.Kế toán xác định kết quả kinhdoanh

Một phần của tài liệu KẾ TOÁN xác ĐỊNH kết QUẢ KINH DOANH tại CÔNG TY TNHH VÀNG bạc đá QUÝ vạn KIM (Trang 37)

1.11.1 Khái niệm

Kết quả của hoạt động kinh doanh là số chênh lệch giữa doanh thu với giá thành toàn bộ sản phẩm hàng hóa, dịch vụ đã tiêu thụ và thuế phải nộp theo quy định của pháp luật ( trừ thuế thu nhập doanh nghiệp ) của từng kỳ kế toán

1.11.2Nguyên tắc hạch toán

Kết quả hoạt động kinh doanh phải được hạch toán chi tiết theo từng loại sản phẩm hàng hóa hay dịch vụ đã thực hiện của các bộ phận sản xuất khác nhau trong doanh nghiệp ( sản xuất chính, sản xuất phụ )

Phải đảm bảo mối quan hệ tương xứng giữa doanh thu với các chi phí được trừ. Những chi phí phát sinh ở kỳ này nhưng có liên quan đến doanh thu được hưởng ở kỳ sau thì phải chuyển sang chi phí hoạt động ở kỳ sau, khi nào thu dự kiến đã thực hiện được thì chi phí có liên quan mới được trừ để tính kết quả kinh doanh.

Khơng được tính vào chi phí của hoạt động kinh doanh các khoản sau:

- Chi phí của hoạt động tài chính và các chi phí bất thường.

- Các khoản thiệt hại được nhà nước trợ cấp hoặc cho phép giảm vốn và các khoản thiệt hại được bên gây ra thiệt hại và công ty bảo hiểm bồi thường.

- Chi phí cơng tác nước ngồi vượt định mức do Nhà nước quy định.

- Các khoản chi do các nguồn khác đài thọ như: chi sự nghiệp, chi cho nhà ăn tập thể, chi phí hoạt động của các tổ chức Đảng đồn thể, các khoản chi trợ cấp khó khăn thường xuyên, đột xuất, các khoản chi mang tính chất thưởng từ quỹ tiền thưởng như thưởng: năng suất, thưởng sáng kiến, thưởng thi đua, các khoản chi từ thiện, ủng hộ các đại phương…..

1.11.3 Tài khoản sử dụng:

* Để xác định kết quả kinh doanh, kế toán sử dụng tài khoản 911 “Xác định kết quả kinh doanh”.

Sơ đồ 1. 13: Sơ đồ tài khoản “Xác định kết quả kinh doanh” Tài khoản 911“Xác định kết quả kinh doanh”

SPS: - Giá vốn của sản phẩm, hàng hóa, bất động sản đầu tư đã bán và dịch vụ đã cung cấp.

- Chi phí hoạt động tài chính.

- Chi phí khác.

- Chi phí quản lý DN.

- Chi phí bán hang.

- Chi phí thuế thu nhập DN.

- Kết chuyển lãi.

SPS:

- Doanh thu thuần về sản phẩm hàng hóa, sản phẩm, bất động sản đầu tư và dịch vụ đã bán trong kỳ.

- Doanh thu hoạt động tài chính.

- Các khoản thu nhập khác.

- Kết chuyển lỗ.

Tài khoản 911 khơng có số dư cuối kỳ.

1.11.4 Trình tự hạch tốn

- Cuối kỳ, kế toán kết chuyển doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ, Doanh thu hoạt động tài chính, thu nhập khác sang TK911:

Nợ TK 511, 515, 711 Có TK 911

- Cuối kỳ, kế tốn kết chuyển giá vốn sản phẩm hàng hóa, dịch vụ đã tiêu thụ, ghi:

Nợ TK 911

Có TK 632 ( kê khai thường xuyên, kiểm kê định kỳ )

