Phân tích hiệu suất sử dụng vốn lưu động

Một phần của tài liệu luận văn phân tích hiệu quả hoạt động tại công ty cổ phần kim khí miền trung (Trang 26 - 30)

II. Phân tích hiệu quả hoạt động của công ty cổ phần Kim Khí Miền Trung

1. Phân tích hiệu quả kinh doanh của công ty

1.1.3. Phân tích hiệu suất sử dụng vốn lưu động

Số vòng quay vốn lưu động

Vốn lưu động là một chỉ số liên quan đến lượng tiền một doanh nghiệp cần để duy trì hoạt động thường xuyên. Đây chính là thước đo cho cả hiệu suất và sức mạnh tài chính ngắn hạn của doanh nghiệp. Khả năng quản lý vốn lưu động của doanh nghiệp càng tốt thì nhu cầu vay nợ càng giảm. Ngay cả khi doanh nghiệp có tiền nhàn rỗi thì việc quản lý vốn lưu động cũng rất cần thiết vì nó đảm bảo rằng lượng vốn nhàn rỗi này sẽ được đầu tư một cách hiệu quả nhất cho nhà đầu tư.

Công ty CP Kim Khí Miền Trung hoạt động trên lĩnh vực thương mại là chính. Đối với một doanh nghiệp thương mại, vốn lưu động luôn chiếm một tỷ trọng đáng kể trong tổng vốn kinh doanh và nó luôn luôn thay đổi hình thái biểu hiện trong quá trình thu mua, dự trữ và phân phối. Đối với doanh nghiệp thương mại, số vòng quay vốn lưu động thường cao hơn so với các doanh nghiệp sản xuất, bởi chức năng chính của doanh nghiệp thương mại là tổ chức lưu thông hàng hóa.

Bảng 2.5: Số vòng quay vốn lưu động giai đoạn 2007-2009 (ĐVT: triệu đồng)

Chỉ tiêu 2007 2008 2009 Mức2008/2007% Mức2009/2008%

1.Doanh thu thuần kd 1,187,104 1,371,899 926,599 184,795 15.57 -445.300 -32.46

2.Vlđ bình quân 170,045 161,763 168,213 -8,283 -4.87 6.451 3.99

3. Vvlđ (vòng)

(3) = (1)/(2) 6.98 8.48 5.51 1.50 21.48 -2.97 -35.05

4. Kvld (ngày/vòng)

(4) = 360/(3) 52 42 65 -10 -19.39 23 54.18

Bảng 2.6 : Ảnh hưởng của các nhân tố đến hiệu suất sử dụng vốn lưu động

Chỉ tiêu 2008/2007 2009/2008

1.Ảnh hưởng của doanh thu thuần kd 1.09 -2.75

2.Ảnh hưởng của vlđ bình quân 0.41 -0.22

3.Biến động số vòng quay vlđ (3) = (1) + (2) 1.50 -2.97

Từ bảng phân tích trên, ta có thể thấy được: số vòng quay vốn lưu động của doanh nghiệp biến thiên qua các năm. Cụ thể là số vòng quay vốn lưu động tăng mạnh vào năm 2008 nhưng lại giảm với tốc độ mạnh hơn vào năm 2009.

Năm 2008: số vòng quay vốn lưu động của doanh nghiệp là 8.48 vòng, mỗi vòng

là 42 ngày, tăng 1.5 vòng so với năm 2007, ứng với mức tăng 21.48%, khiến số ngày bình quân một vòng giảm 10 ngày.

Xét về sự ảnh hưởng cuả các nhân tố đến hiệu suất sử dụng vốn lưu động. Trong điều kiện giá trị bình quân của vốn lưu động không đổi thì những nỗ lực trong việc gia tăng doanh số khiến số vòng quay vốn lưu động tăng 1.09 vòng. Nguyên nhân của sự tăng trưởng về doanh thu có thể thấy rõ trong phần phân tích trước đây, doanh thu thuần năm 2008 tăng là bởi giá thép bán ra cao đột biến trong 6 tháng đầu năm, cùng với đó là sự tiến bộ trong công tác thúc đẩy kinh doanh và quản lý nhân sự.

