ĐỂ CHĂM SĨC TỐT NGƯỜI BỆNH
CẨM TÚ
Chi bợ tích cực chăm lo, xây dựng, kiện tồn tổ chức, nhân sự cấp ủy và cơng tác quản lý cán bộ, đảng viên, xác định rõ nội dung quản lý cán bộ đảng viên gồm: quản lý tư tưởng chính trị, phẩm chất đạo đức lối sống, ý thức tổ chức kỷ luật, tác phong thái độ ý thức phục vụ nhân dân, quản lý việc thực hiện nhiệm vụ được giao, quản lý quan hệ xã hội, quản lý việc kê khai tài sản của cán bộ, đảng viên; gắn công tác quản lý cán bộ đảng viên với công tác nhận xét, đánh giá cán bộ, xếp loại đảng viên, với công tác đào tạo, bổ nhiệm, luân chuyển cán bộ…
Chi bộ luôn quan tâm sâu sát trong lãnh, chỉ đạo việc phát triển, nâng cao chất lượng khám và chăm sóc cho bệnh nhân, tăng cường cơng tác quản lý giáo dục đối với người bệnh, góp phần đảm bảo an ninh chính trị, an tồn xã hội trên địa bàn thành phố và khu vực. Các quy chế chuyên môn bệnh viện được triển khai thực hiện và ngày
càng đi sâu vào hiệu quả. Công tác khám chữa bệnh với chất lượng ngày càng cao, các trang thiết bị phục vụ cho kỹ thuật lâm sàng, cận lâm sàng, nhiều kỹ thuật mới đã được áp dụng như: hội chẩn trực tuyến, kỹ thuật dẫn lưu màng phổi kín, test sàng lọc HIV...; chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ mới lao đa kháng, sàng lọc phát hiện điều trị, theo dõi kết quả điều trị bằng thuốc ARV (thuốc Antiretrovaral có tác dụng ngăn ngừa sự nhân lên của HIV, tăng cường hệ miễn dịch từ đó giảm nguy cơ mắc những bệnh nhiễm trùng cơ hợi, trì hỗn sự chuyển tiếp qua giai đoạn AIDS - giai đoạn nghiêm trọng nhất của HIV/AIDS) cho hơn 200 học viên của 5 cơ sở cai nghiện ma túy; thực hiện truyền máu tại chỗ cho 95 lượt bệnh nhân; phối hợp Bệnh viện Tâm thần khám và điều trị cho 850 lượt bệnh nhân… Hiện bệnh viện có 382 bệnh nhân đang điều trị nội trú, 238 bệnh nhân điều trị ngoại trú.
Bệnh nhân đông, các y bác sĩ, điều dưỡng hằng ngày phải đối diện với nguy cơ phơi nhiễm với vi trùng lao kháng thuốc, chăm sóc, điều trị bệnh nhân AIDS…, nên nhiều công việc tại Bệnh viện đều nguy hiểm, chỉ cần bị một chiếc kim tiêm đã sử dụng đâm vào tay là có nguy cơ nhiễm bệnh. Vì vậy, tất cả việc thay băng, chăm sóc, nâng đỡ đều được các y bác sĩ, điều dưỡng tuân thủ nghiêm ngặt các biện pháp y tế. Không lo ngại trước những nguy cơ trên, các nhân viên y tế ở đây vẫn túc trực bên cạnh bệnh nhân 24/24, tận tình điều trị, chăm sóc, tâm sự, đợng viên bệnh nhân của mình vượt qua rào cản về sự mặc cảm, tự ti mà hợp tác điều trị, vui sống lành mạnh. Hiểu được hoàn cảnh, tâm lý người bệnh nên có những lúc bị bệnh nhân la mắng, chửi bới, chẳng những không giận mà các y bác sĩ, điều dưỡng cịn thơng cảm, tìm cách vỗ về, an ủi.
Không chỉ quan tâm thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị, Chi bợ cịn thường xun quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo Cơng đồn, Đồn Thanh niên, Hội Chữ thập đỏ của Bệnh viện, đổi mới phương pháp hoạt động và cách thức vận đợng quần chúng, đợng viên đồn viên, hội viên thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị được giao; tích cực tham gia các phong trào thi đua yêu nước, phong trào “Đền ơn đáp nghĩa”, hoạt động xã hội từ thiện… 3 năm qua, các đồn thể, hợi của bệnh viện đã phối hợp với các mạnh thường quân, các đơn vị, bệnh viện (Đồn kinh tế - quốc phịng 778 (Quân khu 7), Bệnh viện Hùng Vương,
Bệnh viện Tâm thần…) khám bệnh và phát thuốc miễn phí cho 7.101 lượt người, tặng 6.744 phần q cho các hợ gia đình có hồn cảnh khó khăn trên địa bàn bệnh viện trú đóng, vùng biên giới. Trao tặng 4 nhà tình thương cho đồng bào nghèo ở xã Phú Văn và xã Phú Nghĩa huyện Bù Gia Mập, tỉnh Bình Phước trị giá 60 triệu đồng/căn; chăm lo thêm 7.576 suất ăn, 7.634 phần quà, như rau củ quả, sữa, dầu ăn, 28 tấn gạo để tăng khẩu phần ăn hàng ngày của bệnh nhân trong quá trình điều trị; tổ chức bữa cơm từ thiện để giúp đỡ bệnh nhân có hồn cảnh khó khăn trong thời gian điều trị...