- Cuối kỳ, kế tốn kết chuyển chi phí bán hàng phát sinh trong kỳ: Nợ TK 911

Có TK 641

- Cuối kỳ, kế tốn kết chuyển chi phí quản lý doanh nghiệp phát sinh trong kỳ:

Nợ TK 911 Có TK 642

- Kết chuyển chi phí tài chính, chi phí khác: Nợ TK 911

Có TK 635, 811

- Kết chuyển chi phí thuế TNDN phát sinh trong kỳ: Nợ TK 911- Xác định kết qủa kinh doanh

Có TK 821- Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp

- Xác định kết qủa kinh doanh:

- Nếu kết quả kinh doanh >0 thì doanh nghiệp lãi, được kết chuyển sẽ ghi: Nợ TK 911

Có TK 421(4212) – lãi chưa phân phối

- Nếu kết quả kinh doanh <0 thì doanh nghiệp lỗ, được kết chuyển sẽ ghi Nợ TK 421(4212) - lãi chưa phân phối

Có TK 911

KÊT LUÂN CHƯƠNG I

Trong hoạt động sản xuất kinh doanh, lợi nhuận là yếu tố được quan tâm hàng đầu cần được quan tâm đến. Doanh nghiệp ln đề ra cho mình những mục tiêu khác nhau, nhưng tất cả những mục tiêu đó đều hướng về , mục tiêu cuối cùng là làm sao cho doanh nghiệp mình đạt được lợi nhuận cao nhất với mức chi phí bỏ ra tương ứng thấp nhất. Sự tồn tại, phát triển thành công của doanh nghiệp đều được phản ánh rõ qua kết quả lợi nhuận mà doanh nghiệp đạt được. Nhìn vào kết quả hoạt động kinh doanh có thể phân tích được hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.

Vì vậy, dựa trên cơng tác kế tốn xác định kết quả kinh doanh mà doanh nghiệp có thể biết được hoạt động kinh doanh của mình như thế nào lời, lỗ bao nhiêu. Và kết quả của việc xác định kết quả kinh doanh là khoản mục quan trọng giúp người sử dụng đánh giá về tình hình hoạt đơng quy mô của doanh nghiệp, nên công tác kế tốn phải cung cấp những thơng tin đáng tín cậy để nhà quản lý đưa ra nhữn quyết định đúng đắn, kịp thời.

Trên đây là một số cơ sở lý luận của các tài khoản thuộc bên kế toán xác định kết quả kinh doanh. Các khái niệm, tài khoản sử dụng, chứn từ sử dụng, phương pháp hạch toán của từng tài khoản được nêu một cách khái quát để phần nào hiểu rõ hơn về các tài khoản sử dụng để xác định kết quả kinh doanh.

Các nội dung này là cơ sở, nền tảng phục vụ cho quá trình nghiên cứu, đánh giá và đưa ra nhận xét nhằm đánh giá khách quan về công tác kế toán xác định kết quả hoạt động kinh doanh tại Công ty TNHH Vàng Bạc Đá Quý Vạn Kim.

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CƠNG TÁC KẾ TỐN XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI

CÔNG TY TNHH VÀNG BẠC ĐÁ QUÝ VẠN KIM 2.1.Tổng quan về Công ty TNHH Vàng Bạc Đá Quý Vạn Kim:

2.1.1Giới thiệu về công ty:

- Tên Công ty: Công Ty TNHH Vàng Bạc Đá Quý Vạn Kim

- Giám đốc: Lê Thị Quý Hạnh.

- Vốn điều lệ: 3.000.000.000 đồng

- Trụ sở công ty: Sô 11 Lê Thi Pha, Phương 1, Thanh phơ Bao Lơc, Tỉnh Lâm Đồng

- Loại hình pháp lý: Cơng ty TNHH hai thành viên trở lên.

- Mã số thuế: 5800884170 cấp lần đầu ngày 01/02/2010. Điều chỉnh lần 3 ngày 17 tháng 07 năm 2012 – Do Sở Kế Hoạch và Đầu tư Tỉnh Lâm Đồng cấp.