Trong điều khiện, doanh thu thuần hoạt động kinh doanh không đổi, kết hợp với việc thực hiện tốt công cuộc quản lý vốn lưu động, số vòng quay vốn lưu động đã tăng 0.41 vòng. Năm 2008, giá trị vốn lưu động bình quân giảm 8,283 triệu đồng, ứng với

mức giảm là 4.87%. Giá trị vốn lưu động bình quân giảm chủ yếu do giá trị hàng tồn kho và giá trị các khoản phải thu giảm.

Với tình hình thị trường diễn ra trong năm 2007, công ty dự đoán giá thép và nhu cầu tiêu thụ thép năm 2008 sẽ còn tăng nữa. Vì vậy, Ban lãnh đạo Công ty đã ra quyết định dự trữ một lượng hàng tồn kho lớn, làm cho tổng tài sản của công ty ở thời điểm cuối năm 2007 đạt đến con số rất cao, là 242,937 triệu đồng, dẫn đến việc tổng tài sản bình quân năm này của công ty cũng khá cao. Sang năm 2008, đúng như dự đoán, nhu cầu sử dụng thép vẫn không ngừng tăng đã giúp Công ty giải quyết đi một lượng lớn thép đã dự trữ năm trước, khiến hàng tồn kho của công ty giảm mạnh.

Xét về khoản phải thu, đặc biệt là khoản phải thu khách hàng: đối với những khách hàng nước ngoài công ty sử dụng tín dụng thư trong mua bán (L/C), đối với khách hàng trong nước, công ty quy đinh lãi suất phạt trong trường hợp khách hàng chậm thanh toán, lãi suất phạt càng tăng nếu thời gian nợ càng dài, điều này đã thúc đẩy khách hàng thanh toán nhanh hơn. Đồng thời, công ty đã xây dựng những tiêu chuẩn quan trọng về uy tín tín dụng thông qua việc xem xét những lần trả nợ trước, đánh giá khả năng thanh toán của khách hàng thông qua báo cáo tài chính từ đó hình thành nên quy trình đánh giá khách hàng. Từ hồ sơ đánh giá này công ty có thể đưa ra các chính sách thanh toán phù hợp đối với từng khách hàng, hạn chế được tối đa những khách hàng có dấu hiệu cạnh tranh yếu, không hợp tác với khách hàng có dấu hiệu dây dưa nợ, xu hướng phát triển không vững chắc.

Sự giảm sút trong giá trị hàng tồn kho và khoản phải thu khiến vốn lưu động bình quân năm 2008 thấp hơn so với năm 2007.

Năm 2009: số vòng quay vốn lưu động sụt giảm đáng kể trong năm này, đạt đến

con số thấp nhất trong 3 năm là 5.51 vòng, mỗi vòng lên đến 65 ngày, giảm 2.97 vòng so với năm ngoái, ứng với mức giảm 35.05%, khiến số ngày bình quân một vòng quay tăng những 23 ngày.

Trong điều kiện vốn lưu động bình quân không đổi thì việc kinh doanh kém hiệu quả khiến hiệu suất vốn lưu động giảm 2.75 vòng. Trong cùng một mức doanh thu thuần, công tác quản lý vốn lưu động không được quan tâm đúng mức khiến số vòng quay vốn lưu động giảm 0.22 vòng. Qua đó, ta thấy được, sự sụt giảm đáng kể của việc luân chuyển vốn lưu động là do ảnh hưởng của cả hai nhân tố trên, trong đó sự hạ thấp của doanh số với những nguyên nhân đã nêu rõ trong những phần trước là nhân tố có sức ảnh hưởng lớn hơn nhiều.

Để hiểu rõ hơn về hiệu suất sử dụng vốn lưu động, ta đi vào phân tích vòng quay khoản phải thu và hàng tồn kho.

