100% nhà giáo được kiểm tra hồ sơ chuyên môn.

Một phần của tài liệu Hội thảo “Đạo đức nhà giáo trong bối cảnh hiện nay” (Trang 43 - 45)

- Từ 50% nhà giáo trở lên được công nhận giáo viên giỏi cấp trường.

- 100% nhà giáo xếp loại Đạt trở lên trong chuẩn nghề nghiệp, trong đó loại Tốt có ít nhất 80%.

- 100% nhà giáo có ít nhất một sáng kiến kinh nghiệm/ nghiên cứu Khoa học Sư phạm ứng dụng.

- 100% các tổ chuyên mơn khơng có nhà giáo vi phạm các quy định của ngành và trường.

- 20% nhà giáo được kiểm tra hoạt động sư phạm.

Thực hiện được các chỉ tiêu trên, nhà trường sẽ đưa ra các giải pháp, và giáo viên thực hiện các giải pháp chính là q trình tự bồi dưỡng về đạo đức nhà giáo. Bởi lẽ, các vấn đề về tâm lí, đạo đức và nhận thức chỉ được kiểm chứng qua hành vi. Hành động của Giáo viên tuân thủ các phương pháp và mục tiêu đề ra chính là rèn luyện và bồi dưỡng về đạo đức. Chẳng hạn, với chỉ tiêu 100% giáo viên sẽ được kiểm tra hồ sơ chun mơn thì tất cả giáo viên trong trường sẽ phải chuẩn bị tinh thần ngay từ đầu năm học, soạn giảng cẩn thận. Nếu có giáo viên nào cịn lơ là, cán bộ quản lí cần vận dụng yếu tố thứ ba.

1.3. Đối với cơng tác kiểm sốt đạo đức nhà giáo: đạo đức là một vấn đề có tính chất cá nhân và chủ quan khi đánh giá, rất nhạy cảm nếu khơng có cơ sở. Rất nhiều người sẽ phản ứng gay gắt nếu họ không được thông báo ngay từ khi họ vi phạm nội quy mà để đến cuối năm mới tính để đánh giá thi đua và xếp loại viên chức. Do đó, kiểm sốt q trình hoạt động của giáo viên là điều cần thiết bởi đạo đức chỉ biểu lộ qua hành vi, và qua hệ thống hành vi ta sẽ kết luận được tương đối nhất phẩm chất đạo đức của một người. Hệ thống thi đua, kiểm tra nội bộ, ban thanh tra nhân dân, đều phải đưa chủ đề năm học vào nội dung cơng tác của đơn vị mình. Cơ quan cấp tỉnh tổ chức tập huấn nghiệp vụ cho các bộ phận chức năng trong nhà trường. Trước mỗi vấn đề kiểm tra, hiệu trưởng cần tập trung những người thực hiện nhiệm vụ đó để quán triệt, tập huấn. Mỗi bộ phận, tùy theo chức năng của mình mà cụ thể hóa thành mảng công việc trên tinh thần gắn liền với chủ đề năm học và kế hoạch của nhà trường. Trong cơng tác kiểm tra, cần thực hiện có kế hoạch thường xun, định kì, có bài bản và lưu trữ minh chứng rõ ràng. Khi công tác kiểm tra, giám sát được thực hiện tốt, tinh thần dân chủ ở cơ sở được mở rộng thì việc kiểm sốt đạo đức nhà giáo được tăng cường.