- Các ngân hàng giao dịch: Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương

- Tài khoản giao dịch: 0500035555770 Tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương

- Số điện thoại: (84-263) 391 0025.

- Fax: (84- 263) 386 4176.

- Website: http://www.vankim.com.vn

Trong suốt thời gian hoạt động những năm vừa qua, tất cả thành viên của Công ty TNHH Vàng Bạc Đá Quý Vạn An luôn tôn trọng, trung thực, tận tụy với khách hàng, xem sự hài lòng của khách hàng là thước đo cho sự thành đạt của bản thân và Công ty, cùng với sự lao động nhiệt tình và lịng say mê với nghề của tập thể cán bộ công nhân viên đã giúp cơng ty vượt qua được những khó khăn và đạt được những thành tích đầy khích lệ và khơng ngừng nỗ lực để mở rộng kinh doanh cả về chiều rộng lẫn chiều sâu để đẩy mạnh thương hiệu Vàng bạc đá quý Vạn Kim.

2.1.2 Lĩnh vực hoạt động kinh doanh và sự phát triển của công ty:

Ngành nghề kinh doanh:

- Ban buôn kim loai va quăng kim loai: Mua bán, sản xuất gia công vàng bạc trang sức mỹ nghệ, đá quý, cẩm thạch

- Ban buôn may moc, thiêt bi va phu tung may khac: Kinh doanh điện máy, điện lạnh, đồ gia dụng, điện thoại.

- Dich vu câm đô. Dich vu chuyên tiên ( đai ly chi tra ngoai tê). Đai ly thu đôi ngoai tê.

(Nguồn: https://dangkykinhdoanh.gov.vn, của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.)

2.1.3 Tổ chức bộ máy quản lý của Công ty:

2.1.3.1Sơ đồ tổ chức quản lý:

Sơ đồ 2. 1: Sơ đồ mơ hình tổ chức của Cơng ty

GIÁM ĐỐC

Phịng Kế Tốn

Bộ máy của Công ty được tổ chức theo kiểu Ban Giám Đốc có quyền hạn cao nhất chịu trách nhiệm về mọi hoạt động kinh doanh của Công ty, Cán bộ- Công nhân viên chấp hành chỉ thị của cấp trên, người đứng đầu từng phịng ban thì phải chịu trách nhiệm về mọi hoạt động do mình phụ trách.

2.1.3.2Chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban:

Giám Đốc:

- Là người chịu trách nhiệm về mọi hoạt động của công ty và chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh và quá trình sản xuất kinh doanh.

- Vạch ra các chiến lược kinh doanh, ký kết các hợp đồng kinh tế để thực hiện các kế hoạch đã đề ra nhằm đạt hiệu quả kinh tế cao nhất.

Phòng Kế Toán:

- Chịu trách nhiệm cung cấp kịp thời và đúng đắn các thơng tin tài chính hàng tháng q năm cho Giám đốc và hội đồng Quản trị.

- Kiểm tra các chứng từ kế toán và các chứng từ khác có liên quan đến thanh tốn, tín dụng và hợp đồng kinh tế.

- Tổ chức khâu thu,chi và hạch toán đúng chế độ kế toán, quản trị thanh toán chặt chẽ báo cáo sổ sách chứng từ đúng quy định hiện hành.

- Lập và nộp kịp thời các kế hoạch và báo cáo tài chính theo quy định của nhà nước.

Phịng Kinh Doanh:

- Là phòng ban rất quan trọng trong cơng ty. Phịng có nhiệmvụ

chung là tìm kiếm và duy trì các nhà cung cấp cũng như các khách hàng, tổ chức q trình ln chuyển hàng hố từ lúc mua vào tới lúc bán ra. Bên cạn hđóphịng kinh doanh cịn giúp ban Giám Đốc cơng ty tổ chức hoạt động ki nh doanh và trực tiếp thực hiện các phương án kinh doanh đã được

Giám đốc phê duyệt.