Số vòng quay khoản phải thu

Bảng 2.7: số vòng quay khoản phải thu giai đoạn 2007-2009

Đơn vị tính: triệu đồng

Chỉ tiêu 2007 2008 2009 2008/2007 2009/2008 Mức % Mức %

1. Doanh thu thuần

BH+thuế gtgt đầu ra 1,242,393 1,436560 971,421 194,166 15.63 -465,138 -32,38 2. Số dư bình quân

khoản phải thu 60,940 53,659 55,739 -7,281 -11.95 2,080 3.88 3. Vkpt (3) = (1)/(2) (vòng) 20.39 26.77 17.46 6.38 31.32 -9.34 -34.90 4. Kkpt (4) = 360/(3)

Dựa vào bảng phân tích thấy: số vòng quay nợ phải thu tăng mạnh vào năm 2008 tức là tốc độ thu hồi khoản phải thu càng nhanh và giảm với một tốc độ cao hơn vào năm 2009, tức là số ngày bình quân vốn bị khách hàng chiếm dụng tăng cho thấy công tác quản lí khoản phải thu của công ty ngày càng yếu kém đi. Cụ thể như sau:

Năm 2008: số dư bình quân các khoản phải thu năm này giảm 7,281 triệu đồng,

tương ứng với 11.95% so với năm 2007, doanh thu thuần và thuế giá trị gia tăng đầu ra tăng lên với tốc độ 15.63%, ứng với mức tăng là 194,166 triệu đồng làm cho số vòng quay khoản phải thu tăng 6.38 vòng, tức là tăng 31.32%, dẫn đến việc kỳ thu tiền bình quân giảm đi 23.85% còn 14 ngày. Như vậy, trong năm này, song song với việc doanh thu BH & CCDV tăng (với các nguyên nhân đã nói ở trên), doanh nghiệp đã có nhiều nỗ lực nhằm giảm khoản nợ phải thu để đảm bảo duy trì vốn cho các hoạt động kinh doanh cần thiết, làm cho số vòng quay nợ phải thu tăng lên đáng kể. Việc khoản phải thu giảm xuống trong khi doanh thu BH & CCDV tăng cao đã thể hiện được sự nỗ lực và cố gắng của ban lãnh đạo công ty trong việc quản lý khoản phải thu cũng như các nhân viên của công ty trong việc thực thi các chính sách tín dụng.

Năm 2009: không có chiều hướng tích cực như năm 2008, khoản phải thu bình

quân trong năm này tăng nhẹ 3.88%, ứng với mức tăng 2,080 triệu đồng. Bên cạnh đó, doanh thu BH & CCDV cùng với thuế giá trị gia tăng đầu ra giảm một mức đáng kể là 32.38% còn 971,421 triệu đồng, làm cho vòng quay khoản phải thu giảm mạnh còn 17.46 vòng, tức là đã giảm đi 34.90%, dẫn đến số ngày thu hồi vốn bình quân tăng hơn 53% và là 21 ngày. Việc doanh thu giảm mạnh trong khi số dư bình quân khoản phải thu tăng lên cho thấy các chính sách tín dụng áp dụng trong năm 2008 không còn phù hợp với năm 2009.

 Từ kết quả phân tích và dựa vào đồ thị ta nhận thấy qua 3 năm hoạt động thì

tốc độ luân chuyển khoản phải thu, cũng như hiệu suất sử dụng tài sản cố định, biến thiên không ổn định và đang có xu hướng giảm dần. Đây là dấu hiệu không tốt, thể hiện khả năng hoán chuyển thành tiền của khoản phải thu đang kém dần, lượng vốn bị ứ đọng, vốn của công ty đang bị khách hàng chiếm dụng, khiến uy tín của doanh nghiệp và niềm tin của nhà đầu tư cũng như người cho vay giảm đi. Điều này hết sức bất lợi đối với một công ty cổ phần trong việc huy động vốn mở rộng quy mô sản xuất.

