SUẤT CHUYỂN BÙN CÁT DỌC BỜ THỰC TẾ

Một phần của tài liệu HÌNH THÁI BỜ BIỂN - CHƯƠNG 4 doc (Trang 32 - 33)

Các công thức tính toán vận chuyển bùn cát dọc bờ giới thiệu ở trên mới chỉ tính toán

kh năng vn chuyn bùn cát của dòng chảy dọc bờ chứ không phải là lượng bùn cát

thc tế được vận chuyển theo hướng dọc bờ. Giả sử lượng bùn cát có trên bãi biển và vùng ven bờ là không hạn chế thì lượng bùn cát vận chuyển dọc bờ thực tế sẽ chính là khả năng vận chuyển bùn cát dọc bờ tính toán. Nhưng nếu bờ biển này có cấu tạo hoàn toàn là đá, không có bùn cát thì lượng bùn cát thực tế vận chuyển dọc bờ sẽ bằng 0. Ở đây, khi tính toán lượng bùn cát vận chuyển dọc bờ theo các công thức đã nêu ở trên thì cần phải phân biệt rõ ràng giữa khả năng vận chuyển bùn cát dọc bờ - thường là kết quả

tính toán theo công thức với lượng bùn cát thực tếđược vận chuyển dọc bờ.

Lượng bùn cát vận chuyển dọc bờ thực tế được xác định bằng cách tính toán cân bằng bùn cát giữa lượng bùn cát vào, lượng bùn cát ra, nguồn bùn cát bổ sung (source) và lượng bùn cát mất đi (sink). Tính toán này được gọi là tính toán cân bằng bùn cát.

“Sources” được xem là các nguồn cung cấp cát cho bờ biển từ sông, hoặc từ các đụn cát, bờ biển dốc đang bị xói lở, đi kèm với hiện tượng suy thoái của đường bờ biển. Các điểm gây mất bùn cát (sink) thường là các điểm lấy bùn cát ra khỏi "hệ thống bờ biển" , như các vực biển, các lạch triều, các điểm khai thác cát có quy mô lớn ven biển. Gió, thổi từ biển vào đất liền cũng là tác nhân gây mất bùn cát ra khỏi hệ thống bờ biển. Các hoạt động của con người ở ven biển cũng là một tác nhân quan trọng làm mất bùn cát, ví dụ như nạo vét cát ở các lạch triều, luồng tàu, khai thác cát ven biển để xây dựng công trình, khai thác khoáng sản...vv.

Để minh họa cho các khái niệm trên, một ví dụ đơn giản về khả năng vận chuyển bùn cát và lượng bùn cát vận chuyển thực tế sẽ được xem xét, trong đó xét tới sự tương tác của sóng, và thể tích bùn cát hiện có trên bãi biển. Xét quá trình vận chuyển

bùn cát dọc bờ tại một đoạn bờ biển cát, nằm trong thể tích khống chế bùn cát như hình (4-16). Bùn cát được đưa tới "thể tích khống chế" với tốc độ vận chuyển bùn cát thực tế, lượng bùn cát ra khỏi thể tích khống chế là hàm của lượng bùn cát hiện có với tương tác giữa sóng và bùn cát tại đoạn bờ biển, theo lý thuyết có thể đạt tới tốc độ vận chuyển bùn cát tiềm năng. Nếu lượng bùn cát đi ra khỏi thể tích khống chế lớn hơn lượng bùn cát đi vào, hiện tượng xói lở bờ biển sẽ xuất hiện tại đoạn bờ biển này dẫn tới sự suy thoái đường bờ. Sự suy giảm lượng bùn cát trên bãi biển và ở bãi trước, đồng nghĩa với việc lượng bùn cát có ở bãi biển, trực tiếp tham gia vào quá trình tương tác giữa sóng và bùn cát sẽ ít đi. Điều này sẽ làm giảm lượng bùn cát thực tế đi ra khỏi đoạn bờ biển nghiên cứu. Xét trong một thời đoạn dài, kích thước bãi biển và khối lượng cát sẽ điều chỉnh tới trạng thái gần như cân bằng với các sóng tới theo mùa và suất chuyển bùn cát đến (thực tế) sao cho lượng bùn cát đi vào sẽ cân bằng với lượng bùn cát đi ra khỏi thể tích khống chế.

Hình 4-16 "Thể tích khống chế" bùn cát ở vùng

Một phần của tài liệu HÌNH THÁI BỜ BIỂN - CHƯƠNG 4 doc (Trang 32 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(46 trang)