- Phòng kinh doanh tham gia ký kết hợp đồng mua bán tiếp cận thị trường.

Phịng Hành Chính Tổng Hợp:

- Soạn thảo và vạch ra quy chế làm việc, dự thảo điều lệ hoạt động của công ty.

- Tổ chức sắp xếp cơ cấu bộ máy quản lý, danh sách lao động và phân bổ vị trí làm việc cho nhân viên, xây dựng kế hoạch tiền lương như: mức lương, tăng lương, các chính sách khen thưởng….

2.1.4 Tổ chức cơng tác kế tốn tại Cơng ty:

Do đặc điểm kinh doanh của mình, cơng ty ln coi trọng cơng tác tổ chức sắp xếp đội ngũ kế tốn phù hợp với chức năng nhiệm vụ nhằm phát huy hết vai trị của kế tốn nói chung và khả năng của từng nhân viên kế tốn nói riêng. Để quản lý tốt các hoạt động kinh doanh công ty đã áp dụng mơ hình kế tốn tập trung.

2.1.4.1 Sơ đồ bộ máy kế tốn tại Cơng ty Sơ đồ 2. 2: Sơ đồ bộ máy kế tốn của cơng ty

Kế toán trưởng Kế toán tổng hợp Kế toán thanh tốn, cơng nợ Kế toán bán hàng Thủ quỹ

2.1.4.2 Chức năng và nhiệm vụ của từng bộ phận Kế toán Trưởng:

- Là người trực tiếp điều hành, hướng dẫn thực hiện cơng tác kế tốn tại cơng ty, là người có quyền yêu cầu các bộ phận kế toán chuyển đầy đủ, kịp thời các số liệu cần thiết cho cơng tác kế tốn và làm báo cáo tài chính cuối năm.

- Tổ chức thi hành và củng cố, hoàn thiện chế độ hạch tốn kinh tế của cơng ty theo yêu cầu đổi mới cơ chế quản lý.

- Theo dõi việc ký kết, thanh lý các hợp đồng kinh tế trong và ngồi cơng ty, tham gia phân tích đánh giá hoạt động kinh tế.

- Kiểm tra và ký duyệt sổ sách, chứng từ, báo cáo tài chính.

- Thường xuyên kiểm tra năng lực và khả năng hồn thành cơng việc của các nhân viên trong bộ phận, từ đó xây dựng phương án hỗ trợ nhân viên hoặc cách giải quyết nhằm mang lại hiệu quả cơng việc.

Kế tốn tổng hợp:

- Chịu trách nhiệm về sổ sách, chứng từ và báo cáo thuế theo đúng quy định.

- Quản lý việc tạm ứng và thanh toán tạm ứng của các đối tượng.

- Lập chứng từ thanh tốn khi có nghiệp vụ phát sinh.

- Theo dõi tình hình tăng giảm và khấu hao TSCĐ, tính khấu hao theo chế độ hiện hành

Kế tốn thanh tốn, cơng nợ:

- Theo dõi tình hình phát sinh cơng nợ chi tiết theo từng đối tượng. Báo cáo ban giám đốc và kế tốn trưởng những trường hợp nợ tồn đọng, khó có khả năng thu hồi để có biện pháp xử lý, theo dõi nợ phải trả cho nhà cung cấp.

- Đặt hàng theo dõi nhập xuất tồn vật tư, tính hoa hồng cho nhân viên kinh doanh, theo dõi quỹ tiền mặt hàng ngày và đối chiếu tiền mặt tồn cuối ngày với thủ quỹ.

Kế toán bán hàng:

- Theo dõi việc bán hàng hằng ngày tại công ty, lên danh sách giao hàng và thu hồi vỏ bình từ khách hàng, nhập hàng bán trong ngày, làm báo cáo bán hàng.

- Theo dõi công nợ phát sinh trong ngày và báo về cho kế toán thanh toán, cơng nợ để theo dõi tiếp đó.

