Hạ giá thành sản phẩm:

Một phần của tài liệu lợi nhuận và các biện pháp làm tăng lợi nhuận tại công ty cung ứng và dịch vụ hàng không (Trang 28 - 30)

II. NHỮNG GIẢI PHÁP GÓP PHẦN TĂNG LỢI NHUẬN CỦA CÔNG TY:

1. Hạ giá thành sản phẩm:

Các doanh nghiệp sản xuất hoạt động trong cơ chế thị trường có sự điều tiết và cạnh tranh, điều đó đã buộc các doanh nghiệp phải hết sức quan tâm đến việc giảm chi phí, hạ giá thành sản phẩm. Đối với một doanh nghiệp sản xuất thì việc hạ giá thành có ý nghĩa hết sức quan trọng thể hiện ở các mặt chủ yếu sau:

Hạ giá thành sản phẩm là một trong những nhân tố tạo điều kiện cho doanh nghiệp thực hiện tốt việc tiêu thụ sản phẩm. Khi thị trường hàng hoá đa dạng, phong phú và có cạnh tranh, để tiêu thụ được sản phẩm thì Công ty cần phải nâng cao chất lượng sản phẩm và mặt khác phải tìm biện pháp giảm chi phí, hạ giá thành sản phẩm, Công ty có thể hạ giá bán để tiêu thụ và thu hồi vốn nhanh. Đồng thời hạ giá thành là yếu tố quan trọng để tăng lợi nhuận.

Hạ giá thành sản phẩm là một trong những nhân tố tạo điều kiện cho Công ty tăng lợi nhuận. Trong cơ chế thị trường có sự điều tiết về giá cả. Nếu giá thành sản phẩm của Công ty càng thấp so với giá bán trên thị trường thì Công ty sẽ thu được lợi nhuận trên một đơn vị sản phẩm càng cao. Mặt khác, khi giá thành sản phẩm thấp Công ty có lợi thế là có thể hạ giá bán để có thể tiêu thụ khối lượng sản phẩm nhiều hơn và sẽ thu được lợi nhuận lớn hơn.

Hạ giá thành còn tạo điều kiện cho Công ty có thể giảm bớt lượng vốn lưu động sử dụng vốn sản xuất có thể mở rộng thêm sản phẩm sản xuất khi hạ giá thành sản phẩm. Do vậy, đã tiết kiệm được chi phí về nguyên liệu, vật liệu và chi phí quản lý.

Nắm bắt được tầm quan trọng của việc hạ giá thành sản phẩm, một yêu cầu khách quan được đặt ra là phải quan tâm đến việc tìm biện pháp giảm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm. Để thực hiện được điều đó, trước hết các nhà quản lý của Công ty phải thấy được các nhân tố tác động đến việc giảm giá thành sản phẩm của Công ty, từ đó xác định phương hướng và việc giảm chi phí, hạ giá thành sản phẩm. Sau đây em xin nêu lên một số nhân tố chủ yếu sau:

Áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ vào sản xuất. Đây là nhân tố khá quan trọng để Công ty hạ giá thành sản phẩm và thành công trong kinh doanh. Nhất là trong điều kiện hiện nay, cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật phát triển hết sức mạnh mẽ, các máy móc thiết bị được dùng vão hết sức hiện đại, thay thế nhiều lao động nặng nhọc của con người. Điều đáng chú ý là

ngày nay thế giới đang bước vào cuộc cải cách công nghiệp mới như đã làm thay đổi điều kiện cơ bản của sản xuất như việc tiêu tốn nguyên, nhiên vật liệu để sản xuất ra sản phẩm ngày càng ít, nhiều loại vật liệu mới ra đời, lượng lao động dùng vào sản xuất cũng giảm bớt do việc áp dụng tự động hoá vào công nghệ mới. Tuy nhiên, tuỳ theo điều kiện để chớp thời cơ vào thành tựu khoa học kỹ thuật hiện đại vào sản xuất để nâng cao chất lượng sản phẩm, hạ giá thành.

Tổ chức lao động và sử dụng con người: Đây là một nhân tố rất quan trọng để nâng cao năng suất lao động và hạ giá thành sản phẩm. Việc tổ chức khoa học sẽ tạo ra sự kết hợp các yếu tố sản xuất một cách hợp lý, loại trừ tình trạng lãng phí lao động, lãng phí giờ máy có tác dụng lớn thúc đẩy việc nâng cao năng suất lao động và hạ giá thành. Nhưng điều quan trọng và có ý nghĩa hơn cả trong việc tổ chức quản lý lao động của Công ty là ở chỗ biết "Sử dụng yếu tố con người", biết khơi dậy tiềm năng trong mỗi con người làm cho họ gắn bó và cống hiến lao động cho Công ty. Do đó tạo ra năng suất lao động được nâng cao và hạ giá thành sản phẩm. Điều đó đòi hỏi người chủ doanh nghiệp phải biết bồi dưỡng trình độ công nhân, nhân viên, quan tâm đến đời sống, điều kiện làm việc của mỗi người trong Công ty, biết khen thưởng vật chất và tinh thần một cách thoả đáng và tôn trọng công nhân. Ngược lại, Công ty cần phải ra quyết định về hưu với những người đủ tuổi hoặc chưa đủ tuổi song làm việc kém hiệu quả.

Việc tổ chức quản lý tốt chi phí sản xuất và tổ chức sử dụng tốt là nhân tố tác động mạnh mẽ đến việc hạ giá thành sản phẩm của Công ty, nếu tổ chức quản lý chi phí sản xuất có tính khoa học sẽ giúp cho Công ty có thể giảm được chi phí sản xuất. Ngoài ra việc bố trí các khâu sản xuất hợp lý có thể hạn chế sự lãng phí về nguyên vật liệu, giảm tỷ lệ phế phẩm, chi phí ngừng sản xuất. Tổ chức sử dụng vốn hợp lý, đáp ứng đầy đủ kịp thời cho việc mua sắm vật tư sẽ tránh được những tổn thất cho việc sản xuất. Đồng thời thông qua việc tổ chức sử dụng vốn kiểm tra được tình hình dự trữ vật tư, tồn kho sản phẩm, từ đó phát hiện ngăn chặn kịp thời tình trạng ứ đọng, mất mát, hao hụt vật tư, sản phẩm…Việc đẩy mạnh sự chu chuyển vốn có thể giảm bớt nhu cầu vay vốn khiến cho giảm bớt chi phí về lãi tiền vay…Nếu Công ty thực hiện được những biện pháp này thì làm giảm bớt chi phí sản xuất, góp phần hạ giá thành sản phẩm, tạo điều kiện cho Công ty mở rộng thị trường, góp phần nâng

Phần lớn lợi nhuận thu được từ hoạt động kinh doanh. Muốn tăng lợi nhuận một mặt phải giảm chi phí kinh doanh, mặt khác phải tìm cách mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm và dịch vụ. Như chúng ta đã biết, lợi nhuận bằng doanh thu trừ chi phí. Cho nên, muốn tăng lợi nhuận thì chúng ta phải thúc đẩy tăng doanh thu.

Một phần của tài liệu lợi nhuận và các biện pháp làm tăng lợi nhuận tại công ty cung ứng và dịch vụ hàng không (Trang 28 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(36 trang)
w