Đồng thời, Chi bộ cũng chú trọng lãnh đạo chính quyền và các đồn thể quan tâm chăm sóc đời sống vật chất, tinh thần của y, bác sĩ, công nhân, viên chức, người lao động của bệnh viện như giải quyết đầy đủ các chế độ, tổ chức những đợt sinh hoạt văn thể mỹ, tham quan dã ngoại, nhằm thắt chặt hơn nữa tình đồn kết, tạo niềm tin và sự phấn khởi cho cán bợ, viên chức hồn hành tốt nhiệm vụ.
Bên cạnh việc chăm sóc về y tế, sức khỏe, Bệnh viện còn chú trọng chăm lo cả về tinh thần cho bệnh nhân. Hàng tuần, Bệnh viện tổ chức các hoạt động vui chơi cho bệnh nhân như: giao lưu văn nghệ vào tối thứ sáu, tổ chức hội thao cầu lơng, đá cầu, các trị chơi dân gian… qua đó đợng viên bệnh nhân an tâm điều trị để sớm được hịa nhập cợng đồng. Vào dịp kỷ niệm các ngày lễ lớn như Cách mạng tháng Tám, Quốc khánh 2-9, ngày Phụ nữ
Việt Nam…, Phịng Cơng tác xã hợi phối hợp với các khoa điều trị tổ chức thi “Rung chng vàng” tìm hiểu các sự kiện lịch sử gắn với chủ đề ngày lễ được kỷ niệm, thi hát karaoke với chủ đề về quê hương, đất nước, về mẹ…, tạo sân chơi lành mạnh cho bệnh nhân. Bệnh viện còn tổ chức lớp tập huấn “Những kỹ năng cơ bản cho nhóm bệnh nhân đồng đẳng” với các nợi dung như: tiếp cận cộng đồng; tư vấn cho bệnh nhân về các quyền lợi và nghĩa vụ của bệnh nhân điều trị tại bệnh viện; động viên, an ủi và giúp đỡ bệnh nhân yếu cùng cảnh ngộ; động viên các bệnh nhân tuân thủ điều trị và thực hiện tốt nợi quy của bệnh viện; tích cực tun truyền phòng, chống HIV/AIDS; nâng cao kiến thức về phòng chống HIV/ AIDS, tâm lý trị liệu. Giảm thiểu lây lan cho cộng đồng, không kỳ thị phân biệt đối xử đối với người nhiễm HIV/AIDS; nâng cao nhận thức kỹ năng sinh hoạt nhóm, cách ứng xử, hành vi sức khỏe và chất lượng cuộc sống cho bệnh nhân để họ sống tốt, sống khỏe hơn…
Chính những hoạt đợng vui tươi, bổ ích, những tình cảm tốt đẹp, sự chăm sóc tận tình, chu đáo của đợi ngũ y, bác sĩ, điều dưỡng, nhân viên Bệnh viện mà nhiều người bệnh đã có cùng chia sẻ: Xã hợi vẫn còn nhiều người kỳ thị người mắc “H” (HIV/ AIDS), vì vậy, nhiều người xem đây là ngơi nhà thứ hai của mình, ở lại bệnh viện vui hơn, được trò chuyện với nhiều người cùng cảnh ngợ và có thể giúp các y, bác sĩ chăm sóc những người bệnh nặng hơn...