Thủ quỹ:

- Chịu trách nhiệm về việc quản lý, bảo quản tiền mặt của công ty.

- Theo dõi, ghi chép, phản ánh đầy đủ, kịp thời, chính xác và rõ ràng tình hình thanh tốn bằng tiền mặt.

- Kiểm kê đối chiếu tồn quỹ hàng ngày

2.1.5Hình thức và chế độ kế tốn áp dụng

2.1.5.1 Hình thức kế tốn áp dụng:

Cơng ty TNHH Vàng Bạc Đá Quý Vạn Kim áp dụng hình thức Nhật ký chung để tổng hợp tình hình chung của Cơng ty, bao gồm các yếu tố chủ yếu sau:

- Sổ cái

- Sổ thẻ hạch toán chi tiết; Sổ nhật ký đặc biệt.

- Sổ quỹ

- Bảng cân đối số phát sinh

Sơ đồ 2. 3: Trình tự ghi sổ theo hình thức kế tốn nhật ký chung:

Chứng từ kế tốn SỔ CÁI Sổ, thẻ chi tiết Bảng tổng hợp chi tiết Ghi chú Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng

Kiểm tra, đối chiếu

Bảng cân đối số phát sinh

Báo cáo tài chính

Cơng ty sử dụng phần mềm: Kế tốn Việt Nam và dùng excel để kiểm tra lại

Sơ đồ 2. 4:Trình tự ghi sổ kế tốn trên máy vi tínhChứng từ kế tốn Chứng từ kế tốn tự ghi sổ kế tốn: Phần mềm kế tốn Trình Sổ kế tốn: - Sổ tổng hợp - Sổ chi tiết

chứng từ kế toán

cùng loại

chứng từ kế toán hoặc bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại đã được kiểm tra, được dùng làm căn cứ ghi sổ, xác định tài khoản ghi Nợ, tài khoản ghi Có để nhập dữ liệu vào máy vi tính theo các bảng, biểu được thiết kế sẵn trên phần mềm kế toán.

- Theo quy trình của phần mềm kế tốn, các thơng tin được tự động nhập vào sổ kế toán tổng hợp (Sổ cái hoặc nhật ký – sổ cái…) và các sổ thẻ kế toán chi tiết liên quan.

- Cuối tháng (Hoặc bất kỳ thời điểm cần thiết nào), kế toán thực hiện các thao tác khóa sổ (cộng sổ) và lập báo cáo tài chính. Việc đối chiếu giữa số liệu tổng hợp với số liệu chi tiết được thực hiện tự động và ln đảm bảo chính xác, trung thực theo thơng tin đã được nhập trong kỳ. Người làm kế tốn có thể kiểm tra, đối chiếu số liệu giữa sổ kế tốn với báo cáo tài chính sau khi đã in ra giấy.

- Thực hiện các thao tác để in báo cáo tài chính theo quy định.Cuối tháng, cuối năm sổ kế toán tổng hợp và sổ kế toán chi tiết được in ra giấy, đóng thành quyển và thực hiện các thủ tục pháp lý theo quy đinh về sổ kế toán ghi bằng tay.

2.1.5.2 Chế độ kế toán áp dụng:

Hệ thống kế tốn áp dụng tại cơng ty: Áp dụng chế độ Kế toán doanh nghiệp ban hành theo Thông tư số 133/2016/TT-BTC ngày 26/08/2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính.

Hình thức sổ kế tốn: Nhật ký chung.

Niên độ kế toán: Niên độ kế toán doanh nghiệp áp dụng bắt đầu từ ngày 01 tháng 01, kết thúc ngày 31 tháng 12 của năm.

Đơn vị tiền tệ sử dụng trong ghi chép kế toán: Đồng Việt Nam được sử dụng

Một phần của tài liệu KẾ TOÁN xác ĐỊNH kết QUẢ KINH DOANH tại CÔNG TY TNHH VÀNG bạc đá QUÝ vạn KIM (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(79 trang)
w