Số vòng quay hàng tồn kho

Tốc độ lưu chuyển hàng tồn kho là công cụ hiệu quả để đánh giá hiệu quả quản lý vốn lưu động của doanh nghiệp. Tỉ lệ này cho ta biết tốc độ bán hàng của doanh nghiệp. Nếu hàng tồn kho nhiều mà doanh thu không tăng thì việc lưu giữ hàng tồn kho nhiều sẽ gây nhiều bất lợi cho doanh nghiệp. Nếu nhu cầu tiêu thụ nhiều thì hàng tồn kho nhiều sẽ làm cho quá trình sản xuất, lưu thông hiệu quả và nhanh hơn, đó là một thuận lợi so với đối thủ cạnh tranh.

Bảng 2.8: số vòng quay hàng tồn kho giai đoạn 2007-2009

Đơn vị tính: triệu đồng Chỉ tiêu 2007 2008 2009 2008/2007 2009/2008 Mức % Mức % 1. GVHB 1,133,677 1,285,269 887,157 151,592 13.37 -398,112 -30,97 2. Giá trị htk bquân 82,484 80,807.50 92,725 -1,677 -2.03 11,917.50 14.75 3. Vhtk (3) =(1)/(2) (vòng) 13.74 15.91 9.57 2.16 15.72 -6.34 -39.85 4. Khtk (4) = 360/(3) (ngày/vòng) 26.19 22.63 37.63 -3.56 -13.59 15 66.24

Từ bảng phân tích trên, ta thấy rằng, hiệu suất sử dụng hàng tồn kho (hay là số vòng quay hàng tồn kho) biến thiên không ổn định qua các năm. Năm 2008, vòng quay hàng tồn kho của công ty là 13.74 vòng, với mỗi vòng là 26.19 ngày. Sang năm 2008, số vòng quay hàng tồn kho tăng lên 2.16 vòng, đạt được con số 15.91 vòng, mỗi vòng là 22.63 ngày, ứng với mức giảm 13.59% so với số ngày bình quân một vòng quay của năm ngoái. Tuy nhiên, đến năm 2009, số vòng quay hàng tồn kho giảm xuống mức thấp nhất trong 3 năm, là 9.57 vòng, tức đã giảm đi 6.34 vòng hay 39.85%. Số ngày bình quân một vòng quay hàng tồn kho gần 38 ngày, tăng lên 15 ngày so với năm trước.

Năm 2008: sự tăng lên của giá vốn (151,592 triệu đồng) và sự giảm sút của giá trị

hàng tồn kho bình quân (1,677 triệu đồng) khiến số vòng quay hàng tồn kho tăng từ 13.74 vòng lên 15.91 vòng, ứng với mức tăng 15.72%. Kỳ dự trữ bình quân năm nay thấp nhất trong 3 năm là 23 ngày. Nguyên nhân chính khiến giá vốn tăng mạnh là do doanh thu trong năm nay có sự gia tăng đột biến, tức là hàng hóa, thành phẩm tiêu thụ nhiều hơn, kéo theo đó là sự gia tăng của giá vốn hàng bán. Thêm đó, năm 2008 này chứng kiến cuộc khủng hoảng kinh tế lớn nhất từ trước đến nay. Những tháng nửa đầu năm 2008, thị trường giá cả nguyên vật liệu và hàng hóa thế giới liên tục tăng và đạt mức kỷ lục vào tháng 6, kéo theo đó là giá thép cũng tăng cao chóng mặt. Doanh thu tăng cùng với giá đầu vào tăng khiến giá vốn hàng bán tăng.

Về phía hàng tồn kho, sang năm 2008, do công ty đã thực hiện tốt công tác nghiên cứu thị trường, nắm bắt nhanh nhu cầu thị trường cùng với chính sách bán hàng hợp lý, và đúng như dự đoán, nhu cầu sử dụng thép vẫn không ngừng tăng đã giúp Công ty giải quyết đi một lượng lớn thép đã dự trữ năm trước, khiến hàng tồn kho dự trữ của công ty giảm đi.

