II. THỰC TRẠNG VÀ NHỮNG BIỆN PHÁP ÁP DỤNG 1 Thực trạng
2. Những biện pháp đã áp dụng ở trường THPT Văn Ngọc Chính
ĐẠO ĐỨC VÀ TRÁCH NHIỆM CỦA NHÀ GIÁO
Lý Văn Luận - Phó Trưởng phịng GDĐT thị xã Vĩnh Châu
Trong những năm qua, nhìn chung đội ngũ nhà giáo đã nhận thức rõ trách nhiệm của mình đối với sự nghiệp “trồng người”, thể hiện sự tâm huyết với nghề nghiệp; tận tụy với cơng việc trên tinh thần “Tất cả vì học sinh thân yêu”; nhiều nhà giáo đã nỗ lực, phấn đấu, vượt qua bao khó khăn, gian khổ để đào tạo cho quê hương, đất nước những thế hệ con người toàn diện theo mục tiêu Luật giáo dục cả về đức, trí, thể, mỹ, đáp ứng được sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và hội nhập quốc tế. Thực tế có rất nhiều tấm gương sáng ở sự nghiệp “trồng người” nhất là thầy giáo, cô giáo ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa đã vượt qua rất khó khăn về vật chất và tinh thần để mang con chữ đến các em học sinh... Tuy nhiên cùng với sự phát triển của đất nước, do ảnh hưởng của mặt trái cơ chế thị trường, cùng với đời sống cịn nhiều khó khăn, đã xuất hiện một số nhà giáo chưa thật sự gương mẫu, vi phạm đạo đức nghề nghiệp, đang có nguy cơ suy thối về phẩm chất đạo đức, nhân cách, xói mịn lương tâm nghề nghiệp. Một bộ phận cán bộ quản lí giáo dục chưa chủ động, sáng tạo trong việc quản lí, điều hành và đề xuất các biện pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục tại đơn vị; chưa gương mẫu trong việc thực hiện chức trách nhiệm vụ của người đứng đầu, thậm chí cịn bng lỏng quản lí dẫn tới để xảy ra những sai phạm trong đơn vị, như chạy chức, chạy trường, chạy điểm, bạo lực học sinh, dạy thêm trái quy định, tình trạng lạm thu... Những hiện tượng đó đã làm ảnh hưởng đến danh dự nhà giáo và làm giảm uy tín của ngành giáo dục.
Truyền thống của dân tộc ta luôn thể hiện sự “Tơn sư trọng đạo”, vì thế xã hội ln đặt ra những yêu cầu rất cao về phẩm chất đạo đức của nhà giáo. Bởi lẽ, “người cậy ở tâm, cây nương ở rễ”, tâm đức, phẩm hạnh là yếu tố làm nên căn cốt của một con người, nhất là những người thầy; đạo đức của nhà giáo có ý nghĩa quan trọng tới việc hình thành và phát triển nhân cách của người học. Người thầy giáo chân chính dạy học trị khơng chỉ bằng vốn tri thức, hiểu biết, mà cịn bằng chính nhân cách đạo đức trong sáng của mình, để cảm hóa, để giáo dục và khai sáng. “Dạy chữ” là quan trọng, nhưng việc “dạy người” cịn quan trọng hơn. Mục đích của việc học đã được UNESCO khẳng định về bốn trụ cột của giáo dục: “Học để biết, học để làm, học để chung sống, học để khẳng định mình”, nói cách khác, học để làm người. Cho nên người học thường lấy hình ảnh các nhà giáo làm hình mẫu để noi theo. Những tiết dạy nhiệt huyết, say mê; lương tâm cộng tinh thần trách nhiệm; sự tận tụy của nhà giáo; tấm gương học tập và rèn luyện cùng nhân cách trong sáng của người thầy sẽ tạo một dấu ấn vô cùng sâu đậm trong tâm hồn các thế hệ học sinh.
Tại Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ hai khóa VIII, Đảng ta đã khẳng định: “Thực sự coi giáo dục - đào tạo, là quốc sách hàng đầu”. Nhiệm vụ của giáo dục là nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, đào tạo ra những con người mới, có kiến thức, có phẩm chất cách mạng, có kĩ năng để xây dựng và bảo vệ đất nước. Đảm trách sứ mệnh quan trọng và thiêng liêng đó khơng ai khác chính là đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lí giáo dục, những người vẫn được xã hội tôn
vinh trong sự nghiệp “trồng người”. Đạo đức của nhà giáo có ảnh hưởng to lớn đến việc hình thành nhân cách, đạo đức của người học. Bởi vậy việc nâng cao phẩm chất đạo đức của nhà giáo là vấn đề vô cùng quan trọng đặt ra ở bất cứ thời nào, nhất là trong giai đoạn hiện nay.
