Giả thuyết: Liên tục tiếp cận chương trình sẽ giúp thành viên có thể cung cáp đủ thực phẩm và thực phẩm chất lượng cao hơn cho hộ gia đình.
Các chỉ sổ:
% tiêu thụ thực phẩm trong 12 tháng vừa qua với bốn dạng mô tả soạn sẵn thể hiện những thực phẩm trong bữa ăn của hộ gia đình.
Những lý do vì sao tình hình bảo đảm thực phẩm được cải thiện/bị xấu đi.
Những người trả lời phỏng vấn được đề nghị miêu tả những thực phẩm họ đã dùng trong 12 tháng qua và xác định liệu chế độ ăn uổng được cải thiện hay bị giảm đi. Dựa trên các kết quả, đại bộ phận thành viên trưởng thành (3, 6, 9 năm) khơng chỉ có đủ số lượng thực phẩm mà họ cần mà cịn có được những loại họ muốn, một dấu hiệu bảo đảm thực phẩm có được nhờ tình hình kinh tế được nâng lên. Ngược lại, đa phần thành viên mới và thành viên sắp vào có thể xếp vào mục khơng đảm bảo thực phẩm vì đói vì họ báo cáo rằng thường có đủ số lượng thực phẩm nhưng không phải lúc nào cũng là loại thực phẩm họ muốn có (xem Hình 4).
3365 65 20 42 56 20 68 32 00 5049 01 72 25 22 0 20 40 60 80 Sắp vào Mới 3 năm 6 năm 9 năm Bảo đảm thực phẩm Bảo đảm thực phẩm Mất an toàn thực phẩm có/khơng có tình trạng đói Mất an tồn thực phẩm và đói vừa phải Mất an tồn thực phẩm và đói trầm trọng Hình 4
Đáng chú ý là 4 người trả lời phỏng vấn đã tham gia chương trình 6 năm và có 1 người 9 năm vẫn nếm trải tình trạng khơng đảm bảo thực phẩm ở nhũng mức độ đói khác nhau. Đây là những thành viên nằm trong mục rất nghèo. Tuy vậy, lý do của việc giảm sút tình trạng bảo đảm thực phẩm không được nhắc đến. Đối với những người nói rằng việc tiêu dùng thực phẩm của họ tăng lên, 33% thành viên sắp vào nói rằng họ có thể ăn 3 bữa một ngày trong khi 22% thành viên mới nhắc đến khả năng mua nhiều hơn đồ gia vị, rau đậu để ăn cùng thực phẩm chính. Thành viên trưởng thành (30% từ 3 năm, 23% từ 6 năm và 25% từ 9 năm) nói rằng họ có thể mua nhiều hơn sản phẩm từ động vật và sữa (thịt, sữa, pho mát, trứng).
Kết luận
Hướng đến đói nghèo ở cấp độ thành viên là một phần quan trọng trong kế hoạch chương trình của các TCTCVM mong muốn tiếp cận phần lớn thành viên rất nghèo (Simanowitz 2002). Việc sử dụng Bảng kiển tra tiêu chuẩn hộ gia đình có vẻ có tác dụng trong nỗ lực tiếp cận hầu hết hộ nghèo, như có thể thấy từ số liệu về tình trạng nghèo của thành viên mới và thành viên sắp vào. Chỉ 3 trong số những thành viên mới nằm trong mục khơng nghèo. Trong khi gần một nửa nhóm đối chiếu nằm trong số những người người nghèo nhất. TYMcũng đã đạt được những thành công đáng chú ý trong việc đưa những thành viên trưởng thành ít nhất là tiến một bước trên thang nghèo, từ Rất nghèo lên Nghèo trung bình.Tuy nhiên, đáng lo là gần một phần tư thành viên trưởng thành vẫn là những người nghèo nhất. Điều này có thể giải thích bằng thực tế là trong khi họ có những hoạt động sinh kế, chủ yếu trên cơ sở nông nghiệp, dường như mục đích của họ là chỉ cần đảm bảo một nguồn thu nhập chắc chắn và đủ cho nhu cầu của hộ gia đình, hơn là phát triển kinh doanh. Nếu qui mô của hoạt động nông nghiệp ở mức đủ sống và phả đối mặt với nguy cơ rủi ro cao đi kèm với các hoạt động kiếm sống chủ yếu dựa vào nơng nghiệp thì thời tiết khắc nghiệt hay một đợt bệnh dịch phá hoại mùa màng có thể xóa sạch cunwngx cơng việc kiếm sống này và nhấn chìm hộ gia đình vào tình trạng đói nghèo nghiêm trọng hơn.
Trong số các thành viên trưởng thành có xu hướng mua đồ dùng gia đình giá trị thấp hơn (hàng tiêu dùng lâu bền như đồ dùng hộ gia đình, xe đạp và xe máy) nhưng đầu tư ít hơn vào các tài sản sản xuất mà có thể hỗ trợ kế sinh nhai của họ. Không rõ số tiền tiêu vào những đồ dùng này lấy từ vốn vay hay, thu nhập hay lợi nhuận từ HĐTTN của họ hay là kết hợp cả ba. Nếu tiền dành cho những đồ dùng này chỉ xuất phát từ tiền thu được từ vốn vay thì TYM phải có biện pháp bảo vệ thành viên trước nguy cơ thiếu nợ quá nhiều thông qua việc sử dụng quá nhiều vào lĩnh vực phi sản xuất từ vốn vay. Những biện pháp này có thể bao gồm việc cung cấp các bài giảng về giáo dục tài chính, giám sát nghiêm ngặt hơn việc sử dụng vốn và cung cấp một loạt vốn vay phi sản xuất.
TYM đạt được tác động tích cực trên khía cạnh bảo đảm cho hộ gia đình, thể hiện sự nâng lên trong năng lực làm kinh tế của phụ nữ và việc trao quyền cho phụ nữ. Khi quãng thời gian phụ nữ tham gia TYM tăng lên, phụ nữ có khả năng mua thực phẩm chất lượng cao hơn cho hộ gia đình và qua đó cải thiện mức dinh dưỡng cho con cái.
IV. CƠNG CỤ TRAO QUYỀNA. Tổng qua Cơng cụ trao quyền cho Thành viên