge, trên các phương tiện thông tin đại chúng, trên sách báo…
+ Hạn chế việc bán chịu, thực hiện chiết khấu hàng bán cho khách hàng khi mua với số lượng lớn, thanh toán tiền nhanh…
+ Phải bồi dưỡng đội ngũ lao động, nâng cao tay nghề của họ để sử dụng được năng lực sản xuất của các thiết bị hiện đại.
+ Thường xuyên mở các hội nghị khách hàng để thu hút thêm sự chú ý ở trong và ngoài Công ty…
Công ty Cung ứng và Dịch vụ hàng không là đơn vị sản xuất kinh doanh nên việc chú trọng việc tiêu thụ hàng Công ty sản xuất là rất cần thiết. Vì vậy, bằng nhiều biện pháp khuyến khích để thúc đẩy tiêu thụ nhất là tiêu thụ hàng tự sản xuất Công ty đã được những kế quả khả quan. Với khả năng còn hạn chế và kinh nghiệm chưa có, nên có những giải pháp nêu trên còn nhiều điều bất cập và mang tính lý thuyết nhưng em hy vọng có thể góp phần một phần nào đó vào việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty, góp phần làm hệ thống tài chính của Công ty thêm lành mạnh.
KẾT LUẬN
Trong nền kinh tế thị trường, lợi nhuận là mục tiêu hàng đầu của các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh. Lợi nhuận là yếu tố vô cùng quan trọng, nó quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp, hoàn thành các trách nhiệm và nghĩa vụ đối với Nhà nước, đảm bảo lợi ích kinh tế cho cán bộ công nhân viên.
Trước đây trong cơ chế bao cấp, Nhà nước can thiệp vào các hoạt động sản xuất kinh doanh của các đơn vị, trả lời thay họ tất cả các vấn đề kinh tế: sản xuất cái gì và bao nhiêu? Bán ở đâu và giá cả như thế nào? Ngoài ra, Nhà nước toàn quyền quyết định số lãi và việc thu nhập của doanh nghiệp hoặc cấp bù khi lỗ…Do vậy, hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp kể cả khâu tiêu thụ hàng hoá và xác định kết quả kinh doanh được thực hiện theo kế hoạch, theo tính pháp lệnh và quan hệ ràng buộc giữa doanh nghiệp với kết quả chỉ mang tình hình thức.
Nhưng do cơ chế hạch toán kinh doanh tự chủ hiện nay buộc các nhà doanh nghiệp tự tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh, tiêu thụ sản phẩm hàng hoá, lấy thu bù chi và có lợi nhuận, thu nhập của các đơn vị phụ thuộc vào kết quả kinh doanh. Tuy nhiên, vấn đề tiêu thụ sản phẩm hàng hoá và xác định kết quả kinh doanh còn mang ý nghĩa sống còn đối với doanh nghiệp đang tồn tại trong nền kinh tế thị trường hoạt động dưới sự điều khiển của "Bàn tay vô hình"…cùng với sự chi phối của các quy luật kinh tế đặc trưng như quy luật giá trị, quy luật cạnh tranh, quy luật cung cầu…thị trường vừa là cơ hội, vừa là thử thách đối với các doanh nghiệp trong việc tiêu thụ hàng hoá.
Trước tính cạnh tranh gay gắt của nền kinh tế thị trường, việc chú trọng tới vấn đề chi phí là một trong những phương pháp mang lại thành công cho doanh nghiệp. Nếu sản phẩm của doanh nghiệp có giá thành hạ, chất lượng tốt thì sẽ là điều kiện quan trọng giúp cho sản phẩm được thị trường chấp nhận và cũng có nghĩa là sẽ mang lại doanh thu cho doanh nghiệp. Hay nói cách khác, để đạt được lợi nhuận cao, doanh nghiệp phải tổ chức và quản lý được những chi phí hình thành lên lợi nhuận.
Qua nhiều năm hoạt động sản xuất và kinh doanh, Công ty Cung ứng và Dịch vụ hàng không. TH luôn luôn quan tâm đến công tác kế toán chi phí sản xuất nhằm đạt được lợi nhuận. Công ty đã bỏ ra khá nhạy bén trong việc đổi mới chế độ kế toán, vận dụng tương đối phù hợp với quy định chung của Nhà nước,