Bác sĩ Phan Thanh Vũ, Bí thư Chi bợ, Phó Giám đốc Bệnh viện Nhân Ái, chia sẻ: “Do Bệnh viện là cơ sở y tế đặc thù, nên nhiều năm liền việc giữ chân đội ngũ cán bợ, cơng nhân viên là vấn đề khó khăn. Vì vậy, Bệnh viện xác định lấy tình thương làm mục tiêu để mọi người cùng hướng tới. Phần lớn nguồn nhân lực được lấy từ nguồn có sẵn rồi đưa đi đào tạo, cũng nhiều năm liền Bệnh viện không thu hút được đội ngũ y, bác sĩ, đặc biệt là bác sĩ có trình đợ chun mơn cao. Điều đáng mừng là cán bộ, công nhân viên hiện rất đồng lịng gắn bó với Bệnh viện, chia sẻ với bệnh nhân. Sợi dây gắn kết chặt nhất vẫn là ý chí, nghị lực và tấm lịng nhân ái, u thương con người của đội ngũ y, bác sĩ, điều dưỡng, cán bợ, cơng nhân viên nơi đây…”. Đó cũng là điều mà nữ tu Lê Thị Xồi, 70 tuổi, gắn bó với Bệnh viện Nhân Ái từ những ngày đầu thành lập, đúc kết: “Chỉ có tấm lịng nhân ái, sự hi sinh thầm lặng mới có thể giữ chân và làm động lực để y, bác sĩ, điều dưỡng và nhân viên ở lại bệnh viện này…”.
Bệnh viện được tặng thưởng nhiều danh hiệu cao quý: Huân chương Lao động hạng Ba năm 2010, Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ 2007, nhiều Bằng khen của Bợ Y tế và UBND thành phố, Giấy khen của Giám đốc Sở Y tế, được tuyên dương Tập thể Lao động xuất sắc liên tục từ năm 2007 đến nay… r
Trong q trình vận đợng và lãnh đạo cách mạng, lãnh tụ Hồ Chí Minh và Đảng Cợng sản Việt Nam ln quan tâm vấn đề xây dựng tư cách, đạo đức của người cách mạng, của cán bộ, đảng viên. Nội dung xây dựng Đảng về tư tưởng bao gồm cả nội dung xây dựng về đạo đức.
Trong tác phẩm Đường cách mệnh
xuất bản năm 1927, Hồ Chí Minh nêu ra 23 tư cách của người cách mạng mà cho đến nay những điều đó vẫn đúng, vẫn cần thiết. Tác phẩm này là tập hợp những bài giảng của Người cho lớp đào tạo cán bộ tại Quảng Châu (Trung Quốc). Cho đến trước khi đi xa, qua bản Di chúc, Người vẫn dặn dò Đảng ta, cán bộ và đảng viên ta: “Phải thật sự thấm nhuần đạo đức cách mạng, thật sự cần kiệm liêm chính, chí cơng vơ tư. Phải giữ gìn Đảng ta thật trong sạch, phải xứng đáng là người lãnh đạo, là người đầy tớ thật trung thành của nhân dân”. Trong di sản tinh thần vô giá của Người để lại có tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức, đó là những đóng góp to lớn về lý luận cũng như thực tiễn của việc rèn luyện và tu dưỡng về đạo đức. Bản thân Người là một tấm gương ngời sáng như đồng chí Phạm Văn Đồng viết trong tác phẩm Hồ Chí Minh quá khứ, hiện tại và tương lai:
“Cống hiến của Hồ Chí Minh về triết học là đã nêu cao vai trò của đạo đức… Hồ Chí
Minh vừa là nhà đạo đức học vừa là biểu tượng tồn vẹn của đạo đức cách mạng”.
Có thể nói thêm Hồ Chí Minh đã sáng suốt phát hiện rất sớm những biểu hiện của chủ nghĩa cá nhân và bệnh tật của đảng cầm quyền, đấu tranh loại trừ chúng không khoan nhượng, trong tác phẩm Sửa đổi lối làm việc
viết tháng 10-1947, Người phê phán: “Bệnh chủ quan, bệnh ích kỷ, bệnh hẹp hịi… mỗi chứng bệnh là một kẻ địch. Mỗi kẻ địch bên trong là một bạn đồng minh của kẻ địch bên ngồi. Địch bên ngồi khơng đáng sợ, địch bên trong đáng sợ hơn, vì nó phá hoại từ trong phá ra. Vì vậy ta phải ra sức đề phịng những kẻ địch đó, phải chữa hết những chứng bệnh đó”. Dịp kỷ niệm 39 năm thành lập Đảng (3-2-1930 – 3-2-1969), Người viết trên Báo Nhân dân: “Cịn có mợt số ít cán bợ, đảng viên mà đạo đức, phẩm chất còn thấp kém. Họ mang nặng chủ nghĩa cá nhân, việc gì cũng nghĩ đến lợi ích riêng của mình trước hết, họ khơng lo “mình vì mọi người” mà chỉ muốn “mọi người vì mình”… Do cá nhân chủ nghĩa mà phạm nhiều sai lầm… Phải kiên quyết quét sạch chủ nghĩa cá nhân, nâng cao đạo đức cách mạng”.
Những điều vừa nói trên là cơ sở bổ ích để qn triệt Nghị quyết Đại hợi XII của Đảng. Báo cáo chính trị tại Đại hội nêu lên một nội dung mới trong mục tiêu