Để nâng cao hơn nữa đạo đức, trách nhiệm nhà giáo đáp ứng được yêu cầu của sự nghiệp giáo dục và đào tạo như xã hội trông đợi: giáo dục và đào tạo trở thành “quốc sách hàng đầu” để phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, chúng ta, những nhà giáo và cán bộ quản lí đang trên con đường đảm trách sự nghiệp “trồng người” cần thực hiện tốt một số giải pháp sau:
Thứ nhất, để đề cao đạo đức nghề nghiệp và trách nhiệm cần phải có những
giải pháp cơ bản. Trước hết, cần tăng cường cơng tác giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống đối với đội ngũ nhà giáo hiện nay. Nâng cao hơn nữa nhận thức về vai trò, trọng trách của nhà giáo để cán bộ quản lí giáo dục, giáo viên thấy rõ trách nhiệm của mình với xã hội, với việc đào tạo bồi dưỡng con người cho đất nước, thấy rõ được trách nhiệm trong việc bảo vệ danh dự của nhà giáo cũng như của ngành giáo dục, nhất là trách nhiệm của người đứng đầu. Khơi dậy lương tâm, trách nhiệm, nhiệt huyết, để mỗi nhà giáo đều có khát vọng vượt khó, cống hiến cho sự nghiệp giáo dục cũng như sự phát triển của đất nước; đối với mỗi nhà giáo trước hết cần phải nhận thức sâu sắc hơn nữa “nghề cao quý nhất trong những nghề cao quý, nghề sáng tạo nhất vì nó đào tạo ra những con người sáng tạo”. Chỉ có như vậy, mỗi nhà giáo mới thực sự yêu nghề, yêu người, hết lòng chăm lo, giáo dục học sinh. Điều đó, địi hỏi mỗi nhà giáo phải tự bồi dưỡng, học hỏi nâng cao trình độ chun mơn, năng lực sư phạm, đầu tư sức lực, trí tuệ cho cơng tác quản lý, điều hành, đầu tư cho từng bài giảng, tiết giảng; tích cực đấu tranh với những nhận thức lệch lạc về nghề dạy học, cùng những biểu hiện tiêu cực làm ảnh hưởng đến uy tín, phẩm giá, tư cách của nhà giáo; khắc phục khó khăn trong cuộc sống để hồn thành tốt nhiệm vụ được giao.
Thứ hai, mỗi cán bộ, giáo viên tích cực thực hiện Chỉ thị 05 của Bộ Chính trị
về việc “Học tập và làm theo tư tưởng, phong cách, đạo đức Hồ Chí Minh”. Theo đó, mỗi nhà giáo phải xây dựng cam kết, kế hoạch phấn đấu, đề ra nội dung, biện pháp cụ thể, phù hợp, làm cơ sở để điều chỉnh hành vi, xác định ý chí quyết tâm, nhất là trước những tác động, ảnh hưởng, chi phối đến tình cảm, lịng u nghề của đội ngũ nhà giáo; Coi trọng bồi dưỡng ý chí, khát vọng và chí hướng vươn lên hồn thiện văn hóa sư phạm, biết tự kiềm chế, tự học để có hiểu biết sâu rộng về chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng, tay nghề sư phạm, trau dồi phẩm chất đạo đức nhà giáo; thường xuyên nâng cao ý thức trách nhiệm với công việc chuyên môn, với sự nghiệp “trồng người”; mỗi thầy giáo, cô giáo hãy xem những khó khăn, thách thức trong cơng việc trở thành những cơ hội để khẳng định phẩm chất năng lực của bản thân trước phụ huynh, trước đồng nghiệp và học trị. Từ đó phải nêu cao tinh thần tự học, tự bồi dưỡng, rèn luyện nâng cao phẩm chất chính trị, đạo đức và chun mơn nghiệp vụ; khắc phục tình trạng quản lý, giáo dục theo kiểu “độc đoán - chuyên quyền”, áp đặt đối với học sinh. Ðặc biệt, các thầy giáo, cô giáo
“tự soi”, “tự sửa”; Cùng nhau lan tỏa những điều tốt đẹp, những tấm gương nhà giáo mẫu mực, tâm huyết và sáng tạo trong sự nghiệp giáo dục.
Thứ ba, Người quản lý giáo dục phải là tấm gương điển hình, mẫu mực trong lời nói và hành động, ln lắng nghe và thấu hiểu tâm tư, nguyện vọng đội ngũ nhà giáo, là người tiên phong trong phong trào đổi mới, cụ thể là: triển khai, thực hiện có hiệu quả chủ đề các năm học do Sở Giáo dục và Đào tạo phát động như “Tăng cường nề nếp kỷ cương, nêu gương đạo đức nhà giáo để nâng cao chất lượng giáo dục” và “Kỷ cương, trách nhiệm, đổi mới, sáng tạo”...
