Khả năng thanh toán lãi vay

Một phần của tài liệu luận văn phân tích hiệu quả hoạt động tại công ty cổ phần kim khí miền trung (Trang 39 - 42)

II. Phân tích hiệu quả hoạt động của công ty cổ phần Kim Khí Miền Trung

11. Khả năng thanh toán lãi vay

(11) = [(5) + (4)]/(4) 2.68 2.66 3.47

12. ROE 14.59% 18.22% 6.72%

2.2.1. Ảnh hưởng của hiệu quả kinh doanh

Từ bảng phân tích ta thấy hiệu quả kinh doanh ảnh hưởng mạnh mẽ đến hiệu quả tài chính. Hiệu quả kinh doanh có xu hướng tăng trong năm 2008 thể hiện qua sự tăng trưởng của chỉ tiêu ROA và RE. Điều này đã tác động tích cực làm tăng tỉ suất sinh lời của vốn chủ sở hữu trong năm này. Khi hiệu quả kinh doanh giảm mạnh vào năm 2009, do ROA và RE đều giảm, tỉ suất sinh lời của vốn chủ cũng giảm theo.

Hiệu quả kinh doanh là nguồn gốc chủ yếu tạo nên hiệu quả tài chính của doanh nghiệp nên để tăng hiệu quả tài chính trong những năm tới doanh nghiệp nên có biện pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh hơn nữa.

2.2.2. Ảnh hưởng của khả năng tự chủ về tài chính

Thông thường, ứng với hiệu quả kinh doanh cho trước, nếu tỉ suất tự tài trợ càng lớn thì hiệu quả tài chính của doanh nghiệp sẽ càng nhỏ. Tuy nhiên, bảng phân tích trên cho thấy tỉ suất tự tài trợ của doanh nghiệp tăng dần qua các năm nhưng tỉ suất sinh lời vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp thì tăng giảm không ổn định. Năm 2007, tỉ suất tự tài trợ của doanh nghiệp là 36.13%, nghĩa là trong 100 đồng tài sản thì có 36.13 đồng được tài trợ từ nguồn vốn chủ sở hữu và tỉ suất sinh lời của tài sản là 8.42%.

Năm 2008, tỉ suất tự tài trợ là 46.93% , tăng gần 30% so với năm ngoái. Điều này đáng lẽ khiến hiệu quả tài chính giảm đi, nhưng thực tế, hiệu quả tài chính đã tăng mạnh.

Năm 2009 cho thấy sự yếu kém trong việc sử dụng các nguồn vốn của doanh nghiệp, được thể hiện bởi sự giảm sút mạnh mẽ của chỉ tiêu tỉ suất sinh lời vốn chủ sở hữu. Nguyên nhân là do tỉ suất tự tài trợ tiếp tục tăng cao (tăng thêm 9.45%).

Sự tăng trưởng đều đặn của tỉ suất tự tài trợ thể hiện một tình hình tài chính lành mạnh, công ty có tính độc lập cao về mặt tài chính và ít bị sức ép từ bên ngoài. Do đó công ty có thể tạo được một hình ảnh tốt đẹp với các tổ chức tín dụng cũng như các nhà đầu tư.

Đòn bẩy tài chính được định nghĩa là tỉ lệ nợ phải trả trên nguốn vốn chủ sở hữu. Nếu hệ số đòn bẩy tài chính càng cao thì hiệu quả tài chính của doanh nghiệp sẽ tăng lên. Tuy nhiên, điều này là không phải lúc nào cũng đúng. Bảng phân tích trên cho thấy, đòn bẩy tài chính giảm dần qua ba năm nhưng tỉ suất sinh lời vốn chủ lại tăng giảm không ổn định.

Năm 2008, đòn bẩy tài chính giảm khá mạnh so với năm trước, giảm với tốc độ 36%. Nhưng điều này không ảnh hưởng tiêu cực đến tỉ suất sinh lời của vốn chủ, bởi hiệu quả kinh doanh năm này tăng vượt trội khiến hiệu quả tài chính cũng tăng cao.

Năm 2009, đòn bẩy tài chính tiếp tục giảm, với tốc độ giảm là 16.47% khiến tỉ suất sinh lời của vốn chủ cũng giảm theo.

Như vậy, qua ba năm, đòn bẩy tài chính ngày càng giảm và có tác động tiêu cực đến hiệu quả tài chính của công ty. Tuy nhiên, đòn bẩy vẫn lớn hơn lãi suất vay của công ty, công ty nên vay thêm để kinh doanh nếu có nhu cầu mở rộng kinh doanh mà vẫn giữ được hiệu quả kinh doanh như cũ.

2.2.4 Ảnh hưởng của khả năng thanh toán lãi vay

Năm 2007, khả năng thanh toán lãi vay đạt 2.68 nghĩa là cứ 1 đồng lãi vay sẽ được đảm bảo bằng 2.68 đồng lợi nhuận trước thuế và lãi vay. Chỉ tiêu này lớn hơn 1 tức là doanh nghiệp đã sử dụng hiệu quả nguồn vốn vay. Lợi nhuận tạo ra không chỉ dùng để trả nợ vay mà còn tạo một phần tích lũy cho doanh nghiệp.

