3.1. Kỹ thuật ni dưỡng và chăm sóc gà con 3.2. Kỹ thuật nuôi gà hậu bị
3.3. Kỹ thuật nuôi gà đẻ
3.4. Kỹ thuật ni gà thịt cao sản
3.5. Quy trình vệ sinh thú y trong trại gà công nghiệp
1. Các phương thức chăn nuôi gà
1.1. Nuôi gà theo phương thức thả vườn
Đây là phương thức chăn nuôi truyền thống, tận dụng và tồn tại hầu hết ở các vùng nông thôn Việt Nam. Đặc trưng của phương thức này là đầu tư thấp, ni thả rơng khơng có kiểm sốt, khơng có chuồng trại, gia cầm đi lại tự do, tự kiếm thức ăn và tận dụng phụ phẩm nông nghiệp, năng suất thấp, không đảm bảo ATSH, thường xảy ra dịch bệnh. Tuy vậy, do đặc điểm của phương thức này là tận dụng thức ăn tự nhiên,
phù hợp với điều kiện kinh tế của hộ nông dân nhằm cải thiện nhu cầu thực phẩm hàng ngày.
1.2. Nuôi gà theo phương thức bán cơng nghiệp
Là phương thức chăn ni có sự kết hợp những kinh nghiệm chăn nuôi truyền thống và kỹ thuật chăn nuôi tiên tiến, rất phổ biến ở những vùng gị đồi. Đặc điểm của phương thức ni này là đã có kiểm sốt trong khu có chuồng cho gia cầm, kết hợp sân chơi để vận động, có sử dụng thức ăn chăn ni công nghiệp kết hợp với thức ăn ở địa phương để nâng cao chất lượng thịt. Đây là phương thức áp dụng cho những giống gà kiêm dụng, gà lai giữa gà ngoại và gà nội, cho tất cả các giống thủy cầm, nhằm phát huy tính ưu việt về sinh thái, nơi có đất trại rộng kết hợp trồng trọt cây ăn quả, cây bóng mát và ni cá…
1.3. Ni gà theo phương thức công nghiệp
Đây là phương thức chăn nuôi gia cầm tiên tiến., được ứng dụng phổ biến ở các nuớc có nền kinh tế và chăn ni cơng nghiệp phát triển. Gia cầm được nuôi quy mơ lớn, mang tính sản xuất hàng hóa, năng suất sản phẩm cao, chất lượng theo chuẩn mực chung. Giống thường là cao sản, chun dụng, thức ăn là thức ăn cơng nghiệp. Quy trình thú y và sản xuất được kiểm soát nghiêm ngặt. Tùy thuộc vào mức độ đầu tư và trình độ kỹ thuật mà quy mơ có thể khác nhau, do tư nhân, tập thể, tập đoàn sản xuất hoặc nhà nước quản lý.
Trong phương thức nuôi gia cầm bán thâm canh và thâm canh đang được áp dụng hai hình thức là ni trên nền (trên sàn) và ni trên lồng. Mỗi hình thức có ưu điểm, nhược điểm riêng và chỉ thích hợp với những đối tượng gia cầm và mục đích ni nhất định. Vì ậy cần phân tích, lựa chọn kỹ trước khi quyết định áp dụng cho cơ sở chăn ni của mình.