Năm 2009: cũng như các chỉ tiêu khác của hiệu quả kinh doanh cá biệt, vòng

quay hàng tồn kho năm nay giảm đột ngột đến 39.85% so với năm 2008 xuống còn 9.57 vòng, kì dự trự bình quân tăng đến 38 ngày ở mức cao nhất trong 3 năm, ứng với mức tăng 66.24%. Nguyên nhân gây nên sự sụt giảm này là doanh thu BH & CCDV trong năm nay có sự giảm sút đột biến, doanh thu thấp tức là hàng hóa, thành phẩm tiêu thụ kém đi hơn, kéo theo đó là sự giảm sút của giá vốn hàng bán và sự tồn đọng của hàng tồn kho sự trữ.

 Số vòng quay hàng tồn kho trong 1năm trở lại đây là khá thấp, ảnh hưởng

đến hiệu quả sử dụng VLĐ. Qua phân tích cho thấy, doanh nghiệp cần có biện pháp quản lý HTK hiệu quả hơn, cụ thể là cần cải thiện công tác dự báo nhu cầu thị trường từ đó xác đinh mức dự trữ hợp lí, tránh ứ đọng HTK, đồng thời đẩy mạnh tiêu thụ.

Để xem xét rõ hơn hiệu suất sử dụng vốn lưu động của công ty, ta so sánh chỉ tiêu này với các công ty cùng ngành.

Bảng 2.9: Số vòng quay vốn lưu động của CEVIMETAL và các công ty cùng ngành.

Năm Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 TB

CEVIMETAL 6.98 8.48 5.51 6.99

SMC 6.92 8.17 5.85 6.98

HLA 2.80 3.15 2.63 2.86

Bảng 1.9 cho thấy hiệu suất sử dụng VLĐ trung bình của công ty cao hơn so với giá trị bình quân của các công ty cùng ngành khác (cao vượt trội so với HLA). Tỷ số này tăng mạnh vào năm 2008 và giảm xuống trong năm 2009 là hoàn toàn phù hợp với sự thay đổi của các công ty trong ngành.

Như vậy, số vòng quay VLĐ của công ty qua ba năm là khá cao. Năm 2008 đánh dấu những chuyển biến tích cực trong hoạt động kinh doanh cũng như trong công tác quản lí VLĐ của công ty mặc cho sự ảnh hưởng mạnh mẽ từ cuộc suy thoái của nền kinh tế thế giới. Tuy nhiên, năm 2009 lại cho thấy một cách rõ rệt những hạn chế còn tồn tại trong hai công tác trên. Bằng chứng là hiệu suất sử dụng vốn lưu động tăng mạnh vào năm 2008 và đang có xu hướng giảm. Vì vậy, trong những năm tới công ty cần có những biện pháp cải thiện hoạt động kinh doanh và xem xét lại vấn đề quản lí VLĐ như hàng tồn kho, nợ phải thu để đẩy nhanh tốc độ luân chuyển VLĐ và tiết kiệm vốn.

Qua việc phân tích hiệu suất sử dụng tài sản tổng hợp và cá biệt, kết luận rằng nhìn chung hiệu suất sử dụng tài sản, hiệu suất sử dụng TSCĐ, hiệu suất sử dụng VLĐ của công ty trong giai đoạn 2007 - 2009 là khá cao so với các công ty cùng ngành. Hiệu quả kinh doanh cá biệt của công ty qua ba năm có nhiều biến động và hiện đang có xu hướng giảm.

Hiệu suất sử dụng tài sản cố định và hiệu suất sử dụng VLĐ tăng giảm không ổn định dẫn đến sự bất ổn định của hiệu suất sử dụng tổng tài sản. Trong thời gian tới công ty cần nỗ lực đẩy mạnh tốc độ lưu chuyển VLĐ, cụ thể là khoản phải thu và hàng tồn kho, cũng như tận dụng tối đa năng lực TSCĐ để tăng hiệu quả kinh doanh cá biệt từ đó tăng hiệu quả kinh doanh tổng hợp của toàn công ty.

Một phần của tài liệu luận văn phân tích hiệu quả hoạt động tại công ty cổ phần kim khí miền trung (Trang 26 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)