3. Kết luận

Chủ đề năm học không phải là một câu thần chú có quyền lực vạn năng mà là một cột mốc, một điểm tựa để chúng ta nhìn vào trong quá trình thực hiện nhiệm vụ năm học. Ý thức về chủ đề năm học trong suy nghĩ của cán bộ quản lí có giá trị lớn hơn nhiều lần so với những câu chữ viết ra trên kế hoạch vì chỉ có ý thức được thì việc thực hiện mới tự giác và thường xuyên. Trong chừng mực nào đó, nếu vận dụng tốt chủ đề năm học vào mọi khâu của q trình kế hoạch hóa, hiện thực hóa kế hoạch thì các đơn vị trường học nói riêng và ngành giáo dục đào tạo nói chung sẽ kiểm soát được đạo đức nhà giáo. Mà mục tiêu quan trọng, cao cả và sâu sắc nhất của đạo đức nhà giáo, theo Hồ Chí Minh, là: phục vụ tổ quốc, phục vụ nhân dân. Muốn vậy, người người làm nghề dạy học phải có kỉ luật, phải có trách nhiệm để tạo nên sức mạnh tổng hợp để đổi mới và sáng tạo.

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO ĐẠO ĐỨC NHÀ GIÁO TRƯỚC YÊU CẦU ĐỔI MỚI GIÁO DỤC HIỆN NAY TRƯỚC YÊU CẦU ĐỔI MỚI GIÁO DỤC HIỆN NAY

Trần Ngọc Thúy - Phó Hiệu trưởng trường THCS&THPT Hưng Lợi

I. MỞ ĐẦU

Đạo đức nghề nghiệp là phẩm chất cốt lõi quan trọng hàng đầu đối với nhà giáo, là nền tảng, động lực thôi thúc trách nhiệm, nhiệt huyết để mỗi nhà giáo phấn đấu hồn thành sự nghiệp vẻ vang của mình, xứng danh với nghề cao quý mà xã hội tôn vinh. Do vậy, nhà giáo phải là tấm gương mẫu mực, luôn nêu gương về đạo

đức để những giá trị tốt đẹp của người thầy được nhân lên trở thành phổ biến ở người học. Hoạt động dạy học được tiến hành bằng nhiều phương thức, trong đó có một phương thức rất đặc biệt là lấy nhân cách tác động đến nhân cách, dùng nhân cách người thầy để cảm hóa học trị. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy: “Muốn cho học sinh có đức thì giáo viên phải có đức. Ví như bảo học trị phải dậy sớm mà giáo viên thì trưa mới dậy. Cho nên thầy giáo, cô giáo phải gương mẫu, nhất là đối với trẻ con”. Đạo đức của nhà giáo gắn với đặc trưng của nghề dạy học mang

tính mơ phạm, chuẩn hóa rất cao, vừa dạy người, vừa dạy chữ, dạy nghề.

Với truyền thống hiếu học và tinh thần “tôn sư trọng đạo”, người thầy và nghề dạy học ở nước ta luôn được tôn vinh. Trong thực tế có rất nhiều tấm gương các nhà giáo hết lòng yêu nghề. Họ đã cống hiến cả cuộc đời cho sự nghiệp giáo dục và được rất nhiều thế hệ học trị kính trọng. Có rất nhiều thầy, cơ giáo, nhất là ở vùng sâu, vùng xa đã vượt qua rất nhiều khó khăn về vật chất và tinh thần để cống hiến cơng sức, trí tuệ cho sự nghiệp “trồng người” vẻ vang.

Tuy nhiên, trong những năm vừa qua ngành giáo dục và xã hội không khỏi đau lòng trước hiện tượng có những giáo viên thiếu chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp như bạo hành, lăng mạ học sinh, nhất là những vụ việc bạo hành trẻ em ở một số trường mầm non. Thiếu gương mẫu trong lời nói, việc làm, đánh giá khơng khách quan người học… Những hiện tượng này tuy chỉ là “con sâu làm rầu nồi canh”, nhưng dễ tạo nên bức xúc và phản cảm trong xã hội. Những sự việc này nếu khơng được nhìn nhận thấu đáo, khách quan sẽ dẫn đến đánh giá quy chụp nghề giáo và đội ngũ giáo viên hiện nay.

Để nhà giáo và đạo đức nghề nghiệp của họ được tôn vinh cần phải có những giải pháp cơ bản, hữu hiệu.

Một phần của tài liệu Hội thảo “Đạo đức nhà giáo trong bối cảnh hiện nay” (Trang 43 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)