Năm 2008, khả năng thanh toán lãi vay gần như không thay đổi, trong khi hiệu quả tài chính tăng cao.

Năm 2009, khả năng thanh toán lãi vay của doanh nghiệp tăng cao, 1 đồng lãi vay sẽ được đảm bảo bằng 3.47 đồng lợi nhuận trước thuế và lãi vay, tăng 0.81 đồng so với năm ngoái. Như vậy, doanh nghiệp đã sử dụng nguồn vốn vay hiệu quả hơn. Tuy nhiên, điều này không ảnh hưởng tích cực đến tỉ suât sinh lời vốn vay của doanh nghiệp bởi tỉ suất sinh lời vốn chủ năm nay giảm mạnh.

Như vậy, khả năng thanh toán lãi vay gần như không ảnh hưởng đến tỉ suất sinh lời của vốn chủ qua ba năm phân tích.

Bảng 2.26 : Tỉ suất sinh lời vốn chủ sở hữu của CEVILMETAL và các công ty cùng ngành.

Năm Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 TB

CEVIMETAL 14.59% 18.22% 6.72% 13.18%

SMC 29.72% 30.89% 25.75% 28.79%

HLA 16.59% -7.85% 25.89% 11.54%

Khả năng sinh lời vốn chủ sở hữu bình quân của công ty cao hơn HLA nhưng thấp hơn SMC. Điều này khiến ta nghĩ khả năng sinh lời vốn chủ sở hữu của công ty cũng ở mức tương đối, nhưng không phải vậy. Xét riêng tại thời điểm năm 2009, ROE của công ty là quá thấp so với hai công ty cùng ngành, cho thấy công tác quản lý vốn chủ sở hữu của công ty còn nhiều hạn chế. Điều này gây nên nhiều bất lợi cho công ty. Trong những năm đến công ty cần tìm cách gia tăng chỉ tiêu này vì nó là chỉ tiêu cơ bản để các nhà đầu tư làm cơ sở quyết định nên đầu tư vào cổ phiếu của công ty nào.

Tổng hợp lại, ta thấy hiệu quả tài chính của doanh nghiệp trong ba năm có nhiều biến thiên, và hiện đang giảm sút, nguyên nhân chính là do sự tăng giảm đột ngột hiệu quả kinh doanh. Năm 2008, với việc đẩy mạnh hiệu quả hoạt động kinh doanh, tỉ suất sinh lời vốn chủ sở hữu đã tăng. Năm 2009, tỉ suất sinh lời vốn chủ sở hữu giảm mạnh do sự sụt giảm đột ngột của hiệu quả hoạt động kinh doanh, ngoài ra sự xuống thấp

của đòn bẩy tài chính và sự tăng lên của khả năng tự tài trợ cũng ảnh hưởng tiêu cực đến hiệu quả tài chính trong năm này.

Như vậy, trong tương lai, công ty nên tăng cường hiệu quả hoạt động kinh doanh kết hợp với sử dụng hợp lý đòn cân nợ để đẩy mạnh hiệu quả tài chính của mình. Bởi lẽ, điều đó không chỉ làm tăng giá trị doanh nghiệp mà còn tạo tiền đề để tích lũy vốn cho phát triển kinh doanh.

Kết luận :

Qua thực trạng phân tích hiệu quả hoạt động tại công ty Cổ Phần Kim Khí Miền Trung, ta thấy hiệu quả hoạt động tại công ty thay đổi khó dự đoán, tăng mạnh vào năm 2008, nhưng hiện đang có xu hướng giảm. Hiệu quả kinh doanh cá biệt và hiệu quả kinh doanh tổng hợp năm 2009 đều thấp hơn các năm trước. Hiệu quả tài chính cũng không có biến chuyển tốt và khả năng sinh lời của đồng vốn chủ sở hữu thì đang giảm mạnh. Nếu so với các công ty trong ngành, hiệu quả kinh doanh cá biệt của công ty ở mức tương đối, còn hiệu quả kinh doanh tổng hợp cũng như hiệu quả tài chính đang ở mức rất thấp. Điều này dẫn đến nhiều khó khăn cho công ty, bởi khả năng sinh lời thường được các cổ đông quan tâm hơn hiệu suất sử dụng tài sản. Trong những năm đến công ty cần có biện pháp tăng tỉ suất lợi nhuận trên doanh thu và tăng tỉ suất sinh lời của tài sản nhằm tăng khả năng sinh lời, đồng thời tận dụng hiệu ứng đòn bẩy tài chính để gia tăng khả năng sinh lời của vốn chủ sở hữu.

Việc đánh giá hiệu quả hoạt động của công ty cổ phần Kim Khí Miền Trung chỉ mới dựa trên việc phân tích những chỉ tiêu truyền thống, do đó nó chưa phản ánh xác đáng về hiệu quả hoạt động thực sự của công ty.

Phần sau sẽ chỉ rõ những ưu khuyết trong công tác hoạt động của công ty. Đồng thời, phần này cung cấp một số giải pháp nhằm tăng cường hiệu suất sử dụng tài sản và khả năng sinh lời từ đó tăng hiệu quả hoạt động của công ty.

PHẦN III

Một phần của tài liệu luận văn phân tích hiệu quả hoạt động tại công ty cổ phần kim khí miền trung (Trang 39 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)