Thứ tư, Thực hiện tốt quy chế dân chủ cơ sở trong trường học; giữ gìn tình
đồn kết, thống nhất trong tập thể sư phạm, biết lắng nghe, sẵn sàng học hỏi và cầu tiến. Nêu cao nguyên tắc, tính kỷ luật và tính kế hoạch trong hoạt động sư phạm; chấp hành nghiêm pháp luật của Nhà nước và quy định về đạo đức nhà giáo của Bộ Giáo dục và Đào tạo; coi trọng, giữ vững, phát huy truyền thống tôn sư trọng đạo của dân tộc; thực hiện tốt cuộc vận động “Mỗi thầy giáo, cô giáo là tấm gương về đạo đức và tự học”; luôn thể hiện sự chuẩn mực, tính mơ phạm trong tác phong, lối sống, trong giải quyết các mối quan hệ với mọi người, với cơng việc, với bản thân mình, nhất là đối với người học. Trong công tác chuyên môn, phải thực sự công bằng trong giảng dạy và giáo dục, đánh giá đúng thực chất năng lực học tập của học sinh; chống tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục; thực hiện phê bình và tự phê bình thường xuyên, nghiêm túc. Những trường hợp giáo viên vi phạm, cần được xử lý nghiêm, tùy theo mức độ và quy định của pháp luật liên quan, có thể tạm dừng việc giảng dạy, bố trí làm cơng việc khác...
Thứ năm, thường xuyên bồi dưỡng năng lực, trình độ và phương pháp, tác
phong công tác cho đội ngũ nhà giáo. Hơn lúc nào hết, chúng ta cần xây dựng đội ngũ những người làm công tác giáo dục có đầy đủ phẩm chất, năng lực, vừa “hồng”, vừa “chuyên”; Nâng cao năng lực toàn diện, kiến thức chuyên sâu theo lĩnh vực, môn học giảng dạy và kỹ năng, phương pháp sư phạm; khả năng tư duy khoa học; Coi trọng việc xây dựng phương pháp, tác phong cơng nghiệp; có tính nguyên tắc, sâu sát, cụ thể, tỷ mỷ, gương mẫu, nói đi đơi với làm; thực hành tiết kiệm, sống khiêm tốn, giản dị, trong sạch, chống xa hoa, lãng phí. Điều này khơng những để khẳng định tri thức, trình độ phát triển giáo dục của dân tộc, mà cịn góp phần quan trọng cho thắng lợi của công cuộc đổi mới, hội nhập quốc tế, xây dựng và phát triển đất nước. Với tầm cao của nền kinh tế tri thức, mọi hành vi, thái độ, lời nói, việc làm của nhà giáo đều là tấm gương phản ánh nhiều chiều nhưng khơng ai khác hơn chính nhà giáo phải tự soi mình.
Thứ sáu, Tăng cường công tác kiểm tra nội bộ để chấn chỉnh và xử lí kịp
thời, nghiêm túc những biểu hiện vi phạm về đạo đức nhà giáo, góp phần làm trong sạch môi trường giáo dục. Những biện pháp này cần được thực hiện thường xuyên, lâu dài và thực chất để xây dựng hình ảnh nhà giáo mẫu mực, làm gương sáng cho học trò noi theo. Các cấp quản lý cần quan tâm hơn nữa việc giúp đỡ, tạo mọi điều kiện để đội ngũ nhà giáo phấn đấu, rèn luyện; xây dựng nhiều điển hình tiên tiến, gương “người tốt, việc tốt” trong rèn luyện phẩm chất đạo đức nghề nghiệp. Tích cực đấu tranh với những biểu hiện tiêu cực, vi phạm đạo đức nghề nghiệp.
Thứ bảy, Mỗi cán bộ, giáo viên, nhân viên phải giữ gìn đồn kết, thống nhất
trong tập thể sư phạm, biết lắng nghe, sẵn sàng học hỏi và cầu tiến bộ; nêu cao nguyên tắc, tính kỷ luật và tính kế hoạch trong hoạt động sư phạm; chấp hành nghiêm về pháp luật của Nhà nước. Công tác thi đua, khen thưởng phải thực hiện dân chủ, cơng bằng, khách quan, từ đó tạo động lực cho đội ngũ phát triển...
Để nâng cao phẩm chất đạo đức của nhà giáo, mỗi một thầy giáo, cô giáo phải hiểu, thấm nhuần tư tưởng và đạo đức của Hồ Chí Minh về giáo dục; mỗi người phải không ngừng rèn luyện để hoàn thiện lối sống, nhân cách của mình; sống có tấm lịng nhân ái, làm việc có trách nhiệm với danh dự nghề nghiệp. Người thầy cơ giáo phải biết giữ mình, tránh xa mọi cám dỗ tầm thường, giữ cho tâm hồn trong sáng, mọi hành vi phải nâng lên thành văn hóa trong đối nhân xử thế, từ việc nhỏ nhất đến việc lớn nhất. Giáo dục và đào tạo thế hệ trẻ là một chiến lược quan trọng của quốc gia mà trọng trách lớn được đặt trên vai những nhà giáo. Để tạo ra một lớp người Việt Nam khỏe mạnh về thể chất, phong phú về tinh thần, trí tuệ, đủ năng lực đưa nước ta hội nhập với văn minh nhân loại, là nhiệm vụ của tồn xã hội, trong đó người thầy giữ vai trị khơng nhỏ, nhất là xây dựng nền đạo đức mới, trong đó có đạo đức nghề nghiệp, đạo đức và trách nhiệm người thầy.